Từng là "thỏi nam châm" hút vốn ngoại, vì sao khối ngoại lại liên tục xả MWG?

Hàng chục triệu cổ phiếu MWG của Công ty CP Thế Giới Di Động liên tục bị “xả” trong 2 tháng, khiến room ngoại hở gần 3%, trong khi trước đó, khối ngoại từng phải trả mức giá chênh (premium) cao ngất ngưởng để có thể sở hữu MWG.

Hàng chục triệu cổ phiếu MWG của Công ty CP Thế Giới Di Động liên tục bị “xả” trong 2 tháng, khiến room ngoại hở gần 3%, trong khi trước đó, khối ngoại từng phải trả mức giá chênh (premium) cao ngất ngưởng để có thể sở hữu MWG.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng cổ phiếu MWG trong phiên ngày 7/11, giá trị bán ròng của MWG lớn nhất thị trường, lên đến 121 tỷ đồng, nâng tỷ lệ room còn lại của khối ngoại ở cổ phiếu này lên hơn 41,1 triệu cổ phiếu.

Trước đó, MWG cùng một số cổ phiếu khác như FPT luôn được nhà đầu tư nước ngoài săn đón để sở hữu thêm, gần như không bao giờ xuất hiện tình trạng hở room, thậm chí, dòng tiền ngoại sẵn sàng trả mức giá chênh (premium) cao nhất thị trường, lên đến 40% để sở hữu MWG. Room ngoại ở MWG ở mức 49%, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ hiện ở mức 46,19%, mức hở room ngoại lớn nhất của MWG trong nhiều năm qua.

Thực tế, một số quỹ ngoại lớn đã liên tục bán MWG như Arisaig Asian Fund Limited - quỹ thành viên thuộc Arisaig Partners (Singapore). Arisaig Asian Fund Limited đã nắm giữ MWG trong 3 năm và liên tục bán bớt MWG giảm sở hữu với mục đích “tái cơ cấu đầu tư” dù trước đó nhiều lần khẳng định việc đầu tư dài hạn vào MWG và không có tư duy giao dịch cổ phiếu. Tại ngày 28/8, Arisaig Asian Fund Limited chỉ còn 63,2 triệu cổ phiếu MWG.

Tương tự, nhóm quỹ Dragon Capital cũng đã bán ra hơn 4,1 triệu cổ phiếu MWG trong phiên ngày 1/11, giảm sở hữu của nhóm quỹ này tại MWG xuống còn 6,9%, tương ứng 101 triệu cổ phiếu.

Điều khiến các quỹ ngoại với ý định đầu tư dài hạn nhưng đã phải giảm tỷ lệ sở hữu MWG nhiều khả năng xuất phát từ kỳ vọng tăng trưởng của MWG. Sau một thời gian tăng trưởng “nóng” nhờ việc mở ồ ạt cửa hàng chiếm lĩnh thị phần, MWG đang phải tái cơ cấu khi đóng bớt các cửa hàng Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động, Bách Hoá Xanh (tại TP. Hồ Chí Minh)… trong bối cảnh ngành bán lẻ chịu sức ép lớn bởi sức cầu đi xuống.

Đồng thời, chuỗi nhà thuốc An Khang vẫn chật vật tìm kiếm lợi nhuận, ngay việc tăng quy mô cửa hàng, điều MWG từng làm tương tự với các chuỗi “đàn anh” cũng khó áp dụng với An Khang khi MWG đi sau Long Châu (FPT Retail). An Khang ghi nhận khoản lỗ luỹ kế hơn 553 tỷ đồng tại cuối quý III/2023. Bách Hoá Xanh cũng lỗ luỹ kế gần 8.300 tỷ đồng từ năm 2016 đến hết quý III/2023.

Báo cáo tài chính quý III/2023 của MWG cho thấy, MWG tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, doanh thu đạt 30.287 tỷ đồng, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp tiếp tục bị thu hẹp xuống chỉ còn 15,3% so với mức 23% cùng kỳ năm ngoái và 18,5% trong quý trước.

Quảng cáo

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, MWG báo lãi 37 tỷ đồng, giảm đến 96% so với cùng kỳ năm ngoái.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-mwg1-9003-5548.png

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của MWG giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống gần 87.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm gần 97%, xuống còn 78 tỷ đồng và mới thực hiện vỏn vẹn chưa đến 2% mục tiêu cả năm 2023 đề ra.

Dần tăng tốc phục hồi vào cuối năm 2024

Mảng bán lẻ dù đã hồi phục và có dấu hiệu tạo đáy từ quý II/2023 nhưng tốc độ phục hồi chậm, cùng với đó là tác động tiêu cực từ cuộc chiến về giá mà “người khởi xướng” không ai khác chính là MWG đã khiến kết quả kinh doanh của MWG chưa được như kỳ vọng. Điểm tích cực là cuộc chiến giá giúp MWG tiếp tục duy trì và chiếm lĩnh được thị phần ở mảng ICT.

screenshot-2023-11-08-at-152216-9731.png

Với Bách Hoá Xanh, số lượng cửa hàng đã giảm 22 cửa hàng so với đầu năm, đạt mức 1.706 cửa hàng. Bách Hoá Xanh thay đổi định vị từ “chợ hiện đại” thành “siêu thị mini”, đơn giản mô hình cửa hàng, chỉ giữ lại cửa hàng 150-200m2, giữ lại những mặt hàng có tần suất tiêu dùng cao. Những thay đổi này đã mang lại hiệu quả cho chuỗi Bách Hoá Xanh khi ghi nhận doanh thu ước tính khoảng từ 1,65 tỷ đồng/cửa hàng, tiệm cận điểm hoà vốn (khoảng 1,7-1,8 tỷ đồng/cửa hàng).

Trong báo cáo phân tích về MWG, Công ty Chứng khoán DSC kỳ vọng chuỗi Bách Hoá Xanh có thể đạt điểm hoà vốn trong năm 2023 và đóng góp lợi nhuận cho MWG trong năm 2024.

Dự phóng kết qủa kinh doanh của MWG, DSC cho rằng, tốc độ phục hồi với ngành bán lẻ nói chung và MWG nói riêng sẽ diễn ra tương đối chậm trong nửa đầu năm 2024 và kỳ vọng dần tăng tốc phục hồi trong giai đoạn cuối năm 2024.

Báo cáo của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đưa ra nhận định, chiến lược cạnh tranh về giá dường như vẫn chưa kết thúc khiến triển vọng lợi nhuận cả năm của MWG kém khả quan.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%

HSBC thu xếp khoản vay không ràng buộc khoảng 40 triệu USD cho GELEX Hạ tầng

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp thành công giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam, kể từ sau thương vụ với Nutifood vào năm 2021.

Dragon Capital liên tục bán cổ phiếu GEX, không còn là cổ đông lớn VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SIP, VIX và GEX

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR)

Ngày 21/3/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Doanh thu thuần hơn 8 tỷ đồng, Phát Đạt (PDR) báo lãi nhờ bán công ty liên kết Con gái chủ tịch Phát Đạt (PDR) không bán cổ phiếu như đã đăng ký