Tiền đầu tư Trung Quốc vào mạnh Thái Lan

Thái Lan được coi là điểm đến hấp dẫn với người Trung Quốc bởi họ đánh giá cao chất lượng cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học tại Trung Quốc.

Tiền đầu tư Trung Quốc vào mạnh Thái Lan

Tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Thái Lan tăng 43% trong năm 2023 lên 848,3 tỷ bath tương đương 24 tỷ USD, trong đó vốn từ Trung Quốc dẫn đầu, theo các số liệu công bố chính thức được Nikkei đăng tải.

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 72% trong tổng đầu tư này, còn lại là các loại hình đầu tư khác. Trung Quốc là nước dẫn đầu với 159,3 tỷ bath.

Ủy ban Đầu tư Thái Lan (TBI) cho rằng việc dòng vốn đầu tư có những thay đổi do những vấn đề địa chính trị mà nổi bật nhất là căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang khiến cho nhiều doanh nghiệp đa quốc gia phải tính đến đa dạng địa điểm sản xuất sang Thái Lan.

Singapore đứng thứ hai trong nhóm các nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Thái Lan. Mỹ đứng thứ ba với 83,9 tỷ bath và sau đó đến 79,1 tỷ bath.

Tổng số lượng hồ sơ đăng ký đầu tư tăng 16% lên 2.307 dự án.

Thái Lan đặt mục tiêu thu hút nhiều vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và phương tiện chạy điện. Thái Lan hiện đang phát triển Hành lang Kinh tế Phía Đông, khu vực này đã thu hút phần lớn các hồ sơ đầu tư trong năm 2023.

Vào tháng 1/2024, Great Wall Motor công bố chính thức mở nhà máy sản xuất phương tiện đi lại bằng điện đầu tiên trên đất Thái Lan. Ngoài ra, dự kiến sẽ có thêm vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực công nghệ cao.

Quảng cáo

Tổng thư ký TBI, ông Narit Therdsteerasukdi, dự báo: “Đối với năm 2204, nhiều người dự báo kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng nhờ vào sự phát triển của xuất khẩu và doanh thu ngành du lịch”.

Làn sóng người Trung Quốc đầu tư mạnh vào Thái Lan không phải mới diễn ra mà đã từ nhiều năm trước. Reuters tháng 5/2023 từng đưa tin sau khoảng thời gian đại dịch COVID-19 và nhu cầu tìm kiếm thêm một địa điểm cho dòng vốn đầu tư, nhiều người Trung Quốc đang chạy đua mua nhà ở nước ngoài, một điểm đến ưa thích của họ là Thái Lan.

Theo số liệu của trang web Trip.com cho thấy trong dịp nghỉ Lễ Lao động năm 2023 Thái Lan là điểm đến ưa thích nhất của khách du lịch Trung Quốc, sau đó đến Nhật và Hàn Quốc. Nhiều người Trung Quốc đánh giá cao chất lượng của các trường quốc tế cũng như các cơ sở y tế, chính vì vậy họ muốn đến Thái Lan để tìm hiểu cơ hội mua căn nhà thứ hai.

Các thành phố lớn như thủ đô Bangkok, cùng với Chiang Mai ở miền núi phía bắc, khu nghỉ mát ven biển phía đông của Pattaya và khu vực đông bắc của Isan, là những địa điểm người Trung Quốc lùng sục mua nhà nhiều nhất Thái Lan.

"Người Trung Quốc mua nhà, gửi con cái của họ đến học các trường quốc tế và đưa cha mẹ của họ sang Thái Lan ở để chăm sóc các cháu”, ông Chunharakchot nói thêm.

Tỉ lệ học sinh Trung Quốc tại Trường Quốc tế Singapore ở Bangkok đã tăng lên 13% vào đầu năm 2023. Trường có tổng số 3.100 học sinh Trung Quốc ở 4 cơ sở, vượt xa con số 6% trước đại dịch COVID-19 năm 2019.

Quy định của Thái Lan hạn chế quyền sở hữu nước ngoài ở mức 49% trong bất kỳ dự án chung cư nào. Tuy nhiên, khách hàng Trung Quốc vẫn đổ về, mang lại cơ hội kinh doanh cho các đại lý bất động sản nhắm đến người mua Trung Quốc.

Nhà môi giới bất động sản Owen Zhu cho biết: “Tình hình đã thay đổi rất nhiều sau đại dịch. Hầu hết người Trung Quốc chọn mua căn hộ cao cấp để ở”.

Ông nói thêm trước đây nhiều khách hàng Trung Quốc mua nhà với mục đích đầu tư, giờ với ngân sách khoảng 300.000 USD họ mua luôn chung cư cao cấp ở các thành phố lớn Thái Lan để di chuyển gia đình sang ở.

Theo Reuters,Nikkei

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"