Sự thống trị của đồng USD trong hệ thống dự trữ ngoại hối quốc tế đang giảm dần

Dữ liệu gần đây của IMF về cơ cấu tiền tệ trong dự trữ ngoại hối đã chỉ ra sự sụt giảm dần dần tỷ trọng đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương và chính phủ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sự thống trị của đồng USD trong hệ thống dự trữ ngoại hối quốc tế đang giảm dần

Sự thống trị của đồng đô la - vai trò to lớn của đồng đô la Mỹ (USD) trong nền kinh tế thế giới - gần đây đã được chú ý khi sự vững mạnh của nền kinh tế Mỹ, chính sách tiền tệ thắt chặt và rủi ro địa chính trị tăng cao đã góp phần khiến đồng bạc xanh được định giá cao hơn. Đồng thời, sự phân mảnh kinh tế, khả năng tổ chức lại hoạt động kinh tế và tài chính toàn cầu thành các khối riêng biệt, không chồng chéo có thể khuyến khích một số quốc gia sử dụng và nắm giữ các loại tiền tệ quốc tế và dự trữ khác.

Dữ liệu gần đây của IMF về cơ cấu tiền tệ trong dự trữ ngoại hối đã chỉ ra sự sụt giảm dần dần tỷ trọng đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương và chính phủ. Điều đáng chú ý là sự suy giảm của đồng USD trong hai thập kỷ qua không tương xứng với sự gia tăng tỷ trọng của 4 loại tiền tệ lớn khác - đồng Euro, Yên Nhật và bảng Anh. Thay vào đó là sự gia tăng tỷ trọng của cái gọi là "tiền dự trữ phi truyền thống” của các đồng đô la Úc, đô la Canada, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc, đồng Won Hàn Quốc, đô la Singapore và một số loại tiền tệ Bắc Âu.

Các loại tiền dự trữ phi truyền thống này hấp dẫn các nhà quản lý dự trữ vì chúng đem lại sự đa dạng hóa và lợi suất tương đối hấp dẫn, đồng thời vì chúng ngày càng trở nên dễ mua, bán và nắm giữ với sự phát triển của các công nghệ tài chính kỹ thuật số mới (như hệ thống khớp lệnh tự động và quản lý thanh khoản tự động).

Xu hướng gần đây này càng rõ nét hơn khi xét đến sức mạnh của đồng USD, điều này cho thấy các nhà đầu tư tư nhân đã chuyển sang các tài sản được định giá bằng đồng USD. Hoặc nó sẽ xuất hiện từ sự thay đổi trong giá cả tương đối.

Đồng thời, quan sát này là một lời nhắc nhở rằng sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể có tác động một cách độc lập đến cơ cấu tiền tệ trong danh mục dự trữ của ngân hàng trung ương. Những thay đổi về giá trị tương đối của các chứng khoán chính phủ khác nhau, phản ánh sự biến động của lãi suất, có thể có tác động tương tự, mặc dù tác động này sẽ có xu hướng nhỏ hơn, bởi lợi suất trái phiếu của các loại tiền tệ chính thường biến động cùng nhau.

Trong mọi trường hợp, những hiệu ứng định giá này chỉ củng cố xu hướng chung. Nhìn xa hơn, trong hai thập kỷ qua, thực tế là giá trị của đồng USD nhìn chung không thay đổi, trong khi tỷ trọng dự trữ toàn cầu của đồng USD giảm, cho thấy các ngân hàng trung ương thực sự đang dần rời xa đồng bạc xanh này.

Đồng thời, các thử nghiệm mang tính thống kê không cho thấy sự giảm nhanh của tỷ trọng đồng USD trong cơ cấu dự trữ ngoại hối, trái ngược với tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ đã đẩy nhanh việc rời xa đồng bạc xanh. Để chắc chắn, như một số người đã lập luận, có thể chính những quốc gia đang tìm cách thoát khỏi việc nắm giữ đồng USD vì lý do địa chính trị đã không báo cáo thông tin về thành phần danh mục dự trữ của họ cho dữ liệu COFER của IMF. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng 149 nền kinh tế được báo cáo của IMF chiếm tới 93% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Nói cách khác, số không báo cáo chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nguồn dự trữ toàn cầu.

Một loại tiền tệ dự trữ phi truyền thống đang giành được thị phần là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, mức tăng của nó tương ứng với một phần tư sự sụt giảm của thị phần đồng USD. Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy các chính sách trên nhiều mặt nhằm thúc đẩy quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, bao gồm phát triển hệ thống thanh toán xuyên biên giới, mở rộng nghiệp vụ hoán đổi và thí điểm tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, dữ liệu gần đây nhất không cho thấy tỷ trọng đồng Nhân dân tệ tăng thêm: một số nhà quan sát có thể nghi ngờ rằng việc tỷ giá đồng Nhân dân tệ giảm giá trong những quý gần đây đã che đi sự gia tăng dự trữ đồng Nhân dân tệ. Song, ngay cả khi có điều chỉnh bởi sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng cho thấy tỷ trọng dự trữ của đồng Nhân dân tệ đã giảm kể từ năm 2022.

Có thể có ý kiến cho rằng, sự sụt giảm liên tục trong việc nắm giữ đồng USD và sự gia tăng tỷ trọng dự trữ của các loại tiền tệ phi truyền thống trên thực tế chỉ phản ánh hành vi của số ít nắm giữ dự trữ lớn. Nga có lý do địa chính trị để thận trọng khi nắm giữ đồng USD, trong khi Thụy Sĩ, quốc gia đã tích lũy dự trữ trong cả thập kỷ qua, có lý do để nắm giữ một phần lớn dự trữ bằng đồng Euro, Khu vực đồng Euro là láng giềng địa lý và là đối tác thương mại quan trọng nhất của họ. Nhưng kể cả khi loại Nga và Thụy Sĩ khỏi tổng hợp COFER, sử dụng dữ liệu do ngân hàng trung ương của 2 quốc gia này công bố từ năm 2007 đến năm 2021, thì cũng có rất ít thay đổi trong xu hướng chung.

Trên thực tế, xu hướng tăng các loại tiền tệ phi truyền thống trong dự trữ đang ngày càng phổ biến. Báo cáo năm 2022 của IMF đã xác định 46 “nhà đầu tư đa dạng hóa tích cực”, được định nghĩa là các quốc gia có tỷ trọng dự trữ ngoại hối bằng các loại tiền tệ phi truyền thống ít nhất là 5% vào cuối năm 2020. Những quốc gia này bao gồm các nền kinh tế tiên tiến lớn và các thị trường mới nổi, bao gồm hầu hết các nền kinh tế phát triển thuộc Nhóm 20 (G20). Đến năm 2023, có thêm ít nhất 3 quốc gia nữa (Israel, Hà Lan, Seychelles) lọt vào danh sách này.

Chuyên gia của IMF cho rằng, các biện pháp trừng phạt tài chính áp dụng trước đây sẽ khiến các ngân hàng trung ương chuyển đổi danh mục dự trữ của họ ra khỏi các loại tiền tệ có nguy cơ bị đóng băng và được thay thế bởi vàng, loại tiền có thể được dự trữ trong nước và do đó không có rủi ro bị trừng phạt. Điều này cũng cho thấy nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương phản ứng tích cực trước sự bất ổn của chính sách kinh tế toàn cầu và rủi ro địa chính trị toàn cầu. Những yếu tố này có thể là nguyên nhân đằng sau việc một số ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi tích lũy thêm vàng. Tuy nhiên, trước khi đề cập quá nhiều đến xu hướng này, điều quan trọng cần nhớ là vàng với tư cách là một phần dự trữ vẫn ở mức thấp trong lịch sử.

Tóm lại, hệ thống tiền tệ và dự trữ quốc tế tiếp tục phát triển. Các mô hình thời gian tới sẽ vẫn được chứng kiến đó là sự dịch chuyển dần dần khỏi sự thống trị của đồng USD và vai trò ngày càng tăng của các loại tiền tệ phi truyền thống của các nền kinh tế nhỏ, mở, được quản lý tốt, được hỗ trợ bởi các công nghệ giao dịch kỹ thuật số mới.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn

Cùng chuyên mục Thị trường

Công ty liên quan bà Đặng Thị Hoàng Yến mua 38 triệu cổ phiếu ITA, VietinBank Capital thành cổ đông lớn của Viconship

Công ty liên quan bà Đặng Thị Hoàng Yến mua 38 triệu cổ phiếu ITA, VietinBank Capital thành cổ đông lớn của Viconship

Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Tân Đông Phương đã mua gần 38 triệu cổ phiếu ITA, nâng tỷ lệ sở hữu lên 11,84% vốn. Giá trị thị trường của giao dịch khoảng 200 tỷ đồng.

Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn của Vinaconex, tăng sở hữu tại Thế giới Di Động Mitsubishi Materials bán toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu MSR, Dragon Capital nâng sở hữu tại FRT lên trên 10%
Chứng khoán tuần qua: VN-Index rung lắc quanh mốc 1.280 điểm, cổ phiếu VRE "trượt dài", cổ phiếu HVN, TTE "bay cao"

Chứng khoán tuần qua: VN-Index rung lắc quanh mốc 1.280 điểm, cổ phiếu VRE "trượt dài", cổ phiếu HVN, TTE "bay cao"

Tuần qua thị trường chứng khoán rung lắc nhẹ quanh mốc 1.280 điểm, cổ phiếu VRE “trượt dài” về mức giá thấp kỷ lục hồi tháng 3/2018, cổ phiếu HVN, TTE “bay cao”, … Khối ngoại tiếp đà bán ròng, …

Khối ngoại "miệt mài" bán ròng, VN-Index đảo chiều giảm nhẹ VN-Index tiếp đà hồi phục, cổ phiếu VPB, FPT và TCB hút khách
Chuyên gia cho rằng thị trường BĐS có diễn biến theo chu kỳ.

Khi nào thị trường bất động sản phục hồi?

Mặc dù khác tính chất “đóng băng” của thị trường, nhưng khó khăn của thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại và giai đoạn 2010-2011 đều có những bước phục hồi khá tương đồng. Chuyên gia cho rằng phải đến năm 2026 thị trường mới bước vào giai đoạn ổn định và phát triển.

Khơi thông nguồn lực đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản Bất động sản hưởng lợi lớn nhờ nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đạt tiến độ tốt
Standard Chartered: Tăng trưởng quý II có khả năng chậm lại nhưng Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan

Standard Chartered: Tăng trưởng quý II có khả năng chậm lại nhưng Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3% so với cùng kỳ (mức tăng GDP trong quý I/2024 đạt 5,7%).

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị Mỹ vượt mặt vì một thách thức mà cả Nhật và Đức đều gặp phải Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024
Giá vàng nhẫn tăng mạnh từ 450 nghìn đồng đến 1 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng nhẫn tăng đến 1 triệu đồng/lượng, gần bằng giá vàng miếng SJC

Hôm nay (21/6) , giá vàng nhẫn tiếp tục tăng giá phiên thứ 2 liên tiếp kéo mức chênh lệch giữa giá vàng nhẫn và vàng SJC chỉ còn 1,18 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC “bất động” trong 14 ngày, vàng nhẫn tăng nhẹ, thu hẹp khoảng cách với vàng SJC Phân tích của chuyên gia về một số yếu tố tác động đến giá vàng thế giới thời gian tới
VN-Index tiếp đà hồi phục, cổ phiếu VPB, FPT và TCB hút khách

VN-Index tiếp đà hồi phục, cổ phiếu VPB, FPT và TCB hút khách

Thị trường có phiên thứ 3 liên tiếp hồi phục, VN-Index tích lũy thêm hơn 2,5 điểm, vượt mốc 1.280 điểm. Các cổ phiếu VPB, FPT, TCB và TCH hút mạnh dòng tiền từ các nhà đầu tư,…

85 cổ phiếu bị cắt margin trên HoSE: VTP, HVN, HBC, HAG, FRT đều có mặt "Xả hàng" Apple, huyền thoại đầu tư Warren Buffett lại mua 1 cổ phiếu 9 phiên liên tiếp: Vì sao?
Giá dầu giảm nhẹ, thị trường hàng hoá trầm lắng

Giá dầu giảm nhẹ, thị trường hàng hoá trầm lắng

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường tương đối trầm lắng trong phiên giao dịch ngày 19/6, khi phần lớn các mặt hàng liên thông với Sở Giao dịch tại Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Juneteenth.

Doanh thu mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đạt kỷ lục 1,9 tỷ đồng trong tháng 4 Hóa chất Đức Giang báo lãi năm 2023 giảm gần một nửa, có hơn 10.000 tỷ đồng gửi ngân hàng
Chênh lệch giá vàng nhẫn và vàng SJC liên tục được thu hẹp. Ảnh: Int

Giá vàng SJC “bất động” trong 14 ngày, vàng nhẫn tăng nhẹ, thu hẹp khoảng cách với vàng SJC

Giá vàng SJC hôm nay (20/6) tiếp tục "bất động" 14 ngày liên tiếp. Hiện giá vàng SJC chỉ còn đắt hơn vàng nhẫn 1,73-1,83 triệu đồng/lượng.

Phân tích của chuyên gia về một số yếu tố tác động đến giá vàng thế giới thời gian tới Giá vàng ngày 19/6: Vàng nhẫn và vàng thế giới tăng giá, vàng SJC đứng yên
Tiến độ xây dựng dự án Sân bay Quốc tế Long Thành. Nguồn: ACV

Bất động sản hưởng lợi lớn nhờ nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đạt tiến độ tốt

Theo Savills, với việc nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đạt tiến độ tốt, ngành bất động sản dự kiến sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ ở mọi phân khúc trong dài hạn.

Bất động sản tại một khu vực miền Trung tiếp tục "cài số lùi" Thị trường bất động sản Việt Nam đang “nhộn nhịp” trở lại
"Xả hàng" Apple, huyền thoại đầu tư Warren Buffett lại mua 1 cổ phiếu 9 phiên liên tiếp: Vì sao?

"Xả hàng" Apple, huyền thoại đầu tư Warren Buffett lại mua 1 cổ phiếu 9 phiên liên tiếp: Vì sao?

Từ ngày 5/6 đến ngày 17/6, tập đoàn của Buffett mua tổng cộng 7,3 triệu cổ phiếu công ty này với giá dao động quanh 60 USD/cp.

Lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ, danh hiệu công ty giá trị nhất thế giới vụt khỏi tay Microsoft và Apple, chào đón vị vua mới Nvidia sắp vượt qua Apple trở thành công ty giá trị lớn thứ hai thế giới
Cổ phiếu Vietnam Airlines tăng trần, lập đỉnh cao nhất 6 năm qua

Cổ phiếu Vietnam Airlines tăng trần, lập đỉnh cao nhất 6 năm qua

Bất chấp đà rung lắc mạnh của thị trường, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng 6 phiên liên tiếp, giúp cổ phiếu của hãng hàng không này lập đỉnh cao nhất từ tháng 3/2018 tới nay.

Chi trăm tỷ mua cổ phiếu CTR ở vùng giá 75.000 đồng, Chủ tịch Digiworld đang lãi bao nhiêu? Cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, TTE giải trình gì?
Thị trường hồi phục gần 5 điểm, sau 2 phiên giảm mạnh

Thị trường chuyển "tím", dòng tiền "chảy" mạnh vào nhóm cổ phiếu năng lượng

Dòng tiền mua của các nhà đầu tư áp đảo hoàn toàn đà bán ra, giúp thị trường hồi phục gần 5 điểm. Trong đó, dòng tiền chảy mạnh về nhóm cổ phiếu năng lượng như POW, PLX, GAS, PGV, …

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới ngay trước thềm Fed công bố quyết định lãi suất Loạt công ty vừa nhận quyết định xử phạt của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Bất động sản tại một khu vực miền Trung tiếp tục "cài số lùi"

Bất động sản tại một khu vực miền Trung tiếp tục "cài số lùi"

Nếu tháng 3 và 4/2024, bất động sản khu vực Đà Nẵng và vùng phụ cận có nguồn cung và giao dịch cải thiện thì bước sang tháng 5/2024 hai chỉ số này sụt giảm rõ nét.

Thị trường bất động sản Việt Nam đang “nhộn nhịp” trở lại Goldman Sachs: Trung Quốc cần bơm khoảng 276 tỷ USD vào thị trường để bình ổn giá bất động sản
Ảnh minh họa

Cổ phiếu thép "nổi sóng" sau động thái mới của Bộ Công Thương liên quan đến các vụ kiện bán phá giá thép mạ và HRC

Phiên ngày 17/6, các cổ phiếu ngành thép đi ngược thị trường, thậm chí cổ phiếu HSG còn tăng kịch biên độ lên mức đỉnh hai năm sau thông tin Bộ Công Thương quyết định điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thép Hòa Phát Hải Dương bị phạt hơn 1,5 tỷ đồng do chiếm đất nông nghiệp để xây dựng Tăng 39,3% trong ngày thứ hai chào sàn UPCoM, CTCP Thép Pomina (POM) đang kinh doanh ra sao?