Tiền lương thực tế tại Nhật Bản giảm 23 tháng liên tiếp, BOJ liệu có khôi phục lãi suất âm?

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm tháng thứ 23 liên tiếp. Điều này cho thấy lạm phát cao vẫn đang ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng nước này.

Tiền lương thực tế tại Nhật Bản giảm 23 tháng liên tiếp, BOJ liệu có khôi phục lãi suất âm?

Dữ liệu công bố ngày 8/4 cho thấy tiền lương thực tế trong tháng 2 đã giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều hơn so với mức giảm 1,1% trong tháng 1.

Tuy nhiên, tiền lương danh nghĩa tăng 1,8%. Dữ liệu cho thấy các khoản tiền khác, bao gồm tiền thưởng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu này được đưa ra sau khi các liên đoàn lao động Nhật Bản đạt được thoả thuận tăng lương cao nhất trong vòng 33 năm. Nhưng việc tăng lương này chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận người lao động Nhật Bản, vì chỉ 16,3% người lao động tham gia các liên đoàn trong nước. Phần lớn họ cũng là nhân viên của các công ty lớn.

Điều đó cho thấy “chu kỳ tích cực” giữa tiền lương và giá cả có thể bị hạn chế, do người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với giá cả đắt đỏ mà tiền lương vẫn trì trệ.

Lạm phát đã vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) kể từ tháng 4/2022. Nếu tiền lương thực tế tiếp tục giảm, người tiêu dùng có thể chọn tiết kiệm thay vì chi tiêu, dẫn đến ít nhu cầu và động lực tăng giá.

Chiến lược gia trưởng về ngoại hối Hirofumi Suzuki tại Sumitomo Mitsui Banking Corporation cho biết việc tăng lương cho thành viên liên đoàn có thể lan truyền và mở rộng. Ông lưu ý rằng “mức tăng lương năm nay cũng tương đối mạnh và dường như phù hợp với “chu kỳ tích cực” của BOJ.

Quảng cáo

Chiến lược gia Suzuki cho biết số liệu mới nhất từ liên đoàn Rengo ước tính mức lương danh nghĩa tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 3,2%, không xa mức 3,7% của các doanh nghiệp lớn.

Các đánh giá kinh tế khu vực của BOJ trong tháng 4 cũng chỉ ra rằng tình hình việc làm và thu nhập ở 8 trong số 9 khu vực của Nhật Bản đang “được cải thiện vừa phải”.

Ngay cả khi tiền lương thực tế không tăng, chiến lược gia Suzuki cho biết khó có khả năng BOJ sẽ khôi phục chính sách lãi suất âm hoặc chính sách kiểm soát đường cong lợi suất. Bởi vì môi trường lạm phát hiện tại đã khác trước đây.

Trong tương lai, vị chiến lược gia cho biết các nhà đầu tư cần theo dõi dữ liệu lạm phát, tiền lương và tiêu dùng, đặc biệt trong giai đoạn tháng 6-7. Hầu hết năm tài chính của công ty Nhật Bản đều bắt đầu vào ngày 1/4. Do đó, những thông báo quan trọng, bao gồm cả việc tăng lương, sẽ sớm được công bố.

Các nhà kinh tế sẽ theo dõi xem liệu mức lương thực tế có tăng và thúc đẩy tiêu dùng hay không. Báo cáo tiền lương hàng tháng là một trong những vấn đề quan trọng cần cân nhắc khi BOJ xây dựng chính sách tiền tệ.

Khi BOJ chấm dứt chính sách lãi suất âm và bãi bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất vào tháng trước, ngân hàng trung ương cho biết “dữ liệu và thông tin gần đây đã dần dần cho thấy rằng chu kỳ tích cực giữa tiền lương và giá cả đã trở nên vững chắc hơn”.

BOJ cũng dự đoán “mục tiêu ổn định giá” 2% sẽ đạt được một cách bền vững vào cuối năm 2024.

Do đó, chiến lược gia Suzuki dự đoán BOJ nếu có thay đổi chính sách cũng sẽ đợi đến đầu mùa thu. SMBC dự báo đợt tăng lãi suất tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 10.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Kỳ vọng lạm phát tăng cao ảnh hưởng thế nào đến con đường cắt giảm lãi suất của FED?

Các gia đình Mỹ đang ngày càng kém lạc quan hơn về triển vọng kinh tế, nhưng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể không muốn phản ứng mạnh mẽ với nền kinh tế yếu đi trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng chính sách thương mại của chính quyền Tổ

Vàng bị bán ồ ạt sau cuộc họp của FED, giá mất mốc 2.600 USD/ounce Giá vàng giảm đột ngột sau thông tin về lãi suất của Fed

Mỹ siết chặt chính sách thuế quan, dòng tiền phân hoá trên thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục với những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (4/3). Đáng chú ý, toàn bộ thị trường nông sản tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ. Trong khi đó, diễn

Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan Bất ổn xung quanh bầu cử tại Mỹ và căng thẳng leo thang ở Trung Đông đẩy giá bạc leo đỉnh 12 năm

Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Ngày 10/2/2025, Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng với các đối tác thương mại của Mỹ và gây ra một đợt lạm phát mới ở trong nước.

Áp thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam có thể tăng nguồn thu ngân sách và hạn chế hiện tượng trốn thuế Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài khi áp thuế suất tối thiểu toàn cầu

Fed giữ nguyên lãi suất sau 3 đợt cắt giảm liên tiếp, lo ngại về việc lạm phát vẫn 'nóng' lên

Kết thúc cuộc họp chính sách 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất, đảo ngược động thái nới lỏng mạnh tay trong bối cảnh các quan chức cần cân nhắc về các vấn đề chính trị và kinh tế.

Vàng đứng giá 85,1 triệu đồng/ lượng chờ tín hiệu của Fed Vàng bị bán ồ ạt sau cuộc họp của FED, giá mất mốc 2.600 USD/ounce

Hội đồng Vàng Thế giới: Giá vàng sẽ tăng trưởng 'khiêm tốn hơn nhiều' trong năm 2025

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, sau khi liên tục phá những mức cao kỷ lục trong năm nay và có được mức tăng giá tốt nhất hàng năm trong một thập kỷ qua, giá vàng sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm tới.

Vàng miếng SJC tiếp tục neo ở mốc 87,1 triệu đồng mỗi lượng Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn đồng loạt giảm mạnh tới 1 triệu đồng/lượng