Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị Mỹ vượt mặt vì một thách thức mà cả Nhật và Đức đều gặp phải

Già hóa dân số nhanh chóng có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tụt hậu so với Mỹ vào đầu thập kỷ tới, một chuyên gia cho dự báo.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị Mỹ vượt mặt vì một thách thức mà cả Nhật và Đức đều gặp phải

Theo một nhà nhân khẩu học hàng đầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ vượt Trung Quốc trong vài năm tới khi dân số già đi nhanh chóng sẽ là trở ngại cho nền kinh tế lớn số 2 thế giới.

Fu-Xian Yi, chuyên gia về khoa học sinh sản tại Đại học Wisconsin-Madison, đồng thời là chuyên gia về nhân khẩu học Trung Quốc, chỉ ra rằng tỷ lệ dân số Trung Quốc trên 65 tuổi đã tăng lên 15,4% vào năm 2023 từ mức 7% vào năm 1998.

“Trong lịch sử, chưa có quốc gia nào đạt được mức tăng trưởng 4% trong 12 năm tiếp theo sau khi người cao tuổi chiếm 15% dân số”, ông viết trên Project Syndicate vào tuần trước. “Tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước thu nhập cao trong giai đoạn đó chỉ là 1,8%”.

Mặc dù Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng của nước này đã tụt hậu so với Trung Quốc. Năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng 5,2%, cao hơn so với 2,5% của Mỹ.

Quảng cáo

Nhưng ông Yi cho rằng tình thế sẽ thay đổi trong thập kỷ tới và trích dẫn việc già hóa dân số đã hạ nhiệt kinh tế Nhật Bản và Đức như thế nào.

“Dựa trên những xu hướng lịch sử này, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống còn 3% vào năm 2028 và hạ xuống mức thấp hơn của Mỹ từ năm 2031 đến năm 2035”.

Trong khi đó, Văn phòng Ngân sách Quốc hội hồi đầu năm nay dự kiến tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm dần từ khoảng 2,2% vào năm 2025 xuống còn 1,9% vào đầu những năm 2030.

Yi cho biết thêm, Trung Quốc cũng khó có thể gia nhập nhóm các nước “thu nhập cao” dựa trên ngưỡng thu nhập bình quân đầu người của Ngân hàng Thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ không tăng đủ nhanh trong những năm tới để bắt kịp khi mức chuẩn tăng theo mức tăng trưởng chung toàn cầu.

Thặng dư thương mại giảm, lãi suất thấp và áp lực giảm phát sẽ đè nặng lên đồng nội tệ, khiến việc đạt được trạng thái thu nhập cao càng trở nên khó khăn hơn, ông nói.

Đề cập đến dân số già của Trung Quốc, chiến lược gia kỳ cựu Ed Yardeni năm ngoái dự báo nước này có thể trở thành “viện dưỡng lão lớn nhất thế giới”.

Theo Fortune

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý