PGS, TS. Trần Đình Thiên: Giá bán điện vẫn còn mang màu sắc "bao cấp"

Theo PGS, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong khi mấy năm gần đây, chi phí sản xuất điện tăng rất cao, các điều kiện đầu vào như vốn, tỉ giá hối đoái, giá các năng lượng khác… đều tăng cao nhưng giá điện tại Việt Nam vẫn g

Tại toạ đàm “Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 31/10, PGS, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu ý kiến: “Tinh thần của chúng ta là hỗ trợ người lao động, hỗ trợ xã hội trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, cách tư duy này trả giá bằng câu chuyện thị trường mất cân bằng. Đặc biệt đối với bên sản xuất như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nhiều doanh nghiệp sản xuất điện bị lỗ rất nặng”.

Mặt khác, giá điện thấp khiến tiêu dùng nhiều, lãng phí và không khuyến khích đầu tư sản xuất điện.

Theo ông Thiên, giá điện phải đảm bảo khâu sản xuất, còn phần hỗ trợ Nhà nước phải tách riêng, tính vào an sinh xã hội. "Cách bù giá, bao cấp một phần cho các đối tượng yếu thế hiện nay ảnh hưởng trực tiếp tới giá điện thực tế, làm hỏng cơ chế thị trường", ông Thiên nói và nhắc lại quan điểm rằng "giá điện cao chưa chết, nhưng mất điện mới gay".

Cũng theo ông Thiên, muốn có giá điện hợp lý thì nguyên tắc thị trường phải chi phối, đảm bảo cân bằng cung cầu và sản xuất, tiêu dùng.

trandinhthien-16987490747341922483715-1698749996495-1698749996981391993804-2134.jpg

Ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

"Cơ chế thực hiện giá điện với phương thức cơ bản đã định hình rồi, quan trọng là tách bạch rõ giữa giá thị trường và hỗ trợ cho đối tượng yếu thế. Không thể đầu vào cao mà vẫn để giá điện thấp", ông nói. Tức là, chính sách xã hội có cơ chế hỗ trợ các nhóm thu nhập thấp, tách bạch với giá điện chung. Khi đó các doanh nghiệp ngành điện không phải gánh lỗ như hiện nay.

Theo cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá nhiên liệu (than, khí, dầu) cho sản xuất điện giảm so với 2022 nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể, giá than nhập khẩu tăng gần 3 lần so với 2020, trên 1,3 lần so với 2021. Giá dầu cũng tăng xấp xỉ 2 lần năm 2020 và trên 1,1 lần 2021.

Trong khi đó, giá than pha trộn mua từ TKV tăng 29,6-46%, còn Tổng công ty Đông Bắc là 40,6-49,8% tùy chủng loại so với 2021. Tương tự, giá mua điện từ các nhà máy điện turbin khí cũng tăng, do lượng khí Nam Côn Sơn giảm mạnh. Những yếu tố này đẩy giá thành các nguồn điện than, turbin khí lên cao, trong khi tỷ trọng các nguồn phát này chiếm tỷ trọng 55% sản lượng điện toàn hệ thống.

Với chi phí nhiên liệu đầu vào hiện nay, EVN tính toán, giá thành sản xuất mỗi kWh khoảng 2.098 đồng, tức cao hơn giá bán lẻ bình quân gần 180 đồng một kWh.

Tại toạ đàm, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, cơ cấu điện hiện nay có nhiệt điện, thủy điện và các nguồn khác. Nguồn điện rẻ nhất hiện là thủy điện, chiếm khoảng 28% sản lượng, còn lại các nguồn điện giá thành cao như năng lượng tái tạo, trên 2.000 đồng một kWh với các dự án được hưởng giá FIT ưu đãi.

Quảng cáo
nguyentienthoa-1698749611839527902747-1698749997810-1698749998087167839490-5831.jpg

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính)

Ở giai đoạn mực nước các hồ thủy điện xuống thấp, để đảm bảo nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, ngành điện sẽ phải huy động các nguồn giá cao, như điện chạy dầu với giá thành 5.000- 5.800 đồng/kWh, trong khi giá bán lẻ bình quân hiện là 1.920,37 đồng/kWh.

"Chúng ta không thể mua cao - bán thấp do sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào, nhưng với nỗ lực của Nhà nước, ngành điện bù đắp về giá từ trước đến nay hiện vẫn đủ điện cho kinh tế với mức giá chưa tính đúng, đủ với giá thành", ông Thỏa nói.

hadangson-16987497205191313363006-1698749998776-1698749998977168966436-52.jpg

Ông Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng

Mặt khác, việc duy trì giá điện ở mức thấp cũng khiến các nhà đầu tư không muốn bỏ vốn vào các dự án nguồn, lưới điện. Ông Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng khuyến nghị, cơ chế về thu hút đầu tư, trong đó có giá điện cần thay đổi phù hợp để nhà đầu tư (tư nhân, nước ngoài) thấy hấp dẫn, sẵn sàng bỏ tiền, và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Việt Nam đang định hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, nên theo các chuyên gia, một trong ưu tiên chính sách là cần kiên quyết thực hiện lộ trình tăng giá điện và giá các năng lượng theo hướng tính đủ chi phí kinh tế, xã hội. Việc này nhằm hạn chế, hoặc ít nhất không ưu đãi với các ngành kinh tế thâm dụng điện năng và buộc doanh nghiệp phải đổi mới giải pháp kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa đồng tình, tính đúng, đủ là yêu cầu bắt buộc trong sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, gắn với cơ chế thị trường.

phanduchieu-1698752422901228404423-1698755854849-16987558554381505184294-2613.jpg

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế lưu ý, trước hết cần đảm bảo an ninh nguồn điện nhờ các chính sách đồng bộ, kịp thời phát triển ngành năng lượng. "Các dự án nguồn điện cần được đẩy nhanh, tăng tính cạnh tranh trên cơ sở giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, không sản xuất bằng mọi giá, và chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng, tiết kiệm điện, tiêu thụ điện xanh", ông nêu quan điểm.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Theo tổng cục Thống kê, trong tháng 8, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48%

Xuất hiện nhóm đầu tư âm thầm “gom hàng”, chờ bảng giá đất điều chỉnh

“Nếu có tiền mua gom lúc này, chờ thời gian nữa bảng giá đất điều chỉnh ban hành, thị trường hồi phục, giá đất sẽ bật tăng trở lại…”, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Tp.HCM phân tích.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nói gì về bảng giá đất mới sắp áp dụng Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 2-6/9/2024

Số liệu việc làm của Mỹ nổi bật trong số những chương trình nghị sự khi các thị trường chuẩn bị cho một tháng 9 đầy biến động: Pháp đang tìm cách vượt qua giai đoạn hỗn loạn về chính trị, Đức chuẩn bị cho các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, các nhà

Công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2023 KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

Đề xuất mở rộng các tỷ lệ hạn chế đầu tư của quỹ đại chúng

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng hạn chế đầu tư từ 10% lên 15% đối với đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành; từ 30% lên 35% đối với đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau

Thị trường "nhiễu" do cơ cấu ETF, dòng tiền tiếp tục ưu ái Midcap và Penny Cổ phiếu FTS được lọt vào rổ danh mục ETF của VanEck, ước tính được mua thêm 3,2 triệu cổ phiếu

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh

Kitco News dẫn lời các chuyên gia trong ngành cho biết, nhu cầu vàng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong những tháng tới, trong bối cảnh mối lo ngại về diễn biến của nền kinh tế và đồng nội tệ rớt giá.

Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Vàng nhẫn tăng giá, đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Đất nền phân lô phía Nam có “đổi chiều” vào cuối năm, đây là dự báo bất ngờ của chuyên gia trong ngành

Thị trường đất nền sẽ chỉ khởi sắc ở những khu vực gần trung tâm các đô thị hoặc vùng ven các đô thị. Còn những đất nền có vị trí vùng sâu, vùng xa sẽ khó hồi phục hay tạo sốt như những năm trước đây.

Giá bất động sản có thời điểm vượt xa giá trị thực và khả năng chi trả của người dân Đề xuất mức phạt tối đa đến 1 tỷ đồng với vi phạm trong kinh doanh bất động sản

KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

VIS Rating đánh giá, thị trường ngành chứng khoán 6 tháng đầu năm tương đối tích cực, tuy nhiên, một số công ty như KAFI, FTS, MBS, VND thường có 20-50% nguồn vốn vay từ khách hàng tổ chức và cá nhân, có thể phải đối mặt với rủi ro tái cấp vốn, bởi khi cá

Tách Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia khỏi EVN, thành lập công ty mới vốn điều lệ 776 tỷ đồng Chân dung tân Chủ tịch công ty có vốn điều lệ 776 tỷ vừa tách khỏi EVN