Thế Giới Di Động sẽ hưởng lợi lớn từ việc truy thu thuế kinh doanh online?

DSC cho rằng, việc truy thu thuế từ hoạt động kinh doanh online sẽ tạo sân chơi công bằng hơn, khi Thế Giới Di Động sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không công bằng từ các đối thủ kinh doanh online.

“Nếu sân chơi thật sự được san phẳng, Thế Giới Di Động chắc chắn sẽ tăng trưởng tốt” là khẳng định của ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) về vấn đề cạnh tranh từ kênh thương mại điện từ đối với thị phần các cửa hàng bán lẻ trực tiếp tại buổi họp nhà đầu tư quý 3.

Chủ tịch MWG cũng nhấn nhấn mạnh trong thời gian tới “sự cạnh tranh bình đẳng” sẽ được tái lập khi ai kinh doanh cũng phải đóng thuế. Báo cáo cập nhật mới nhất của DSC cũng cho rằng, việc truy thu thuế từ hoạt động kinh doanh online sẽ tạo sân chơi công bằng hơn, khi MWG sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không công bằng từ các đối thủ kinh doanh online.

Thực tế, MWG có vẻ như đã chuẩn bị cho cuộc chơi này rất kỹ, không chỉ đơn thuần là chờ đợi câu chuyện liên quan đến thuế. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua quan điểm của ban lãnh đạo công ty xuyên suốt trong thời gian qua.

Quảng cáo

“Đối với những sản phẩm giá trị thấp, nghiêng về hàng gia dụng nhỏ, tôi nghĩ kênh online có thể chia sẻ một phần doanh thu của offline. Tuy nhiên, chúng tôi đã vạch chiến lược để có những sản phẩm cạnh tranh ngon lành với kênh online.

Còn đối với những sản phẩm giá trị lớn, đòi hỏi phải lắp đặt và có dịch vụ hậu mãi tốt, tôi cho rằng đây là sân chơi rất khó với các shop online. Không ai sẵn sàng chịu rủi ro vài chục triệu để tiết kiệm được vài trăm ngàn, sau đó không biết ai lắp đặt cho mình, sự cố xảy ra thì ai chịu trách nhiệm.

Tôi nghĩ cần rất nhiều thời gian để các shop online có thể làm dịch vụ hậu mãi ngon lành. Việc đào tạo được cả ngàn con người đi lắp đặt cho khách hàng, có sự cố sẵn sàng quay lại sửa chữa không phải đơn giản. Chi phí rất khủng khiếp. Tôi cho rằng ngày đó còn nằm trong 10 năm tới”, ông Tài nhận định.

DSC nhận định MWG sẽ có lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh này nhờ hệ thống bảo dưỡng và dịch vụ hậu mãi vượt trội so với các doanh nghiệp nhỏ lẻ hay các đơn vị kinh doanh hàng xách tay khác. Ngoài ra, MWG hiện đã nhập sản phẩm trực tiếp từ các hãng thay vì thông qua các nhà phân phối lớn, giúp giá bán sản phẩm được điều chỉnh hợp lý hơn, gia tăng sức cạnh tranh.

Với kỳ vọng (1) nhu cầu đổi mới điện thoại duy trì cho đến hết năm, (2) hiệu ứng Iphone 16, (3) doanh thu từ BHX tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu mùa sắm dịp Tết và (4) MWG đang mở rộng thị phần ở mảng ICT, DSC cho rằng KQKD của MWG sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi trong quý cuối năm.

Tuy nhiên, DSC cũng chỉ ra một số thách thức với MWG thời gian tới, cụ thể là (1) tốc độ tăng trưởng của BHX dự kiến sẽ chậm lại sau giai đoạn tăng sốc vừa qua và cần thêm những động lực mới và (2) mảng thực phẩm tươi sống dự kiến sẽ gặp khó khi BHX mở rộng ra thị trường miền Trung.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng