SIG cam kết giảm triệt để lượng phát thải khí nhà kính và sử dụng 100% điện tái tạo

SIG, nhà cung cấp các giải pháp hàng đầu về túi/hộp thân thiện với môi trường, vừa được tổ chức Sáng kiến Mục tiêu Dựa trên Khoa học (SBTi) công nhận mục tiêu net-zero trên quy mô toàn tập đoàn.

Mới đây, SIG đã vạch ra một loạt các mục tiêu mới trong về cắt giảm phát thải khí nhà kính dựa trên các quy chuẩn khoa học, dưới sự giám sát của SBTi, nhằm đạt được mục tiêu net-zero vào năm 2050 - cam kết tham vọng nhất trong số các tiêu chí của SBTi.

Trong số hơn 2.000 công ty trên khắp thế giới công khai cam kết đạt mục tiêu này, SIG là một trong số 325 công ty đầu tiên được SBTi chứng thực.

Theo cam kết của SIG, lộ trình cắt giảm phát thải kính nhà kính có 2 bước. Thứ nhất, cam kết ngắn hạn đến năm 2030 (tính từ năm 2020) bao gồm: Giảm triệt để tới 42% tất cả lượng phát thải khí nhà kính phát sinh trực tiếp từ các nhà máy, hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trực tiếp kiểm soát lượng khí thải này (scope 1). Kiểm soát tất cả các phát thải gián tiếp phát sinh từ việc tổ chức mua năng lượng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (scope 2).

Sử dụng 100% điện tái tạo từ năm 2030. Giảm 51,6% tất cả các phát thải gián tiếp khác phát sinh từ các hoạt động có liên quan từ chuỗi giá trị, xuất phát từ các nguồn mà doanh nghiệp không sở hữu hoặc kiểm soát (scope 3) trên mỗi lít thực phẩm/đồ uống được đóng gói.

Thứ hai, cam kết mới trong dài hạn đến năm 2050 bao gồm: Giảm triệt để tới 90% lượng phát thải khí nhà kính thuộc scope 1 và 2. Giảm 97% lượng phát thải khí nhà kính thuộc scope 3 trên mỗi lít thực phẩm/đồ uống được đóng gói.

Ông Samuel Sigrist, Tổng giám đốc SIG cho biết, việc SBTi công nhận lộ trình hướng đến mục tiêu Net-Zero của SIG là dấu mốc thành tựu quan trọng đối với doanh nghiệp, thể hiện nỗ lực cắt giảm phát thải carbon của chúng tôi trong hoạt động sản xuất và chuỗi giá trị của mình.

picture1-8507.jpg

Các mục tiêu mới của SIG được xem là mạnh bạo hơn các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trước đây và được các đối tác, khách hàng của chúng tôi rất hoan nghênh.

Quảng cáo

Tham vọng đạt mục tiêu net-zero trên toàn chuỗi giá trị vào năm 2050

Bà Angela Lu, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc phụ trách khu vực Nam Á – Thái Bình Dương SIG cho biết, hành trình để trở thành một doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho môi trường, xã hội và kinh tế toàn cầu của SIG bao gồm nỗ lực sản xuất các sản phẩm góp phần giúp cộng đồng và hành tinh trở nên tốt đẹp hơn.

“Chúng tôi cam kết cắt giảm lượng khí nhà kính (dấu chân carbon) cho đến khi mức carbon được loại khỏi khí quyển nhiều hơn mức carbon mà chúng tôi phát thải, trong khi vẫn đảm bảo các giải pháp phát triển bền vững của SIG, giúp khách hàng của chúng tôi cung cấp thực phẩm đến người tiêu dùng khắp thế giới với các phương thức an toàn, chi phí phải chăng và bền vững hơn nữa”, bà Angela Lu nói.

Để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris về khí hậu (Paris Agreement) và giới hạn mức tăng nhiệt độ 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới phải đạt được trạng thái net-zero vào năm 2050. Quy trình chứng nhận nghiêm ngặt của SBTi đảm bảo rằng SIG đang áp dụng một chương trình hành động khoa học, rõ ràng và tích cực để đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Các phương thức chính mà SIG áp dụng để giảm phát thải từ hoạt động sản xuất (thuộc scope 1 và 2) là cam kết sử dụng 100% điện tái tạo cùng với chương trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời trong phạm vi các nhà máy, bên cạnh việc tìm kiếm các nguồn năng lượng phát thải carbon thấp để giảm lượng phát thải trực tiếp.

Nhà máy Rayong của SIG tại Thái Lan là mô hình nhà máy đầu tiên trong khu vực triển khai hệ thống mái hấp thu năng lượng mặt trời vào năm 2018, với diện tích lên đến 17.664 m2. Dự án sử dụng 12.350 tấm pin năng lượng cho phép tạo ra 5.675 megawatt giờ điện mỗi năm, giúp giảm 12.871 tấn CO2 kể từ tháng 7/2018, tương đương với lượng carbon được bù đắp bởi 280 đến 415 cây xanh, hay một cánh rừng với diện tích rừng vào khoảng 10.000 m2.

Các sản phẩm của SIG đóng vai trò chủ chốt trong cắt giảm phát thải khí nhà kính trên toàn chuỗi giá trị (thuộc scope 3), do có liên quan đến chủng loại và số lượng vật liệu thô được sử dụng.

Tới đây, SIG sẽ ưu tiên cắt giảm sử dụng màng nhôm trong các loại túi/hộp carton vô trùng, chung tay với các nhà cung cấp để giảm phát thải trên chuỗi cung ứng, cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng qua việc vận hành hệ thống máy chiết rót mới, cũng như tăng cường hoạt động thu gom, tái chế bao bì đã qua sử dụng.

Tập đoàn SIG có trụ sở chính tại Thụy Sĩ và vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 170. Năm 2005, SIG đến Việt Nam và đặt trụ sở tại TP HCM, hiện có nhiều doanh nghiệp trong nước như: Nutifood, Vinamilk hay TH True Milk đang là đối tác của SIG.

Theo Lao động & Công đoàn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank bất ngờ muốn chi gần 10.000 tỷ đồng để trở thành cổ đông của FPT LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng