Tại sao các ngân hàng khó bán tài sản đảm bảo thu hồi nợ?

Không ít ngân hàng đang phải đối mặt với việc khó bán tài sản đảm bảo để thu hồi và giải quyết nợ xấu. Chuyên gia cho rằng cần giảm giá xuống rất thấp so với giá trị khoản vay hoặc tính toán xem xét lại khoản nợ lãi suất thì mới thể thanh lý được tài sản

Dự án Bến Du Thuyền (Marina Hotel) được ngân hàng rao bán nhiều lần. (Ảnh: Int)
Dự án Bến Du Thuyền (Marina Hotel) được ngân hàng rao bán nhiều lần. (Ảnh: Int)

VietinBank chi nhánh Thành An mới đây có thông báo bán đấu giá (lần 5) khoản nợ của Công ty CP Khách sạn Bến Du Thuyền (Marina Hotel). Tính đến hết ngày 27/5/2024, tổng dư nợ là 646,4 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc gần 496 tỷ đồng, nợ lãi hơn 160 tỷ đồng (gồm lãi trong hạn hơn 155 tỷ đồng, lãi phạt hơn 5 tỷ đồng). Có 11 TSĐB là đất - tài sản hình thành trong tương lai và các hợp đồng mua bán căn hộ.

Hôm 21/5, VietinBank Bắc Sài Gòn thông báo bán khoản nợ của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp,đáng chú ý đây là lần 17 khoản nợ được rao bán. Dư nợ của khoản nợ tạm tính đến ngày 16/5/2024 là hơn 591 tỷ đồng (trong đó dư nợ gốc 327 tỷ đồng; lãi trong hạn cộng dồn gần 180 tỷ đồng; lãi quá hạn cộng dồn 84 tỷ đồng).

Mới đây, BIDV Bình Tân thông báo rao bán nhiều lô đất tại Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP.HCM với mức giá từ vài tỷ đồng.

Cụ thể, lô đất là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn với diện tích hơn 1446m2. Giá khởi điểm gần 11 tỷ đồng.

Lô đất thứ hai tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, có diện tích 300m2. Mục đích sử dụng đất là đất ở tại nông thôn, thời hạn sở hữu lâu dài. Tài sản được bán nguyên trạng theo thực tế và bán chung không tách rời 2 tài sản. Giá khởi điểm hơn 6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, BIDV Bình Tân cũng đang tồn đọng nhiều tài sản bảo đảm là nợ xấu đã được rao bán nhiều lần nhưng chưa “thoát hàng” như lô đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã rao bán 9 lần; 1 lô đất tại Đồng Nai được rao bán 11 lần…

Hay như Agibank chi nhánh Sài Gòn cũng đang rao bán đấu giá khu du lịch nghỉ mát Việt Nga, tại Bến Đầm, Côn Đảo để xử lý khoản nợ hơn 370 tỷ đồng.

Quảng cáo

Agribank chi nhánh TP Đà Nẵng vừa thông báo bán đấu giá hàng loạt lô đất tại Đà Nẵng có giá khởi điểm lên đến hàng trăm tỷ đồng để thu hồi nợ xấu.

Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản vẫn đang rất khó khăn, ngay cả nợ xấu cho vay trong lĩnh vực bất động sản cũng khó xử lý do việc thu hồi nợ phụ thuộc vào việc xử lý tài sản bảo đảm. Chẳng hạn, khách hàng thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư để thực hiện dự án bất động sản không phải trực tiếp là chủ dự án. Hoặc khi chủ đầu tư đã vay tiền nhưng dự án chưa thể triển khai được do vướng mắc nhiều khâu nên khi phát mại tài sản cũng rất khó thu hồi.

Khảo sát kết quả kinh doanh của 28 ngân hàng thương mại trong nước (đã công bố báo cáo tài tài chính quý 1/2024) cho thấy, hầu hết nợ xấu tại tất cả ngân hàng trong hệ thống đều “phình to” so với cuối năm 2023, thậm chí nhiều ngân hàng tăng bằng lần. Tổng nợ xấu của các ngân hàng trong quý 1/2024 là 224.146 tỷ đồng, tăng đến hơn 14% so với cuối năm 2023. Trong đó, 26/28 nhà băng có số dư nợ xấu tăng.

Top các ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất 3 tháng đầu năm 2024 theo số tuyệt đối cũng lộ diện, bao gồm: VPBank, BIDV, VietinBank, NCB, Vietcombank, MB Bank, Sacombank, VIB, HDBank…

Theo các chuyên gia, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gia hạn Thông tư 02 đến hết năm 2024 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ có thể nói là đáp ứng được nguyện vọng của hầu hết ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm, nhu cầu tín dụng yếu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc trả nợ, còn ngân hàng tránh được nguy cơ nợ xấu tăng cao.

Tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại về việc gia hạn sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn khi nợ xấu (nợ nhóm 3 - 5) không được thể hiện một cách chính xác, vì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ thấp hơn thực tế.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, tài sản thế chấp của các ngân hàng từ vài tỷ đồng đến hàng nghìn tỷ đồng, nếu giá trị thấp thì việc thanh lý tài sản đảm bảo thuận lợi hơn. Nhưng với tài sản hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ thì các ngân hàng rao bán có khi hàng vài chục lần mới có thể thanh lý được.

Hơn nữa, việc rao bán tài sản đảm bảo bao gồm cả tiền lãi, nên giá trị lại càng cao. Mà thực chất, cá nhân/tổ chức tham gia đấu giá họ không hề muốn mua khoản nợ lãi đó.

Các chuyên gia cho rằng, để thu hồi nợ nhanh, những ngân hàng rao bán tài sản cần xem xét lại cả khoản nợ lãi và hạ giá trị tài sản đảm bảo cho phù hợp với thực tế của thị trường. Bởi nếu không linh động, thì những tài sản lớn đó có rao hàng chục lần cũng khó “thoát hàng”.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng