Đồng yên yếu giúp một ngành kinh tế trở thành "mỏ hái ngoại tệ" lớn thứ 2 cho Nhật Bản, chỉ sau xuất khẩu ô tô

Chi tiêu khách quốc tế tại Nhật Bản vượt xa giá trị xuất khẩu của linh kiện điện tử và thép, phần lớn được thúc đẩy bởi đồng yên yếu.

Chi tiêu của du khách quốc tế tại Nhật Bản đã tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua, trở thành ngành mang về ngoại tệ lớn thứ 2 cho đất nước, sau xuất khẩu ô tô.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy chi tiêu của du khách nước ngoài tại thị trường Nhật Bản đạt 7,2 nghìn tỷ yên (45,1 tỷ USD) trong 1/2024.

Trước đại dịch, con số này đạt 4,6 nghìn tỷ yên trong quý 4/2019, sau đó sụt giảm do COVID-19, rồi phục hồi từ Q2/2023 và tiếp tục tăng kể từ đó.

Du lịch quốc tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. Mặc dù con số 7,2 nghìn tỷ yên chưa bằng một nửa so với giá trị xuất khẩu ô tô năm 2023 của nước này – ở mức 17,3 nghìn tỷ yên, nhưng vẫn cao hơn giá trị xuất khẩu linh kiện điện tử, bao gồm chất bán dẫn và thép – mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 và 3 trong năm ngoái.

Quảng cáo

Ngành du lịch quốc tế cũng đang tăng tưởng nhanh hơn các lĩnh vực trên. Chi tiêu hàng quý của du khách tăng hơn 60% trong 5 năm tính đến Q1/2024, trong khi xuất khẩu ô tô và thép tăng khoảng 45% từ năm 2019 đến năm 2023, linh kiện điện tử tăng chưa đến 40%.

Saisuke Sakai của Mizuho Research & Technologies cho biết: “Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa vẫn chưa đảm bảo ngay cả khi đồng yên yếu, do các công ty chuyển cơ sở sản xuất trong nước ra nước ngoài trong những năm 2010, cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế trong các lĩnh vực như chất bán dẫn suy giảm”.

Trong khi đó, số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản đã vượt mức cao kỷ lục được thiết lập trước đại dịch. Dữ liệu của chính phủ cho thấy tổng số khách quốc tế đến Nhật Bản hàng tháng lần đầu đạt 3 triệu vào tháng 3 và vượt mốc đó trong ba tháng liên tiếp. So với các nền kinh tế lớn khác, chi tiêu của khách quốc tế cũng tăng so với mức trước đại dịch.

Theo sách trắng hàng năm về du lịch của chính phủ Nhật Bản, chi tiêu khách quốc tế đến nước này đã tăng 38,8% trong khoảng từ Q4/2019-Q4/2023. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha và Ý, mức tăng lần lượt là 30,7% và 16,5%. Còn ở Mỹ và Singapore giảm lần lượt 4,3% và 1,6%. Chi tiêu bình quân mỗi du khách tại Nhật Bản tăng 31% từ năm 2019 đến 2023.

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố chính dẫn đến mức tăng trưởng vượt bậc này, vì yên đạt mức trung bình 140,58/USD vào năm 2023, mất giá gần 30% so với năm 2019.

Làn sóng khách du lịch nước ngoài cũng mang đến những thác thức cho Nhật Bản. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng du lịch không theo kịp tốc độ tăng trưởng khách quốc tế. Ngành khách sạn và hàng không phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng. Trong khi đó, quá tải du lịch là vấn đề nhức nhối ở nhiều điểm đến.

Theo Nikkei Asia

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Giá dầu nối dài đà tăng do căng thẳng Trung Đông gia tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 24 – 30/6, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá trái chiều ở 4 nhóm mặt hàng, nhưng lực bán áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,06% x

Giá dầu suy yếu, chỉ số giá hàng hoá rời mức đỉnh hơn một năm Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,93%

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%.

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 GDP danh nghĩa của Trung Quốc được dự báo sẽ ngang bằng với Mỹ trong 2024 và vượt qua trong thập kỷ tới

Thị trường ngày 29/6: Giá dầu giảm nhẹ, đồng, quặng sắt tăng, lúa mì giảm 16% trong tháng

Phiên cuối tuần, giá dầu giảm nhẹ nhưng tính chung cả tháng tăng 6%, lạm phát của Mỹ hạ nhiệt khiến vàng thay đổi ít, đồng tăng. Lúa mì giảm 16% trong tháng.

Thị trường rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 30 điểm phiên đầu tuần Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

18 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á

Tạp chí Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á - The Southeast Asia 500 năm 2024, trong đó có 18 ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được xếp hạng cao nhất trong 18 ngân hàng

Điểm tên những nhóm ngành có khả năng tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong quý II/2024 Loạt công ty vừa nhận quyết định xử phạt của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Thông tin lạm phát Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến giá vàng tuần này

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt top 15 thành phố tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu

Theo đánh giá của Savills Research, Việt Nam có hai thành phố lọt vào top 15 Trung tâm tăng trưởng hàng đầu, với hàng loạt các chỉ tiêu về gia tăng thu nhập, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư của nước ngoài mạnh mẽ vào Việt Nam trong thời gian gần đây....

Lạm phát nền kinh tế lớn nhất châu Âu dự kiến quay đầu tăng trở lại: Nỗi lo còn hiện hữu sau tín hiệu tích cực? 5 tháng, thu ngân sách nhà nước tăng gần 15%, kinh tế đang phục hồi tích cực Chuyên gia: Xét tất cả các tiêu chí, Việt Nam là một nền kinh tế thị trường

"Hạ nhiệt" giá vé máy bay chặng nội địa

Dù đang là thời kỳ cao điểm du lịch, nhưng nhiều hãng hàng không đã điều chỉnh giá vé máy bay chặng nội địa thấp hơn nhiều so với mức giá tối đa theo quy định. Ngay trong tháng 6/2024, giá vé chỉ tương đương từ 13-80% mức giá tối đa trên các chặng bay.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu nghiên cứu giảm giá vé máy bay Bamboo Airways hoàn thành đồng nhất đội máy bay Nữ cơ phó người Việt đầu tiên lái máy bay Embraer và những lựa chọn bản lĩnh của tuổi trẻ