Xuất khẩu tôm có nhiều triển vọng tại thị trường Nhật Bản

Mặc dù chỉ đứng ở vị trí thứ ba trong top 5 thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam, nhưng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá rất cao về tiềm năng của thị trường Nhật Bản và cho rằng “xuất khẩu tôm của Việt Nam có nhi

Chế biến tôm xuất khẩu - ảnh minh họa
Chế biến tôm xuất khẩu - ảnh minh họa

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến giữa tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 749,793 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước, tăng không đáng kể 0,98%.

Thị trường Mỹ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt 41,270 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 77,2%; kế đến là thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đạt 42,356 triệu USD (trong đó Hồng Koong đạt 8,423 triệu USD), so với cùng kỳ tăng 275,2%; thị trường Nhật Bản đứng thứ ba với 37,181 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 29,8%; khối thị trường EU đạt 29,651 triệu USD, tăng 21,8% và thị trường Hàn Quốc đạt 23 triệu USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ.

Trong tháng 1/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 37 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy Hàn Quốc đứng vị trí thứ năm trong top 5 thị trường lớn nhập khẩu tôm nhưng Việt Nam lại là quốc gia cung cấp tôm lớn nhất vào thị trường này. Trong tháng 1/2024, tổng giá trị nhập khẩu tôm của Hàn Quốc đạt 72,596 triệu USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch nhập khẩu tôm Việt Nam đạt 28,65 triệu USD, chiếm 39,46%, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Top 5 các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản

Quảng cáo

Trong tháng 1/2024, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất sang Nhật Bản, chiếm 13,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm sang Nhật Bản. Năm 2023, trong bối cảnh khó khăn chung, Thực phẩm Sao Ta vẫn duy trì kim ngạch xuất khẩu tốt sang thị trường Nhật. Các sản phẩm thế mạnh của công ty xuất khẩu sang thị trường này gồm các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng như tôm bao bột, tôm duỗi, tôm chiên, tôm sushi…. Năm 2024, bên cạnh mở rộng các thị trường khác, công ty tiếp tục dồn lực phát triển tại thị trường Nhật. Chiến lược này nhằm phát huy thế mạnh và tránh cạnh tranh về giá trực tiếp với Ecuador tại thị trường Mỹ.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đứng ở vị trí thứ hai về xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, chiếm 9,1% tỷ trọng với các sản phẩm nổi bật như tôm sú bỏ đầu tươi đông lạnh, tôm chân trắng tẩm bột, tôm sú hấp, tôm sú nobashi, tôm chân trắng PD, tôm chân trắng Ebifry, tôm sushi, tôm ebishin, tôm sú tempur …

Đứng thứ ba là Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang chiếm tỷ trọng 7,2%; Công ty Cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước, chiếm tỷ lệ 6,0%; Công ty Cổ phần Hải Việt, chiếm tỷ lệ 5,6%.

Bà Phùng Thị Kim Thu, Chuyên gia thị trường Tôm VASEP cho biết, trong năm 2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản sụt giảm khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường này giảm, lạm phát tăng, đồng yên mất giá, ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản năm 2023 đạt gần 57 nghìn tấn, trị giá 511 triệu USD, giảm 17% về lượng và giảm 24% về trị giá so với năm 2022. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này đã có tín hiệu phục hồi khi tăng nhẹ trong tháng cuối cùng của năm 2023.

Theo Hải quan Nhật Bản, năm 2023, tôm là mặt hàng Nhật Bản giảm nhập khẩu mạnh nhất, giảm 9,4% về lượng, đạt 212,4 nghìn tấn. Giá nhập khẩu tôm của Nhật Bản năm 2023 trung bình ở mức 9,6 USD/kg, giảm 1,4% so với năm 2022.

Vẫn theo bà Kim Thu, thị trường Nhật Bản được đánh giá còn nhiều tiềm năng và sẽ phục hồi sớm hơn so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU trong năm 2024. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu sản phẩm phải ngon, bổ, đẹp mắt, chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, phù hợp với trình độ, năng lực chế biến của Việt Nam.

Ngoài ra, thị trường Nhật Bản có vị trí địa lý gần hơn so với Mỹ, EU và phương thức thanh toán cũng an toàn hơn. Hiện, sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng chiếm 40 – 45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Trình độ chế biến chung của các doanh nghiệp tôm Việt thuộc mức cao trên thế giới và đây là một lợi thế cạnh tranh của tôm Việt tại thị trường Nhật Bản. Tôm Việt Nam đang dẫn đầu trong thị phần tôm cao cấp ở thị trường này.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Đất nền phân lô phía Nam sẽ tăng giá bao nhiêu % sau Tết Nguyên đán?

Những lô đất giá tốt được nhà đầu tư ôm vào từ thời điểm giữa năm 2023 đã bắt đầu có lời trên dưới 10%. Khi đất nền bước vào nhịp phục hồi như dự báo, giá phân khúc này có thể tiếp tục tăng thêm một nhịp vào năm 2025.

Đất nền phân lô phía Nam có “đổi chiều” vào cuối năm, đây là dự báo bất ngờ của chuyên gia trong ngành TP.HCM: Đất nền trong dân giá 2 tỷ đồng sắp "biến mất"

VNDIRECT giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2024, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 xuống 6,6%

Theo chuyên gia VNDIRECT, thách thức có thể gia tăng trong năm 2025, đặc biệt nửa cuối năm nếu Tổng thống Mỹ thúc đẩy thực thi chính sách bảo hộ thương mại, kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt với một số trở ngại nhất định.

Giá vàng bốc hơi 8 triệu đồng, chuyên gia dự báo "xu hướng tích cực" Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Việc điều chỉnh này được thực hiện trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành TTTD linh hoạt, hiệu quả, kịp thời đáp ứng vốn cho nền

Những công ty chứng khoán còn ít room cho vay margin nhất sau quý IV/2023 Đất Xanh “khóa” room ngoại để chào bán 57 triệu cổ phiếu cho tối đa 9 nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư "ôm" đất nền từ thời "sốt" đất ở Quảng Bình, Đà Nẵng, Phú Yên... giờ giá ra sao?

Giai đoạn 2021 - đầu năm 2022 sốt đất cục bộ ở một số tỉnh thành, nhiều nhà đầu tư đi ôm đất nền. Tuy nhiên, sau đó thị trường rơi vào trầm lắng, đất nền giảm giá, nhiều người phải cắt lỗ. Đến nay, ở khu vực miền Trung các tỉnh như Phú Yên, Quảng Bình...

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Vượt qua “vùng đáy”, thị trường bất động sản TPHCM đang dần lấy lại đà phát triển, tốc độ phục hồi tuy chậm nhưng chắc và dự kiến sẽ tăng tốc từ thời điểm cuối năm.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Đua nhau tăng bốc đầu, chuyện gì đang xảy ra với nhóm cổ phiếu bất động sản?