Pomina vay THACO 300 tỷ đồng và thế chấp bằng 66 triệu cố phiếu POM, Chủ tịch nói: Không liên quan đến đợt tái cấu trúc

Lãnh đạo Pomina tiết lộ nhà đầu tư mới là một hệ sinh thái lớn, sẽ được công bố vào cuối tháng 4.

Pomina vay THACO 300 tỷ đồng và thế chấp bằng 66 triệu cố phiếu POM, Chủ tịch nói: Không liên quan đến đợt tái cấu trúc

Sáng ngày 1/3, CTCP Thép Pomina (mã chứng khoán: POM) tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường bàn về kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp, trong đó nổi bật là câu chuyện về góp vốn thành lập pháp nhân mới với nhà đầu tư để làm dự án sản xuất thép theo công nghệ lò cao.

Đại diện Pomina cho biết việc hợp tác với nhà đầu tư vẫn đang đàm phán và chưa có kết quả cuối cùng. Do yếu tố bảo mật nên công ty cũng chưa thể công bố danh tính nhà đầu tư, thay vào đó việc công bố dự kiến được thực hiện trong kỳ ĐHĐCĐ thường niên vào cuối tháng 4 tới.

Tại đại hội, tờ trình quan trọng nhất liên quan đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp đã được thông qua. Cụ thể, công ty sẽ thành lập một pháp nhân mới là CTCP Pomina Phú Mỹ có vốn điều lệ 2.700 – 2.800 tỷ đồng (bằng 40% vốn đầu tư cho dự án) và vốn vay ngân hàng là 4.000 tỷ đồng (chiếm 60% vốn đầu tư cho dự án).

Trong vốn điều lệ của Pomina Phú Mỹ, Công ty Pomina sẽ sở hữu 35% (tức 900 – 1.000 tỷ đồng) nhờ việc góp vốn bằng hiện vật toàn bộ đất đai, nhà xưởng, dây chuyền, thiết bị của hai nhà máy Pomina 1 và Pomina 3. Phần còn lại sẽ được nhà đầu tư góp vốn bằng tiền với giá trị khoảng 1.800 – 1.900 tỷ đồng, chiếm 65%.

Sau khi thành lập, Pomina Phú Mỹ được quyền sử dụng thương hiệu và hệ thống phân phối của Pomina. Bên cạnh đó, HĐQT sẽ tiếp tục đàm phán với nhà đầu tư về việc sát nhập công ty Pomina 2 vào Pomina Phú Mỹ nhằm tận dụng ưu thế lò cao, giảm chi phí sản xuất.

Căn cứ theo kết quả định giá tài sản của công ty Kiểm toán AFC & Savills, giá trị tài sản hiện vật của hai nhà máy Pomina 1 và Pomina 3 là gần 6.700 tỷ đồng (chưa bao gồm VAT 10%).

Quảng cáo

Như vậy, khấu trừ đi số vốn điều lệ mà Pomina góp vào pháp nhân mới (900 – 1.000 tỷ đồng), công ty sẽ thu hồi được khoảng 5.100 – 5.800 tỷ đồng. Số tiền này dự kiến được sử dụng để thanh toán nợ ngân hàng (3.757 tỷ đồng) và nợ nhà cung cấp (1.343 tỷ đồng).

screenshot-2024-03-01-141732-7823.png
screenshot-2024-03-01-141804-8927.png

Tại thời điểm cuối năm 2023, Pomina ghi nhận hơn 8.800 tỷ đồng nợ phải trả, bao gồm hơn 1.615 tỷ đồng phải trả nhà cung cấp và 6.310 tỷ đồng nợ vay tài chính. Trong đó, dư nợ ngân hàng của doanh nghiệp ở mức 5.765 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Pomina có khoản vay 300 tỷ đồng từ công ty Đại Quang Minh (thành viên của Tập đoàn Thaco) với thời hạn trả nợ ban đầu là tháng 10/2023.

Đến ngày 31/12/2023, Pomina vẫn chưa thanh toán được khoản nợ này và ghi nhận là nợ ngắn hạn. Hình thức đảm bảo cho khoản vay trên là hơn 66 triệu cổ phiếu Pomina và toàn bộ quyền lợi phát sinh từ số cổ phiếu này như cổ tức, quyền mua...

Chia sẻ về khoản vay này, tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường sáng nay, ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Pomina cho biết: "Đây là khoản vay phát sinh từ đầu năm 2023, cũng lâu rồi và không liên quan đến việc tái cấu trúc đợt này".

Công ty phải đi theo trình tự, được ĐHĐCĐ thông qua quy trình và khung giá thì mới tiếp tục đàm phán với nhà đầu tư, hiện chưa thể công bố nhà đầu tư.

Về bản chất của phương án tái cấu trúc Pomina là số nợ phải trả “khổng lồ” – nguyên nhân chính dẫn tới khó khăn hiện tại, sẽ được chuyển lượng lớn sang pháp nhân mới cùng hai nhà máy chính. Đối tác mới, ngoài việc góp gần 2.0000 tỷ đồng tiền mặt sẽ chỉ chịu trách nhiệm tài chính đối với Pomina Phú Mỹ về khoản nợ mới, dự kiến là 4.000 tỷ đồng.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm

Trong chiến lược dài hạn, Hòa Phát dự kiến dành 20% công suất ván sàn phục vụ mảng container, 80% hướng tới các sản phẩm ván chịu lực cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20% Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank bất ngờ muốn chi gần 10.000 tỷ đồng để trở thành cổ đông của FPT LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%