Trước sầu riêng '1 vốn 4 lời', bầu Đức cũng từng có những mảng kinh doanh '1 vốn, 2-3 lời' nhưng đều không duy trì được lâu

Bầu Đức vừa công bố mảng kinh doanh sầu riêng, với lợi nhuận cao gấp 4 lần giá vốn. Trong quá khứ, những mảng kinh doanh như bán bò, trái cây, bán heo cũng từng có những thời điểm đạt được hiệu suất rất cao, nhưng lại không duy trì được lâu dài.

Trước sầu riêng '1 vốn 4 lời', bầu Đức cũng từng có những mảng kinh doanh '1 vốn, 2-3 lời' nhưng đều không duy trì được lâu

Cuối tuần vừa qua, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã tổ chức hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư, để chia sẻ về tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023, tình hình triển khai các dự án và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.

Tại đây, bầu Đức cho biết đang sở hữu 1.200 ha sầu riêng, bao gồm Musang King và Mong Thong Thái tại Việt Nam và Lào. Loại cây này đã được ông trồng từ năm 2018 nhưng ông giữ kín và chỉ đến khi có thành quả mới công bố.

Trong đó, năm 2023 công ty sẽ thu hoạch 3 vườn nhỏ, tương đương 80ha với 1.000 tấn sầu riêng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã thu hoạch 21ha, thu được 500 tấn, chi phí bỏ ra 3,6 tỷ đồng và bán được 18 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận 14,4 tỷ đồng, đồng nghĩa với tỷ lệ "1 vốn, 4 lời" hay biên lợi nhuận lên tới 80%.

Nếu thành công, sầu riêng sẽ là mảng kinh doanh siêu lợi nhuận của Bầu Đức và trong tương lai sẽ trở thành trụ cột chính. Bầu Đức giờ đây khẳng định kiềng 3 chân của tập đoàn sẽ là "chuối-heo-sầu".

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bầu Đức có duy trì được biên lợi nhuận lên đến 80% nếu quy mô doanh thu lên hàng trăm tỷ đồng, hoặc nghìn tỷ hay không. Trước sầu riêng, bầu Đức cũng đã có những mảng kinh doanh với biên lợi nhuận gộp lên tới hàng chục phần trăm, nhưng tính trong thời gian dài lại không ổn định.

Còn nhớ, hồi quý 2/2015, khi đứng trước những áp lực tài chính ngắn hạn, Hoàng Anh Gia Lai từng bán bò và ngay trong quý đầu tiên, công ty ghi nhận doanh thu tới 766 tỷ đồng, và biên lợi nhuận lên tới 38%. Sang quý 3/2015, doanh thu tiếp tục tăng vọt lên 1.379 tỷ đồng và biên lợi nhuận là 29%.

Quảng cáo

Mặc dù vậy, lợi nhuận của đàn bò sau đó cứ giảm dần và đến cuối năm 2016 chỉ còn khoảng 5%.

Giai đoạn năm 2017-2018, lợi nhuận gộp từ bán bò có lúc lên tới 70% hay 90%, nhưng thực tế doanh thu lúc này còn rất thấp nên con số lợi nhuận tuyệt đối đem về cho công ty cũng không đáng kể.

11-3987.png

Sau đàn bò, bầu Đức chuyển hướng sang trồng cây ăn trái, cũng vẫn với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài do trái cây đem về dòng tiền nhanh và đều đặn hơn.

Từ quý 2/2017, HAGL bắt đầu có doanh thu trái cây, đạt 652 tỷ đồng. Một lần nữa, mảng kinh doanh mới của bầu Đức lại đạt biên lợi nhuận rất cao, lên tới 60%. Tuy nhiên, không giống như mảng bán bò "sớm nở tối tàn", trái cây của bầu Đức vẫn được duy trì suốt 6 năm qua và giờ đây trở thành trụ cột của tập đoàn.

Trong giai đoạn Covid-19, mảng trái cây có lúc kinh doanh dưới giá vốn. Thế nhưng thời gian gần đây , mảng trái cây đã quay trở lại mức lợi nhuận gộp trong khoảng 30-50%.

2-1573.png

Gần đây nhất, bầu Đức bán heo từ quý 4/2020 với biên lợi nhuận có thời điểm quý 2/2021 lên tới gần 50%. Sau đó, lợi nhuận gộp đã suy giảm và còn ổn định trong khoảng 30% trong khoảng 1 năm.

Tuy nhiên, trong 2 quý gần đây, biên lợi nhuận gộp từ bán heo đã giảm mạnh, chỉ còn 0% và 12%. Bầu Đức thừa nhận việc bán lẻ heo thương hiệu heo ăn chuối Bapi đã thất bại do cách tổ chức thực hiện không đúng.

Theo Nhịp sống thị trường Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank bất ngờ muốn chi gần 10.000 tỷ đồng để trở thành cổ đông của FPT LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng