Sản lượng vượt Mỹ, Việt Nam sở hữu kho "vàng xám" đang được các quốc gia mạnh tay săn lùng, thu về hàng tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Việt Nam hiện đang xếp thứ 3 thế giới ở ngành hàng này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam trong tháng 10 đạt hơn 2,66 triệu tấn, thu về hơn 110 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với tháng 9/2023. Lũy kế trong 10 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu hơn 26 triệu tấn clinker và xi măng, thu về hơn 1,12 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% về sản lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Clinker và xi măng là một trong những "kho báu tỷ đô" của Việt Nam. Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, công suất sản lượng xi măng của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới. Trung Quốc là quốc gia có công suất sản xuất xi măng lớn nhất thế giới. 5 quốc gia có quy mô sản lượng xi măng lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

c8-6444.png

Trong 10 tháng đầu năm nay, các quốc gia châu Á là những thị trường lớn nhất của “vàng xám” Việt Nam, đồng thời ghi nhận xuất khẩu tăng vọt.

Dẫn đầu là Phillipines, tính đến hết tháng 10, quốc gia này đã nhập khẩu 6,9 triệu tấn clinker và xi măng của Việt Nam, thu về hơn 308 triệu USD, tăng nhẹ 5% về lượng và giảm gần 1% so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 44 USD/tấn, tương đương với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo
c9-215.png

Bangladesh xếp thứ 2 với 4,9 triệu tấn tính đến tháng 10, trị giá đạt hơn 184 triệu USD, tăng mạnh 75% về lượng và tăng 61% về trị giá so với cùng kỳ năm trước với giá xuất khẩu bình quân là 37 USD/tấn, tương đương với năm trước.

Malaysia xếp thứ 3 với hơn 1,4 triệu tấn, trị giá thu về hơn 57 triệu USD, tăng mạnh 81% về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 40 USD/tấn.

Thị trường bất động sản trầm lắng đang tác động trực tiếp đến hệ sinh thái toàn ngành, khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng như xi măng gặp khó.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, ngoài khó khăn do nhu cầu thị trường giảm thì ngành xi măng đang đối mặt với khó khăn về giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10% kể từ 1/1/2023. Riêng đối với mặt hàng xi măng, do không có trong biểu khung thuế nên không chịu thuế xuất khẩu. Giá clinker xuất khẩu không tăng khiến doanh nghiệp vô cùng khó khăn do không đủ bù đắp chi phí sản xuất và thuế.

Nếu như năm 2021, ngành xi măng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình giãn cách kéo dài, ảnh hưởng lưu thông, hoạt động kinh doanh bị đình trệ thì năm trong 2022 và năm nay, mọi sự chú ý đều hướng về giá than.

Với ngành xi măng, than là nguyên, nhiên liệu đầu vào quan trọng, chiếm khoảng 40-45% chi phí sản xuất. Hiện các các doanh nghiệp xi măng trong nước sử dụng cả than nhập khẩu và than nội địa. Trong đó, 70% nguồn cung than của ngành xi măng đến từ nhập khẩu. Vì vậy, giá than tăng mạnh trong khi tiêu thụ lại có xu hướng chững lại khiến các doanh nghiệp xi măng gặp nhiều khó khăn.

VNCA nhận định, xuất khẩu xi măng và clinker thời gian tới sẽ tiếp tục khó khăn khi nhu cầu xây dựng của thị trường chính là Trung Quốc vẫn trầm lắng. Mặc dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhưng thị trường bất động sản nước này chưa khởi sắc, dẫn tới xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam vẫn gặp khó khăn. Tổng trị giá ngoại tệ thu về từ xuất khẩu xi măng, clinker trong năm 2022 đạt 1,36 tỷ USD, giảm 398 triệu USD so với năm 2021.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"