Hãng bay quyết liệt tái cấu trúc, cần "bà đỡ" về mặt cơ chế

Các chuyên gia nhìn nhận rằng thành công của bất cứ cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp hàng không nào cũng đều rất cần tới sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan chức năng, về giải pháp tháo gỡ các khó khăn liên quan đến tài chính và cơ chế.

Bamboo Airways đã rà soát thực tế nhu cầu hành khách cũng như các điều kiện thị trường cho phép, tiến hành cắt giảm tần suất khai thác một số đường bay không hiệu quả, ít nhu cầu của hành khách.
Bamboo Airways đã rà soát thực tế nhu cầu hành khách cũng như các điều kiện thị trường cho phép, tiến hành cắt giảm tần suất khai thác một số đường bay không hiệu quả, ít nhu cầu của hành khách.

"Quả ngọt" bước đầu

Mới đây, đại diện hãng hàng không Bamboo Airways cho biết trong thời gian vừa qua, để khôi phục hoạt động giai đoạn hậu khủng hoảng Covid-19 nói chung, cũng như tái định hướng để giải quyết các vấn đề nội tại nói riêng, Hãng duy trì khai thác đảm bảo an toàn, an ninh tuyệt đối và chất lượng dịch vụ tốt, cùng lúc triển khai quyết liệt các giải pháp để tái cấu trúc toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, vị này cho biết đối với công tác điều phối đội tàu bay, Bamboo Airways đã và đang tích cực thảo luận, đàm phán với các đối tác để tái thiết kế cơ cấu và quy mô đội tàu phù hợp với yêu cầu hoạt động mới, ưu tiên tính kinh tế trong vận hành, chuẩn hóa đồng nhất cấu hình tàu bay, tiết giảm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, Bamboo Airways tiếp tục đa dạng hoá mạng lưới đối tác tiềm năng để chuẩn bị cho kế hoạch tăng cường số lượng tàu bay trong trung hạn, làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp Boeing và Airbus để triển khai các thoả thuận mua tàu bay đã được ký kết, nhằm chủ động nguồn lực đội tàu bay giai đoạn 2024 – 2028 và những năm tiếp theo.

Đối với mạng đường bay, Bamboo Airways đã rà soát thực tế nhu cầu hành khách cũng như các điều kiện thị trường cho phép, tiến hành cắt giảm tần suất khai thác một số đường bay không hiệu quả, ít nhu cầu của hành khách nói chung, đồng thời tăng cường khai thác trên các tuyến bay ghi nhận nhu cầu hành khách cao, qua đó gia tăng hiệu quả thương mại nói chung trên toàn mạng, cũng như đáp ứng tối ưu nhất dung lượng thị trường.

Những giải pháp tổng thể đã giúp Bamboo Airways xây dựng hướng đi phù hợp mới cho giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024. Cụ thể, cấu trúc đội tàu dự kiến bao gồm các chủng loại máy bay thân hẹp và phản lực, khai thác các đường bay trục kết nối trung tâm lớn như Hà Nội – TP. Hồ CHí Minh, Hà Nội – Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng; và các đường bay địa phương kết nối Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Quy Nhơn, Phú Quốc, Côn Đảo...

Quảng cáo
3517c3c1a69370cd2982-1699059830-9480.jpg

Bamboo Airways cam kết luôn duy trì dịch vụ hàng không tận tâm và hiếu khách để thay lời tri ân tới tình cảm và sự ủng hộ xuyên suốt của khách hàng dành cho Bamboo Airways.

“Trong mọi giai đoạn, trải nghiệm và quyền lợi của khách hàng vẫn luôn được chúng tôi đặt lên ưu tiên hàng đầu. Hãng vẫn không ngừng nỗ lực để đảm bảo chỉ số đúng giờ cao cùng sự an toàn tuyệt đối của các chuyến bay. Đồng thời, Bamboo Airways cam kết luôn duy trì dịch vụ hàng không tận tâm và hiếu khách để thay lời tri ân tới tình cảm và sự ủng hộ xuyên suốt của khách hàng dành cho Bamboo Airways trong suốt thời gian qua”, đại diện Bamboo Airways cho biết.

Khó đơn độc vượt khó

Có thể nói, những sự chuyển mình đổi mới bước đầu này là nền tảng quan trọng, tạo đà cho tiến trình tái cơ cấu dài hạn đang tiếp tục được Bamboo Airways triển khai, nhằm tái thiết bộ máy theo hướng tinh và gọn, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của hãng, thu hút nguồn lực chất lượng và các nhà đầu tư chiến lược.

Những nỗ lực quyết liệt từ nội tại doanh nghiệp là đã rõ. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận là không dễ để một doanh nghiệp hàng không đơn độc vượt khó một cách nguyên vẹn và ít vấp váp. Các chuyên gia nhìn nhận rằng thành công của bất cứ cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp hàng không nào cũng đều rất cần tới sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan chức năng, về giải pháp tháo gỡ các khó khăn liên quan đến tài chính và cơ chế.

Mọi hiệu ứng đến từ tinh giảm bộ máy, điều chỉnh đội tàu hay mạng lưới đường bay… đều chỉ là lối thoát tạm thời để doanh nghiệp cải thiện dòng tiền trước mắt. Còn xét về lâu về dài, môi trường hàng không buộc phải yêu cầu một lực lượng nhân sự đủ về số lượng, và chuẩn mực về chất lượng, để đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ cũng như an toàn, an ninh hàng không. Các tỉnh thành luôn đặt kỳ vọng vào những kết nối đường không có sức ảnh hưởng để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chưa kể, việc tinh giảm nhân lực còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của hàng loạt người lao động, gây mất ổn định an sinh xã hội.

Việc mạnh dạn triển khai những giải pháp trực diện và cần thiết với sự hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan có thể sẽ là cửa thoát hiểm cho Bamboo Airways vượt qua giai đoạn quyết định này. Suy cho cùng, một thị trường có nhiều nhà cung cấp tham gia, là một thị trường có tính cạnh tranh tốt, và bên được hưởng lợi nhiều nhất luôn là người tiêu dùng.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%