Trung Quốc có thể nhập khẩu LNG cao kỷ lục trong năm 2024

Trung Quốc - nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới, đang có kế hoạch mua khoảng 80 triệu tấn LNG trong năm nay.

Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet

Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc có thể đạt mức kỷ lục trong năm 2024, do nhu cầu mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế phục hồi và quá trình khử carbon trong ngành công nghiệp.

Chuyên gia cao cấp Zhang Yaoyu, người phụ trách về LNG và năng lượng mới của PetroChina International thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc - nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới, đang có kế hoạch mua khoảng 80 triệu tấn LNG trong năm nay, do nhu cầu từ các ngành công nghiệp và thương mại ngày càng gia tăng.

Nhập khẩu LNG của Trung Quốc trong năm 2023 đã tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước đó lên 71,32 triệu tấn, vượt Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới. Đây là mức tăng đáng kể so với mức nhập khẩu 63,44 triệu tấn LNG vào năm 2022.

Quảng cáo

Nhà phân tích Li Ziyue của BloombergNEF cho biết, Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu về LNG trên toàn thế giới trong bối cảnh nước này chuyển đổi năng lượng. BloombergNEF dự báo nhu cầu khí đốt tự nhiên cơ bản của Trung Quốc trong năm 2024 sẽ tăng 8% so với cùng kỳ năm trước lên 421 tỷ m3, trong khi nhập khẩu LNG ước tính tăng 17% lên 81 triệu tấn trong năm nay.

Các công ty Trung Quốc đang có xu hướng tăng cường nhập khẩu LNG về lâu dài hơn bất kỳ quốc gia nào, vì nước này đang tìm cách ký nhiều thỏa thuận hơn để tránh tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra và giảm sự phụ thuộc vào việc giao hàng. Theo hãng tin Bloomberg, 33% trong tổng lượng LNG dài hạn toàn cầu vào năm ngoái được chuyển đến Trung Quốc.

Theo Triển vọng LNG năm 2024 của tập đoàn năng lượng Shell (Anh), thị trường LNG toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển vào những năm 2040, chủ yếu bởi quá trình khử carbon công nghiệp của Trung Quốc.

Sự phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt của Trung Quốc đã tăng tốc trong những năm gần đây và triển vọng nhu cầu khí đốt, LNG dài hạn ở Trung Quốc vẫn mạnh do nước này cũng đang đa dạng hóa các điểm nhập khẩu.

Phó Chủ tịch điều hành Steve Hill của Shell Energy nhận định rằng, Trung Quốc có khả năng chi phối nhu cầu LNG trong thập kỷ này khi ngành công nghiệp của đất nước tìm cách cắt giảm lượng khí thải carbon bằng cách chuyển từ than sang khí đốt.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"