Tăng 39,3% trong ngày thứ hai chào sàn UPCoM, CTCP Thép Pomina (POM) đang kinh doanh ra sao?

Hủy niêm yết sàn HoSE, cổ phiếu CTCP Thép Pomina (POM) trong ngày thứ hai chào sàn UPCoM đã có mức tăng trần 39,3% lên 3.900 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu POM có phiên tăng kịch trần 39,3% lên 3.900 đồng. Ảnh: Int
Cổ phiếu POM có phiên tăng kịch trần 39,3% lên 3.900 đồng. Ảnh: Int

Trong phiên giao dịch ngày 24/5, cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina có mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 2.800 đồng/cổ phiếu đã tăng 39,3% lên mức 3.900 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch đạt hơn 9,1 triệu đơn vị, cao hơn nhiều lần so với các phiên giao dịch trước đó khi khối lượng giao dịch chỉ khoảng 2 triệu đơn vị mỗi phiên.

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo về việc chuyển niêm yết gần 280 triệu cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) sang sàn UPCoM kể từ ngày 23/5/2024 với lý do đơn vị chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán trong 3 năm liên tiếp. Tuy nhiên, ngày 23/5 không có giao dịch.

Hoạt động kinh doanh đi xuống, lỗ luỹ kế hơn 1.697 tỷ đồng

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2024, Thép Pomina ghi nhận doanh thu giảm mạnh tới 71,3% so với cùng kỳ năm trước, từ 1.645 tỷ xuống còn hơn 471,4 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ghi nhận âm 224,9 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 186,6 tỷ đồng, tức lỗ thêm 38,3 tỷ đồng.

Trong kỳ, thép Pomina ghi nhận lợi nhuận gộp âm 6,5 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 41,3 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 33,7% về mức hơn 8 tỷ đồng, tương ứng mức giảm hơn 4 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 82,6%, tương ứng tăng thêm 65,9 tỷ đồng, lên 145,68 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 19,7%, tương ứng giảm 14,4 tỷ đồng, về 58,8 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Quảng cáo

Với việc tiếp tục lỗ trong quý I/2024, tổng lỗ luỹ kế của thép Pomina đã lên tới 1.697,1 tỷ đồng, bằng 60,7% vốn điều lệ (vốn điều lệ 2.796,8 tỷ đồng) và đánh dấu quý lỗ thứ 8 liên tiếp, bắt đầu từ quý II/2022. Khoản lỗ này nâng lỗ lũy kế sau thuế chưa phân phối lên 1.697 tỷ đồng.

Theo lý giải của lãnh đạo Công ty, nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ nặng của thép Pomina đến từ việc nhà máy thép Pomina 1 và Pomina 3 vẫn còn ngưng hoạt động nhưng vẫn phải gánh nhiều chi phí quản lý, chi phí lãi vay. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng nhiều nhất là nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ. Hiện tại, Công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư để tái cấu trúc nhằm có thể sản xuất lại trong thời gian sớm nhất.

Về cơ cấu tài sản, tính đến hết quý I/2024 tổng tài sản của Thép Pomina giảm nhẹ 3,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 328,8 tỷ đồng, về 10.075,5 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay của doanh nghiệp ngành thép này đạt con số 6.232,8 tỷ đồng với 5.386,9 tỷ đồng vay ngắn hạn và 845,9 tỷ đồng vay dài hạn, bằng 533,4% vốn chủ sở hữu.

Các chủ nợ lớn nhất của thép Pomina bao gồm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM (Vietinbank) với số nợ 2.573,1 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh TP.HCM với số nợ 1.639,2 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) với 488,5 tỷ đồng.

Nỗ lực tìm cổ đông để tái cấu trúc

Về kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp, thép Pomina dự kiến thành lập một pháp nhân mới là Công ty Cổ phần Pomina Phú Mỹ với vốn điều lệ khoảng 2.700 - 2.800 tỷ đồng (chiếm 40% cơ cấu vốn) và vốn vay ngân hàng khoảng 4.000 tỷ đồng (chiếm 60% cơ cấu vốn).

Trong đó, thép Pomina sẽ góp vốn bằng hiện vật là toàn bộ đất đai, nhà xưởng, dây chuyền thiết bị của các nhà máy Pomina 1 và Pomina 3 (được định giá gần 6.358 tỷ đồng), nhằm đổi lấy 35% vốn điều lệ. Nhà đầu tư khác sẽ góp bằng tiền mặt để nắm giữ 65% cổ phần còn lại. Công ty kỳ vọng sẽ thu hồi lại khoảng 5.100 - 5.800 tỷ đồng từ pháp nhân mới sau khi đã trừ đi phần vốn góp theo kế hoạch.

Đại diện thép Pomina cho biết, công ty sẽ dùng số tiền thu hồi được từ pháp nhân mới để trả nợ cho ngân hàng khoảng 3.757 tỷ đồng và trả nợ cho nhà cung ứng khoảng 1.343 tỷ đồng.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ