Xuất hiện dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc 'hụt hơi'

Giá bán các sản phẩm sản xuất giảm đã làm giảm đáng kể biên lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp. Các doanh nghiệp này buộc phải tìm cách xuất khẩu nhiều hàng hóa ra thị trường nước ngoài, tuy nhiên bối cảnh thế giới đang có những yếu tố không thuận.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Xuất hiện dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc 'hụt hơi'

Lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc trong tháng 3/2024 giảm khi xuất khẩu giảm, cũng như áp lực giảm phát gia tăng.

Thực tế này khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng đà tăng trưởng vững vàng của kinh tế Trung Quốc ở thời điểm đầu năm nay sẽ khó để duy trì, theo nội dung bài báo được Bloomberg đăng tải.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố sản lượng tại các doanh nghiệp công nghiệp lớn nhất Trung Quốc giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Còn nếu tính trong 3 tháng đầu của năm, lợi nhuận của nhóm này tăng 4,3% lên 1,51 nghìn tỷ Nhân dân tệ tương đương 208 tỷ USD, chững lại đáng kể so với thời kỳ hậu COVID-19.

Đáng nói, việc lợi nhuận doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc giảm trong tháng 3/2024 diễn ra sau khi lợi nhuận nhóm doanh nghiệp này tăng trưởng 10,2% trong tháng 1 và tháng 2/2024. Xuất khẩu Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 3/2024 và vì vậy không bù lại được việc nhu cầu nội địa suy giảm.

Giá bán các sản phẩm sản xuất giảm đã làm giảm đáng kể biên lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp. Các doanh nghiệp này đã buộc phải tìm cách xuất khẩu nhiều hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, đang có những dấu hiệu cho thấy rủi ro địa chính trị gia tăng từ việc Trung Quốc đẩy mạnh xuất hàng ra thị trường nước ngoài.

Chính phủ nhiều nước phương Tây cáo buộc Trung Quốc cố tình đẩy năng lực sản xuất thừa ra thị trường nước ngoài, đẩy hàng hóa giá rẻ tràn ngập ra các thị trường. Giới chức Mỹ và châu Âu đã tiến hành nhiều cuộc điều tra với sản phẩm từ Trung Quốc bao gồm phương tiện đi lại bằng điện, đồng thời nói đến việc có thể sẽ có những rào cản thương mại mới.

Tất cả những yếu tố này khiến cho giới chức Trung Quốc chịu áp lực phải đưa ra thêm các gói kích cầu tài khóa và tiền tệ dành cho thị trường nội địa. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ hạ lãi suất trong năm nay, còn chính phủ Trung Quốc công bố chương trình tăng cường chi tiêu người dân vào ô tô và thiết bị gia đình bằng việc cung cấp chương trình trợ cấp cho việc đổi hàng cũ lấy hàng mới.

Chuyên gia phân tích tại NBS, ông Yu Weining, nhận xét: “Lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghệ đã duy trì đà tăng trưởng trong quý đầu của năm. Giới chức Trung Quốc sẽ cố gắng để kích cầu và cải thiện niềm tin của các loại hình doanh nghiệp, đồng thời củng cố cho nền tảng của nền kinh tế công nghiệp”.

Trong khoảng 41 ngành nghề chính của kinh tế Trung Quốc, ước tính lợi nhuận tại khoảng 28 ngành nghề tăng, lợi nhuận của các ngành nghề còn lại giảm. Lợi nhuận tại nhóm các doanh nghiệp khai mỏ hạ 18,5% còn lợi nhuận nhóm ngành sản xuất tăng.

Một thách thức lớn khác mà Trung Quốc đang phải đối mặt là sự hạn chế trong khả năng hỗ trợ nền kinh tế.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) được kỳ vọng sẽ áp dụng các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự suy yếu của đồng nhân dân tệ, sự không chắc chắn về thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và biên lợi nhuận ròng giảm tại các tổ chức cho vay thương mại vẫn đang hạn chế các nỗ lực này của PBOC.

Khu vực ngân hàng Trung Quốc cho đến nay vẫn phải gánh chịu rủi ro nợ xấu từ các doanh nghiệp bất động sản. S&P Global Ratings dự đoán tỷ lệ tài sản kém hiệu quả của các ngân hàng thương mại Trung Quốc sẽ tăng từ mức ước tính 5,55% vào năm 2023 lên 5,75% vào năm 2026.

Cho đến nay, Bắc Kinh đã kiềm chế thực hiện các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ, có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia của S&P Global Ratings cũng lưu ý rằng, những gói kích thích tài khóa đã triển khai đang giảm dần hiệu quả.

Theo Reuters,Bloomberg

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thế giới

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Biểu đồ này có thể khiến nhà đầu tư phải nhìn lại về vàng.

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ Dow Jones lại mất gần 500 điểm, S&P 500 trải qua phiên thấp nhất kể từ tháng 1: Lo ngại về lạm phát và địa chính trị đè nặng lên TTCK Mỹ
IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

Áp lực giá cả hạ nhiệt củng cố triển vọng tăng trưởng ở khu vực châu Á, song vẫn cần lưu ý đến một số rủi ro chính như khủng hoảng thị trường bất động sản Trung Quốc và sự phân mảnh địa kinh tế.

HSBC, WB, IMF nhận định thế nào về khả năng NHNN giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới? IMF: Không có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ
Ảnh: GettyImages

Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại nhờ kỳ vọng vào báo cáo việc làm Mỹ

Nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm đến báo cáo thị trường việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tháng 4/2024. Các chuyên gia kinh tế dự báo có 240.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 4/2024...

Giá dầu tại thị trường Mỹ sụt mạnh, mất mốc 80 USD/thùng Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều sau tuyên bố từ Chủ tịch FED
ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

Khoảng 60% số người lớn tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương không đi khám hoặc được kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong khi 31% cho biết có các triệu chứng trầm cảm do bệnh tật, cô lập với xã hội và bất an về kinh tế.

Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh với các đối tác chính đến từ châu Á-Thái Bình Dương