"Gánh" tăng trưởng của MWG 5 năm tới, Bách Hóa Xanh đang đi đúng hướng hậu tái cấu trúc?

Với nỗ lực tái cấu trúc, giảm số cửa hàng và cắt giảm chi phí, doanh thu của Bách Hóa Xanh trong hai tháng đầu năm 2024 cao gấp rưỡi cùng kỳ, ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu có lãi sau khi đạt được cột mốc hòa vốn vào cuối năm ngoái.

"Gánh" tăng trưởng của MWG 5 năm tới, Bách Hóa Xanh đang đi đúng hướng hậu tái cấu trúc?

Báo cáo cập nhật tình hình kinh doanh 2 tháng đầu năm 2024 của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di Động (mã MWG) cho thấy sau nhiều tháng nỗ lực tái cấu trúc, hệ thống cửa hàng của MWG giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, song đã ổn định hơn so với thời điểm cuối năm 2023.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, cả tập đoàn MWG đạt doanh thu hơn 21.613 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 17% kế hoạch doanh thu 2024 đề ra là 125.000 tỷ đồng.

Xét về cơ cấu, chuỗi Thế Giới Di Động, bao gồm Topzone và Điện Máy Xanh đóng góp lần lượt 21,2% và 47,7% vào tổng doanh thu của MWG, trong khi chuỗi Bách Hóa Xanh đóng góp 28,2%.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-doanh-thu-bhx-3894-6793-9327.png

Tỷ trọng đóng góp của Bách Hóa Xanh vào tổng doanh thu của MWG ngày càng lớn và vượt xa chuỗi Thế Giới Di Động

Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đạt 14.900 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu online đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 9%. Mức tăng này đánh dấu nỗ lực của công ty để duy trì doanh thu trong bối cảnh hoạt động với ít hơn 210 điểm bán so với cuối tháng 2/2023.

Theo MWG, động lực tăng trưởng chính đến từ ngành hàng điện máy, đặc biệt là máy lạnh, tủ lạnh và gia dụng. Các ngành hàng khác ghi nhận doanh thu tương đương hoặc giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Trong quý I/2024, MWG sẽ tiếp tục quá trình rà soát mọi hoạt động vận hành để cải thiện lợi nhuận tuyệt đối của chuỗi. Theo MWG, sau 5 tháng quyết liệt triển khai tái cấu trúc kể từ quý IV/2023, các chỉ số về hiệu quả hoạt động đang ghi nhận chuyển biến tích cực.

Sự chuyển mình tích cực sau tái cấu trúc cũng đang được ghi nhận tại chuỗi Bách Hóa Xanh, khi 2 tháng đầu năm nay chuỗi này mang về hơn 6.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 47% so với cùng kỳ.

Hiệu quả vận hành cải thiện rõ rệt hậu tái cấu trúc

Được Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài khẳng định là chuỗi cửa hàng sẽ "gánh" tăng trưởng của MWG trong 5 năm tới, từ cuối năm ngoái đến nay Bách Hoá Xanh đang dần chứng minh lời nói của lãnh đạo MWG là có căn cứ.

Mặc dù so với cùng kỳ năm 2023, số lượng cửa hàng của Bách Hóa Xanh đã giảm 31 điểm bán, xuống còn 1.698 cửa hàng nhưng doanh thu hai tháng đầu năm 2024 của Bách Hóa Xanh vẫn cao gấp rưỡi cho thấy hiệu quả tại các điểm bán đã được cải thiện đáng kể. Doanh thu trên từng cửa hàng duy trì mức 1,8 tỷ đồng dù công ty không hoạt động đủ ngày vì nghỉ Tết.

MWG cho biết, động lực tăng trưởng doanh thu của Bách Hóa Xanh đến từ cả hai ngành hàng thực phẩm tươi sống và FMCGs. Trong đó, thực phẩm tươi sống tăng hơn 70% và FMCGs tăng khoảng 40% so với 2 tháng đầu năm 2023. Năm nay, công ty đã lên kế hoạch từ sớm để chuẩn bị nguồn hàng và hệ thống kho vận, đảm bảo hoạt động vận hành xuyên suốt, đầy đủ và đa dạng các lựa chọn mua sắm, cũng như giá cả bình ổn hơn cho khách hàng.

Đồng thời, nhờ nỗ lực tái cấu trúc, mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng chi phí được kiểm soát tốt ngay cả trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên Đán. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp Bách Hoá Xanh cải thiện mạnh mẽ hiệu quả vận hành so với cùng kỳ.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-1-3970-9833-6910.png
Quảng cáo

Tại cuộc họp định kỳ với nhà đầu tư hồi cuối tháng 2/2024, ông Phạm Văn Trọng, quyền Giám đốc điều hành chuỗi Bách Hóa Xanh cũng đã hé lộ dự kiến Bách Hóa Xanh sẽ bắt đầu mang lợi nhuận về cho MWG từ năm nay và sẽ tăng dần theo thời gian. Để làm được điều đó, Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục nâng cấp danh mục hàng hóa, tập trung vào chất lượng, độ an toàn và trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng để thúc đẩy doanh thu. Đồng thời, tăng cường kiểm soát về chi phí, nhất là chi phí logistics và chi phí vận hành tại cửa hàng.

Với những đổi mới, lãnh đạo Bách Hóa Xanh tự tin với các cửa hàng cũ, khả năng đạt doanh thu 2 tỷ đồng/cửa hàng trong năm nay là trong tầm tay, bởi thực tế nhiều cửa hàng đã đạt được mức doanh thu này.

Trước đó, từ tháng 12/2023, Bách Hóa Xanh đã chạm mốc doanh thu bình quân 1,8 tỷ đồng/cửa hàng và chính thức đạt mục tiêu hòa vốn sau mọi chi phí tương ứng với thực tế vận hành hiện tại, và trên cơ sở hoạt động kinh doanh cốt lõi. Đây được xem là một thông tin quan trọng không chỉ đối với Bách Hoá Xanh mà còn tác động lớn tới chiến lược kinh doanh giai đoạn tiếp theo của MWG.

Theo lời Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài công ty chưa có bất kỳ kế hoạch nào liên quan tới thử nghiệm các chuỗi cửa hàng mới và sự tăng trưởng trong 5 năm tới của tập đoàn này sẽ "nằm trên vai" chuỗi Bách Hoá Xanh. Hiện Bách Hoá Xanh chiếm chưa nhiều thị phần, cơ hội mở rộng còn nhiều kể cả trong các tỉnh, thành mà Bách Hoá Xanh đã có cửa hàng cũng như các khu vực chưa vươn tới như miền Trung và phía Bắc.

Tuy nhiên, trước mắt, Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục mở rộng tại thị trường TP. Hồ Chí Minh bởi nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng thành phố còn rất lớn, trong khi nhiều vị trí vẫn chưa có sự xuất hiện của Bách Hóa Xanh. Các cửa hàng mở mới theo kế hoạch sẽ đặt tại quận 7 hay quận 4 - nơi có mật độ dân cư rất cao nhưng số cửa hàng lại hạn chế.

Tiến gần hơn đến mục tiêu thoát lỗ trong năm 2024

Dù triển vọng trong 5 năm tới là có, song thực tế, sau 8 năm bước chân vào thị trường bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng, Bách Hóa Xanh vẫn là "gánh nặng" lớn đối với MWG. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của MWG, Bách Hoá Xanh tiếp tục lỗ 1.211 tỷ đồng trong năm 2023, nâng tổng số lỗ luỹ kế sau 8 năm hoạt động lên 8.606 tỷ đồng.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-bhx-9660-6758-3612.png

Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2023 của MWG

Để bù đắp được số lỗ này, Bách Hóa Xanh sẽ cần không ít thời gian. Nhưng việc đạt được điểm hoà vốn vào cuối năm 2023 có thể là cột mốc quan trọng để chuỗi siêu thị này bứt phá. "Với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lãi gộp đang cải thiện, năm 2024 Bách Hóa Xanh sẽ đạt điểm hòa vốn. Chuỗi này sẽ tự kiếm tiền trang trải chi phí và tập đoàn sẽ không phải bù lỗ", Chủ tịch MWG nói tại cuộc họp hồi cuối tháng 2.

Trong kế hoạch kinh doanh năm 2024 dự kiến trình đại hội cổ đông tới đây, MWG đặt cũng cho Bách Hóa Xanh mục tiêu đóng góp khoảng 30% doanh thu, tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và bắt đầu mang lại lợi nhuận cho MWG từ năm 2024.

Đánh giá về mục tiêu của chuỗi Bách Hóa Xanh, trong báo cáo gần đây Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng mục tiêu có lãi năm 2024 là khả thi đối với chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng này nếu doanh thu trung bình trên cửa hàng đạt mốc 1,8 tỷ đồng. Động lực tăng trưởng doanh thu đến từ việc tiếp tục đẩy mạnh mảng hàng tươi sống thu hút khách hàng đồng thời giúp thúc đẩy mảng FMCGs.

Công ty chứng khoán này cũng lưu ý, trong năm 2023, Bách Hóa Xanh đã bứt phá ngoạn mục, đưa doanh thu vượt mặt các chuỗi lớn khác như Saigon Co.op và Wincommerce trên thị trường chuỗi siêu thị, với tăng trưởng ấn tượng, lần đầu tiên Bách Hóa Xanh vượt lên dẫn đầu về quy mô doanh thu. Trong khi các chuỗi lớn còn lại doanh thu đi ngang trong những năm vừa qua thì Bách Hóa Xanh sau tái cấu trúc đã có sự tăng trưởng ấn tượng.

Sau tái cấu trúc, KBSV dự kiến quá trình mở mới của Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục chậm lại trong năm 2024 để tối ưu toàn bộ chuỗi sau đó sẽ quay lại tăng tốc mở rộng kể từ năm 2025 ra các tỉnh lân cận và hướng dần ra khu vực miền Trung khi tiêu dùng hồi phục hoàn toàn và công ty có được mô hình hoàn chỉnh.

Dự phóng năm 2024, chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ chỉ mở mới 20 cửa hàng, với doanh thu trung bình tháng đạt 1,8 tỷ đồng/cửa hàng, tăng trưởng doanh thu 17%, với mức biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ so với năm 2023 do tăng tỷ trọng hàng tươi sống (hàng tươi sống có biên lợi nhuận nhỏ hơn hàng FMCG), tuy nhiên lợi nhuận gộp tuyệt đối vẫn sẽ tăng trưởng dương.

KBSV cho rằng năm 2024 Bách Hóa Xanh sẽ đạt lợi nhuận khoảng 150 tỷ đồng tương ứng với mức biên lợi nhuận ròng 0,4%. Mức lợi nhuận dù không đáng kể nhưng nó cho thấy cuối cùng Bách Hóa Xanh cũng tìm được mô hình tối ưu, sẵn sàng nhân bản mô hình đến các khu vực khác.

Còn về thông tin bán cổ phần chuỗi Bách Hóa Xanh, lãnh đạo MWG cho biết có kế hoạch bán 5- 10% cổ phần bằng hình thức phát hành riêng lẻ, sẽ hoàn tất giao dịch trong nửa đầu năm 2024 thì KBSV đánh giá giao dịch bán cổ phần này không ảnh hưởng quá nhiều đến triển vọng kinh doanh của Bách Hóa Xanh. Bởi, về cơ bản Bách Hóa Xanh và Tập đoàn mẹ MWG đang có nguồn vốn rất dồi dào sau năm 2023 với lượng tiền mặt và tiền gửi lên đến 1 tỷ USD, không cần thiết bán quá nhiều cổ phần để huy động thêm nguồn vốn đồng thời vẫn đảm bảo được tỷ lệ sở hữu lớn làm động lực tăng trưởng trong tương lai.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng từ Novaland

Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, đối với dự án Tân Thành Long An, bị cáo đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bị cáo liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

“Ông lớn” bất động sản Singapore muốn rút 70% vốn tại “siêu dự án” Saigon Sports City

Saigon Sports City là dự án khu phức hợp lớn gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao công cộng với quy mô lên đến 64 ha. Đây được xem là một trong những khu phức hợp lớn nhất TP.HCM, thuộc khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, phường An Phú,

Tập đoàn Singapore Sembcorp vừa chuyển giao nhà máy điện độc lập đầu tiên tại Việt Nam lại cho EVN Singapore đề xuất tăng cường Luật phòng, chống rửa tiền

Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

Theo BCTC tự lập, Novaland báo lãi 345 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nhưng sau soát xét ghi nhận lỗ 7.327 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết lý do chủ yếu là trích lập dự phòng thuế tại dự án Lakeview City.

MB Bank đang cho Novaland vay bao nhiêu tiền? Hàng tồn kho “phình to” lên hơn 5,6 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng tài sản của Novaland (NVL)

Thêm 1 lãnh đạo MWG thoái bớt vốn tại MWG sau khi ông Nguyễn Đức Tài hoàn tất bán ra 1 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Đức Tài vừa bán ra 1 triệu cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 33,4 họ triệu cổ phiếu về 32,4 triệu cổ phiếu, tương đương gần 2,22% vốn điều lệ Thế Giới Di Động.

Bộ đôi cổ phiếu bán lẻ MWG, FRT hạ nhiệt Chủ tịch Thế Giới Di Động muốn bán tiếp 1 triệu cổ phiếu MWG