VEAM dự chi 6.600 tỷ đồng chia cổ tức bằng tiền mặt 50%

Năm 2024, VEAM đặt mục tiêu kinh doanh khá khiêm tốn đồng thời tiếp tục trình kế hoạch niêm yết cổ phiếu VEA trên HoSE.

Những sản phẩm của VEAM
Những sản phẩm của VEAM

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM - UPCoM:VEA) đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, dự kiến sẽ tổ chức ngày 20/6 tại Hà Nội.

Lãnh đạo VEAM cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động của VEAM, một số vấn đề tồn đọng từ trước vẫn chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là công nợ khó đòi, bao gồm nợ hỗ trợ vốn cho các đơn vị thành viên.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực động cơ và máy nông nghiệp của VEAM liên tục sụt giảm, kinh doanh ô tô cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc. Công ty dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng tồn kho lâu năm, cũng như trong việc đưa các sản phẩm mới ra thị trường.

dautukinhtechungkhoanvn-stores-news-dataimages-2024-052024-27-23-ke-hoach20240527234940-1510.jpg

Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên VEAM

Theo kế hoạch, kinh doanh của công ty mẹ năm 2024 dự kiến đạt tổng doanh thu đạt 6.414 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 19%, còn 5.489 tỷ đồng.

Kế hoạch lợi nhuận này chưa bao gồm trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm. Trong đó, doanh thu từ thương mại và dịch vụ được kỳ vọng tăng 124%, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh thu bán hàng.

Quảng cáo

Doanh thu tài chính đặt mục tiêu khá khiêm tốn, bằng 74% so với năm trước do lãi suất tiền gửi thấp hơn và các doanh nghiệp mà VEAM đầu tư góp vốn kinh doanh sụt giảm.

Năm 2024, công ty sẽ tập trung tìm giải pháp về pháp lý và thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ lượng xe tồn đọng, hoàn thiện đề án tái cơ cấu, với mục tiêu thoái vốn ở các đơn vị hoạt động không hiệu quả.

Đáng chú ý, VEAM dự kiến dành 6.691 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2023, với 1,328 tỷ cổ phiếu đang lưu hành thì mức cổ tức xấp xỉ 5.035 đồng/cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 50,35%.

Hội đồng quản trị sẽ trình ĐHĐCĐ ủy quyền để quyết định việc phân phối lợi nhuận theo ý kiến của Bộ Công Thương và lựa chọn thời điểm chi trả cổ tức năm 2023 phù hợp.

VEAM cũng sẽ tiếp tục trình ĐHĐCĐ thông qua việc niêm yết cổ phiếu VEA trên HoSE. Mặc dù Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 đã thông qua việc niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán, VEAM chưa hoàn thành việc này do chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về niêm yết.

Trong kỳ ĐHĐCĐ tới, Hội đồng quản trị sẽ trình việc xem xét thông qua đơn đề nghị xin thôi của bà Nguyễn Thị Nga. Bà Nguyễn Thị Nga là thành viên HĐQT của VEAM từ năm 2017, bà sở hữu hơn 64 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,83% cổ phần của VEAM.

Bà Nguyễn Thị Nga còn được biết đến là Chủ tịch Tập đoàn BRG, giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT SeABank, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng khác như Chủ tịch HĐQT của Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Phú Mỹ, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, Chủ tịch HĐQT CTCP Cho thuê máy bay Việt Nam, ...

VEAM được biết đến là một trong những doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt cùng chính sách chia cổ tức Top đầu trên sàn chứng khoán.

Năm 2023, công ty này ghi nhận hơn 3.800 tỷ đồng doanh thu và 6.265 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, biên lãi ròng đạt 164,6%. Quý I/2024, dù chỉ đạt doanh thu xấp xỉ 900 tỷ song VEAM thu về khoản lợi nhuận sau thuế lên tới 1.435 tỷ đồng.

Theo Tại chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%