Sân bay Liên Khương chính thức trở thành cảng hàng không quốc tế đầu tiên của khu vực Tây Nguyên

Ngày 23/6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dự Lễ công bố Quyết định chuyển Cảng hàng không Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng) thành Cảng hàng không quốc tế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sân bay Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế đầu tiên của khu vực Tây Nguyên
Sân bay Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế đầu tiên của khu vực Tây Nguyên

Với quyết định trên, Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế đầu tiên của khu vực Tây Nguyên, được xem như cú huých cực kỳ quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch vùng Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng.

Từ tháng 1/2017 đến nay, Cảng hàng không Liên Khương đã phục vụ hơn 1.700 chuyến bay không thường lệ (charter) từ Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc đến Đà Lạt của các Hãng hàng không Air Asia, Korean Air, Thai Vietjet, Vietjet Air.

Hiện tại, Cảng hàng không Liên Khương đón 6 chuyến bay quốc tế/ngày. Hãng hàng không Vietjet Air đang khai thác 2 đường bay từ Đà Lạt đi Incheon và Pusan (Hàn Quốc) với tần suất 6 chuyến bay/tuần.

Trong khi đó Jeju Air của Hàn Quốc là hãng hàng không nước ngoài duy nhất đang khai thác đường bay từ Hàn Quốc đến Đà Lạt với tần suất 14 chuyến/tuần.

Cảng hàng không Liên Khương được Chính phủ quy hoạch là một trong 14 cảng hàng không quốc tế và là một trong 30 cảng hàng không của Việt Nam đến năm 2030.

Ngày 17/5/2024, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, Liên Khương là cảng hàng không cấp 4E-cấp cao nhất ở Việt Nam hiện nay, công suất phục vụ 5 triệu hành khách và 20.000 tấn hàng hoá mỗi năm.

Tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến công suất của cảng hàng không sẽ được nâng lên 7 triệu hành khách và 30.000 tấn hàng hoá mỗi năm.

Thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không sẽ giữ nguyên nhà ga hành khách T1 công suất 2 triệu hành khách/năm, quy hoạch mới nhà ga hành khách T2 công suất khoảng 3 triệu hành khách/năm.

Đến năm 2050, sẽ mở rộng nhà ga hành khách T2 để tổng công suất toàn cảng đạt khoảng 7 triệu hành khách/năm, dự trữ đất phát triển khi có nhu cầu.

Cảng hàng không Liên Khương, cách TP. Đà Lạt khoảng 28 km, được khởi công xây dựng và hoạt động dưới sự quản lý của Pháp vào năm 1933, lấy tên là sân bay Liên Khàng.

Sau đó hơn 20 năm sau, Mỹ tiếp quản sân bay và cho sửa chữa, nâng cấp sân bay lần đầu, cùng với việc đổi tên thành sân bay Liên Khương.

Từ sau 30/4/1975 đến năm 1980, sân bay được Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản và điều hành.

Từ năm 1981-1985, cảng hàng không triển khai hoạt động phục vụ vận chuyển hành khách, đường bay TPHCM – Liên Khương với tần suất 1 chuyến/tuần bằng máy bay AK40.

Từ năm 1992, cảng hàng không triển khai họat động phục vụ vận chuyển hành khách trở lại, ngoài đường bay TPHCM – Liên Khương, thời kỳ này còn mở thêm Liên Khương - Huế và ngược lại, loại máy bay sử dụng là AK40 và sau này được thay thế bằng ATR.72.

Ngày 2/9/2003 khởi công dự án "Cải tạo mở rộng, nâng cấp đường HCC, đường lăn, sân đỗ máy bay - cảng hàng không Liên Khương" nhằm đảm bảo khai thác được các loại máy bay dân dụng tầm trung như A320, A321 và tương đương; đạt tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp 2.

Từ năm 2018, cảng hàng không đã khai thác đạt công suất thiết kế quanh mức 2 triệu hành khách/năm. Năm 2023 đã đạt công suất hơn 2,5 triệu hành khách và dự kiến năm 2024 sẽ đạt sản lượng tương tự hoặc vượt năm 2023.

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Đồng yên yếu giúp một ngành kinh tế trở thành "mỏ hái ngoại tệ" lớn thứ 2 cho Nhật Bản, chỉ sau xuất khẩu ô tô

Đồng yên yếu giúp một ngành kinh tế trở thành "mỏ hái ngoại tệ" lớn thứ 2 cho Nhật Bản, chỉ sau xuất khẩu ô tô

Chi tiêu khách quốc tế tại Nhật Bản vượt xa giá trị xuất khẩu của linh kiện điện tử và thép, phần lớn được thúc đẩy bởi đồng yên yếu.

Đồng yên Nhật tiếp tục đà rớt giá, chạm mức thấp nhất trong gần 40 năm so với USD Đồng Yên vẫn hạ giá sâu bất chấp tuyên bố sẵn sàng can thiệp của giới chức quản lý
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề nghị doanh nghiệp Trung Quốc tham gia các dự án đường sắt lớn tại Việt Nam

Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, hợp tác phát triển, cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật trong các lĩnh vực, đặc biệt là đường sắt.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối 2 sân bay lớn nhất cả nước Thành lập Tổ công tác triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Giá dầu tăng, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa

Giá dầu tăng, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/6, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hoá. Trong đó, nhóm nguyên liệu công nghiệp biến động rất mạnh. Nhóm năng lượng và nông sản phần lớn tăng giá, hỗ trợ chỉ số MXV-Index chốt phiên tăng nhẹ 0,21% lên 2.283 điểm.

Các ngân hàng "chiếm sóng" thị trường TPDN trong tháng 5 Khơi thông nguồn lực đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản
Các ngân hàng “chiếm sóng” thị trường TPDN tháng 5/2024

Các ngân hàng "chiếm sóng" thị trường TPDN trong tháng 5

Theo FiinRatings, trong tháng 5/2024 các ngân hàng là nhóm ngành phát hành trái phiếu lớn nhất với 16,5 nghìn tỷ đồng, áp đảo hẳn lĩnh vực đứng thứ 2 là bất động sản với 6,2 nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng Wells Fargo cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng với diễn biến giá vàng Ngân hàng Anh giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 16 năm dù lạm phát đã đạt mục tiêu
Để khiến Mỹ và châu Âu phải lo sợ trước “cơn lũ” xe điện giá rẻ, Trung Quốc đã chi bao nhiêu để xây dựng ngành công nghiệp này?

Để khiến Mỹ và châu Âu phải lo sợ trước “cơn lũ” xe điện giá rẻ, Trung Quốc đã chi bao nhiêu để xây dựng ngành công nghiệp này?

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Mỹ, Trung Quốc đã chi 230,8 tỷ USD trong hơn một thập kỷ để phát triển ngành công nghiệp ô tô điện.

Áp thuế 100% xe điện Trung Quốc để bảo vệ sản xuất nội địa, Mỹ có thể khiến hàng triệu người muốn trở về với xe xăng: Vì đâu nên nỗi? Trung Quốc bắt đầu trả đũa việc EU đánh thuế xe điện, thịt lợn là nạn nhân đầu tiên
Áp thuế 100% xe điện Trung Quốc để bảo vệ sản xuất nội địa, Mỹ có thể khiến hàng triệu người muốn trở về với xe xăng: Vì đâu nên nỗi?

Áp thuế 100% xe điện Trung Quốc để bảo vệ sản xuất nội địa, Mỹ có thể khiến hàng triệu người muốn trở về với xe xăng: Vì đâu nên nỗi?

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn tăng cường áp dụng xe điện. Nhưng mức thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc có thể làm giảm sức cạnh tranh và tăng chi phí.

Chưa đầy 1 tháng Mỹ áp thuế 100% lên xe điện Trung Quốc, EU chuẩn bị áp thuế bổ sung lên tới 25%, mặc Đức, Thuỵ Điển, Hungary phản đối Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài khi áp thuế suất tối thiểu toàn cầu
18 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á

18 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á

Tạp chí Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á - The Southeast Asia 500 năm 2024, trong đó có 18 ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được xếp hạng cao nhất trong 18 ngân hàng này.

Quan điểm của các ngân hàng trung ương nước giàu nhất thế giới về vàng Các ngân hàng sẽ cần 283 nghìn tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2 trong ba năm tới
Tp.HCM sắp có 12 trung tâm thương mại dưới lòng đất

Tp.HCM sắp có 12 trung tâm thương mại dưới lòng đất

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Tp.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 được UBND TP.HCM trình HĐND Tp.HCM mới đây xác định 12 khu vực trung tâm thương mại ngầm dưới lòng đất mà thành phố có thể phát triển.

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt top 15 thành phố tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh với các đối tác chính đến từ châu Á-Thái Bình Dương
Ảnh minh hoạ

Giá liên tục phá đỉnh, “vàng đen” của Việt Nam trở thành mặt hàng hot được nhiều nước săn lùng, dễ dàng cán đích xuất khẩu 1 tỷ USD

Cung không đủ cầu, tồn kho ở mức thấp khiến giá bán mặt hàng này tăng vọt lên đắt đó nhất thế giới.

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt top 15 thành phố tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu. (Ảnh: Int)

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt top 15 thành phố tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu

Theo đánh giá của Savills Research, Việt Nam có hai thành phố lọt vào top 15 Trung tâm tăng trưởng hàng đầu, với hàng loạt các chỉ tiêu về gia tăng thu nhập, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư của nước ngoài mạnh mẽ vào Việt Nam trong thời gian gần đây....

Chuyên gia: Xét tất cả các tiêu chí, Việt Nam là một nền kinh tế thị trường 5 tháng, thu ngân sách nhà nước tăng gần 15%, kinh tế đang phục hồi tích cực
Cụm cảng Cái Mép lọt top 7 cảng container hiệu quả nhất thế giới

Cụm cảng Cái Mép lọt top 7 cảng container hiệu quả nhất thế giới

Cụm cảng Cái Mép (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) vừa được xếp hạng thứ 7 nhóm cảng container hiệu quả nhất thế giới do Ngân hàng Thế giới World Bank và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence công bố theo Chỉ số CPPI.

Lộ diện nhà đầu tư đề xuất làm cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ 6 tỉ USD Dragon Capital bán tiếp 2,5 triệu cổ phiếu HSG, Gemadept hoàn tất thoái vốn tại Cảng Nam Hải