Động thái mới của nhóm cổ đông lớn tại Hải Phát Invest (HPX)

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2023 Hải Phát Invest dự kiến đề cử HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 5 thành viên và Ban Kiểm soát là 3 thành viên.

Công ty CP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã HPX) vừa công bố tài liệu bổ sung cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 dự kiến diễn ra vào 21/10 tới đây.

Theo công bố của HPX, danh sách đề cử Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023-2028 bao gồm 5 thành viên và Ban Kiểm soát bao gồm 3 thành viên.

Trong số các thành viên được đề cử có ông Vũ Hồng Sơn (sinh năm 1969), người có mối liên quan với Công ty CP Đầu tư Toàn Tín Phát – tổ chức thuộc nhóm tân cổ đông lớn tại Hải Phát Invest. Ông Sơn là thành viên HĐQT Toàn Tín Phát trong 1 năm 9 tháng, từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2023. Theo tìm hiểu, ông Sơn là một trong 3 cổ đông sáng lập của Toàn Tín Phát với sở hữu 5,5% vốn điều lệ.

Trước đó, ông Sơn tham gia làm việc và điều hành nhiều công ty chứng khoán như: Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương (Phó phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp từ tháng 10/2008 đến tháng 1/2008); Chứng khoán Everest (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc từ tháng 6/2008 đến tháng 12/2020); Chứng khoán DSC (Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc từ tháng 6/2021 đến tháng 11/2021) hay Chứng khoán Asean (Phó Tổng Giám đốc từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023).

Ngoài ra, ông Sơn còn từng giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đại Dương trong hơn 4 năm (từ tháng 2/2009 đến tháng 10/2013). Hiện, ông Sơn nắm 22 nghìn cổ phiếu HPX, tương ứng tỷ lệ 0,0072% vốn.

Việc ông Sơn được đề cử vào HĐQT HPX không quá bất ngờ sau khi Hải Phát có sự tham gia của nhóm cổ đông mới ngay trước thời điểm cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch.

Quảng cáo

Trước đó, trong phiên 14/9, ông Hoàng Văn Toàn cùng các bên liên quan đã báo cáo mua vào 49,6 triệu cổ phiếu HPX, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại Hải Phát Invest từ 0,23% lên 16,54% vốn điều lệ.

Danh sách được đề cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới của HPX cũng có hai gương mặt mới. Trong đó, ông Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1979) có trình độ thạc sỹ kinh tế. Ông Dũng có kinh nghiệm tại các công ty kiểm toán, ngân hàng, Chứng khoán FPTS (Trưởng nhóm Tư vấn tài chính Doanh nghiệp) hay Quỹ Đầu tư Nhật Bản.

Ngoài ra, ông Dũng còn là Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) từ năm 2011 đến 2018. Kể từ tháng 10/2022 đến hiện tại, ông Dũng đang làm cố vấn cho Công ty CP Eclipse Việt Nam.

Ông Lã Quốc Đạt (sinh năm 1989) trình độ Cử nhân kinh tế đối ngoại. Ông Đạt từng là Trợ lý giám đốc Chi nhánh 207-3 của Công ty TNHH MTV 207 BQP, Trợ lý giám đốc của Xí nghiệp Xây dựng công trình phía Bắc – Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản Xuất.

Ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT HPX và ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch HĐQT HPX là 2 cái tên còn lại trong danh sách đề cử HĐQT.

Danh sách thành viên được đề cử vào Ban Kiểm soát HPX nhiệm kỳ mới gồm: Bùi Đức Tuế, Đỗ Mạnh Quân và Chu Việt Hùng, trong đó: Ông Bùi Đức Tuế (SN 1963) chưa từng làm việc trong hệ sinh thái Hải Phát, trong khi ông Quân đang là Kế toán trưởng tại Hải Phát Kinh Bắc và ông Hùng đang là chuyên viên văn phòng Hải Phát Invest.

Về kế hoạch kinh doanh dự kiến trình tại ĐHĐCĐ, năm 2023, HPX đặt mục tiêu doanh thu tối thiểu 2.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tối thiểu 120 tỷ đồng. Hải Phát dự kiến không chia cổ tức năm 2023. Đồng thời, HĐQT Hải Phát Invest cũng sẽ trình cổ đông thông qua phương án không chia cổ tức 5% năm 2021 (tương đương chi 152 tỷ đồng) để tập trung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với năm 2022, công ty cũng không thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông.

Năm 2023, Hải Phát Invest sẽ tập trung tái cấu trúc toàn bộ hệ thống, cơ cấu sắp xếp lại mô hình hoạt động, số lượng công ty con, cơ cấu nhân sự trên tinh thần gọn nhẹ, giảm đầu mối để tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí; phương thức hoạt động phân định rõ chức năng quản lý và điều hành; xây dựng chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn của công ty và điều hành theo kế hoạch được thông qua, phê duyệt.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Nestlé Việt Nam bị phạt vì vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng do vi phạm các quy định trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo.

Vi phạm về phòng cháy chữa cháy, loạt cơ sở tại 2 dự án lớn của GP Invest bị Công an Cầu Giấy “nhắc tên” Bộ trưởng Tài chính nhắc vi phạm của E&Y, Deloitte,… tại SCB

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Cổ đông lớn đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NLG của Nam Long