Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản

Đơn vị xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest (VPI) duy trì ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành do nguồn vốn vay sẽ tiếp tục được sử dụng để tài trợ cho các dự án.

FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.
FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.

FiinRatings vừa công bố kết quả cập nhật xếp hạng tín nhiệm đối với Công ty Cổ phần Văn Phú – Invest (VPI).

Theo đó, FiinRatings giữ nguyên mức xếp hạng của VPI ở mức BB+ (nhóm có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ở mức vừa phải) đồng thời điều chỉnh triển vọng xếp hạng từ mức ‘Không thuận lợi’ về mức ‘Ổn định’.

van-phu-invest-1786.jpg

Nguồn: FiinRatings

Đáng chú ý, bên cạnh một số yếu tố tích cực đến từ sự “ấm dần lên” của thị trường bất động sản, FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của VPI được đánh giá vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nguồn vốn vay sẽ tiếp tục được sử dụng để tài trợ cho các dự án dù mức đòn bẩy của VPI sẽ có thể được cải thiện nhẹ phần lớn nhờ vào kế hoạch chuyển đổi một khoản trái phiếu đáo hạn thành vốn chủ trong năm 2024.

Cụ thể, theo FiinRatings, tại thời điểm cuối Quý 1/2024, tổng nợ của VPI đạt 6.502,4 tỷ đồng, với tỷ lệ đòn bẩy tăng đạt mức 1,6 lần, cùng với tỷ lệ Nợ vay/EBITDA 8,0 lần.

Quảng cáo

Trong khi đó, tại thời điểm cuối năm 2023, tổng nợ của VPI đạt 5.358,5 tỷ đồng, tỷ lệ đòn bẩy là 1,4 lần, cùng với tỷ lệ Nợ vay/EBITDA là 4,6 lần.

Các tỷ lệ về đòn bẩy tài chính của VPI tại cuối Quý 1/2024 vẫn duy trì ở mức cao hơn đáng kể so với mức trung bình ngành với tỷ lệ đòn bẩy trung bình của ngành là khoảng 0,4 lần (cuối năm 2023: 0,4 lần) và tỷ lệ Nợ vay/EBITDA trung bình ngành được điều chỉnh là khoảng 4,9 lần (cuối năm 2023: 4,1 lần) (Số liệu trung bình ngành được ước tính dựa trên báo cáo tài chính Quý 1/2024 đã được công bố gần đây bởi 30 công ty bất động sản niêm yết).

Mặc dù nợ vay và các tỷ lệ đòn bẩy của VPI có xu hướng tăng trong Quý 1/2024, FiinRatings đánh giá mức đòn bẩy cao này sẽ chỉ duy trì tạm thời, và giảm vào cuối năm, dựa trên kế hoạch chuyển đổi khoản trái phiếu 690 tỷ đồng thành vốn chủ của VPI trong năm 2024.

Sau khi trừ đi các nghĩa vụ nợ đáo hạn trong năm 2024 cùng với việc chuyển đổi khoản trái phiếu kể trên, FiinRatings ước tính tỷ lệ đòn bẩy của VPI sẽ duy trì quanh mức 1,2 lần vào cuối năm 2024, với điều kiện không phát sinh thêm các khoản vay mới trong năm. Trong kịch bản dự phóng cơ sở cho giai đoạn 2024 – 2025.

FiinRatings ước tính VPI duy trì tỷ lệ đồn bẩy vào khoảng 1,2 – 1,3 lần, và tăng lên khoảng 1,5 – 1,6 lần trong kịch bản xấu khi VPI không thể tăng vốn chủ sở hữu mới và phải tiếp tục tăng nợ vay.

Về triển vọng doanh thu và lợi nhuận của VPI, FiinRatings đánh giá VPI có thể ghi nhận sự phục hồi về doanh thu trong giai đoạn 2024-2025 nhờ vào việc hiện đang triển khai và mở bán một số dự án tại các địa bàn vệ tinh có sự phục hồi về nhu cầu nhà ở như Bắc Giang, Bắc Ninh, và Hải Phòng, tuy nhiên, mức biên lợi nhuận của các dự án này dự kiến sẽ khiêm tốn hơn so với các năm trước do chi phí phát triển dự án cao hơn.

Dựa trên nhận định trên, FiinRatings ước tính tỷ lệ Doanh thu hợp đồng/Hàng tồn kho của VPI sẽ cải thiện quanh mức 20 – 35% trong giai đoạn năm 2024 – 2025 (số liệu quá khứ năm 2022: 11,0%; 2023: 14,4%).

Trong điều kiện không xảy ra những biến động lớn về kinh tế – chính trị, FiinRatings ước tính doanh thu của VPI trong giai đoạn 2024 – 2025, có kể đến cả nguồn thu đều đặn từ nhóm bất động sản thương mại kể trên, sẽ phục hồi so với năm 2023, và duy trì mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 20 – 30% hàng năm, đạt khoảng 2.200 – 2.400 tỷ đồng vào năm 2024 và 2.700 – 3.000 tỷ đồng vào năm 2025, với ước tính về biên lợi nhuận trước lãi, thuế, và khấu hao (‘EBITDA’) đạt khoảng 25 – 35% trong cùng giai đoạn.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ