Huy động thành công 2 triệu USD, Inflow mang đến lợi thế sản xuất cho các thương hiệu thời trang toàn cầu

Tại vòng gọi vốn hạt giống của Inflow, các nhà đầu tư bao gồm AppWorks, 500 Global, January Capital, Spiral Ventures và Saison Capital.

Chủ thương hiệu thời trang nội địa nghe tư vấn từ Inflow
Chủ thương hiệu thời trang nội địa nghe tư vấn từ Inflow

Inflow, một nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất thời trang, đã kêu gọi thành công 2 triệu USD tại vòng gọi vốn hạt giống. Với nguồn vốn được bổ sung, Inflow sẽ tiếp tục mang đến những lợi thế trong việc tối ưu hóa thời gian tìm nguồn nguyên vật liệu, chọn lọc nhà xưởng và quản lý sản xuất cho các thương hiệu thời trang ở mọi quy mô.

Bà Lê Khanh, Founder kiêm CEO của Inflow chia sẻ: “Hãy tưởng tượng đến việc các thương hiệu thời trang có thể cập nhật những xu hướng mới nhất trên sàn diễn lên kệ hàng chỉ trong thời gian ngắn, hay việc có thể thử nghiệm mẫu mã và thay đổi nhanh như cách thị trường tiêu thụ thay đổi. Đó là tương lai mà Inflow đang hướng tới. Nền tảng của chúng tôi không chỉ là một giải pháp về chuỗi cung ứng được nghiên cứu và phát triển dựa trên những công nghệ phù hợp với vấn đề của khách hàng; mà còn là một cuộc cách mạng trong ngành sản xuất thời trang tận dụng vị trí trung tâm của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trao cho mọi khách hàng cơ hội tiếp cận quy trình sản xuất và sản phẩm chất lượng”.

Khai thác những lợi thế sản xuất hàng may mặc của Việt Nam và Đông Nam Á, Inflow đồng thời giải quyết những thách thức quan trọng của chuỗi cung ứng của ngành thời trang như: mạng lưới nhà cung cấp không rõ ràng và minh bạch, quản lý dự án kém hiệu quả trong chu trình sản xuất từ thiết kế đến thành phẩm.

Nền tảng Inflow có khả năng hiển thị toàn diện các thông tin, từ dự báo hàng tồn kho đến việc đề xuất nhà xưởng dựa trên đánh giá dữ liệu và quản lý đơn hàng dễ dàng,… Tất cả đều có thể truy cập thông qua một hệ thống quản lý trực tuyến với tiến độ sản xuất luôn được cập nhật theo thời gian thực tế.

4bd56597-8d7f-4498-afaa-7e6d69b636dd-8255.jpeg

Giao diện quản lý của Inflow

Quảng cáo

Mạng lưới đối tác của Inflow bao gồm hơn 150 nhà xưởng và nhà cung ứng chất lượng cao tại Việt Nam đã thông qua quá trình kiểm định gắt gao. Bằng việc hỗ trợ các thương hiệu với những giải pháp toàn diện này, Inflow tin rằng các thương hiệu thời trang ở mọi quy mô đều có thể cạnh tranh về năng lực sản xuất trên một sân chơi bình đẳng.

Inflow giúp các thương hiệu cắt giảm thời gian sản xuất mẫu xuống chỉ còn 7 ngày, và thời gian hoàn thành toàn bộ đơn hàng cũng giảm xuống còn 45 ngày với đa dạng chất liệu và thiết kế. Inflow cũng linh hoạt hỗ trợ những đơn đặt hàng nhỏ với số lượng đặt hàng tối thiểu (minimum order quantities - MOQ) thấp, chỉ từ 50 sản phẩm. Điều này cho phép các thương hiệu mở rộng sản xuất dựa trên phản hồi của thị trường, cắt ngắn quy trình từ thiết kế đến thành phẩm còn vài tuần thay vì vài tháng, và hạn chế hàng tồn kho khi phải đặt số lượng lớn.

Động lực để vòng đầu tư hạt giống này hoàn tất nhanh chóng đến từ sự tăng trưởng vượt bậc của Inflow. Chỉ tính riêng năm ngoái, Inflow đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu lên gấp 15 lần. Hiện nay, có hơn 80 thương hiệu thời trang trên khắp Đông Nam Á đang sử dụng Inflow cho toàn bộ quá trình gia công sản xuất.

Với nguồn vốn này, Inflow sẽ đầu tư đáng kể vào bộ phận phát triển sản phẩm và thiết kế cũng như nghiên cứu các công nghệ mới cho chuỗi cung ứng và sản xuất. Công ty sẽ tăng cường cung cấp các giải pháp giúp các thương hiệu nhanh chóng đưa các thiết kế mới ra thị trường trong vòng 30 ngày với số lượng đặt hàng tối thiểu chỉ từ 50 sản phẩm.

Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, giá trị đã đạt 27,7 tỷ USD. Là một trong ba quốc gia xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam đang được các thương hiệu toàn cầu chú trọng đầu tư.

Ngoài ra, các Hiệp định Thương mại Tự do được ký kết với Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu hay Nhật Bản cũng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của ngành này. Inflow là cầu nối giúp các thương hiệu toàn cầu mở rộng thị trường tại Việt Nam và Đông Nam Á, đồng thời giúp đỡ các nhà xưởng trong nước tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới.

Là một quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Đài Loan (Trung Quốc) với quy mô quỹ lên tới 350 triệu USD, Appworks đã đầu tư vào hơn 1.000 công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm Uber, Lalamove, Shopback,... cũng như nhiều tên tuổi nổi bật từ Việt Nam như Tiki hay Docosan.

Chia sẻ về thương vụ đầu tư này, ông Jamie Lin, Chairman và Partner của AppWorks nói: “Inflow đang mở ra một tương lai nơi sản xuất thời trang trở thành một ngành công nghiệp năng động và sáng tạo. Chúng tôi rất hào hứng được cùng Khanh và đội ngũ Inflow tham gia vào hành trình này”.

Đại diện 500 Global, quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại San Francisco, được biết đến với những thương vụ đầu tư vào các startup đình đám như Airbnb, Canva, Reddit,… và nhiều startup tại Việt Nam như Coolmate, ELSA, Ticketbox - ông Vishal Harnal, Managing Partner, chia sẻ về lý do đầu tư vào Inflow: "Ngành công nghiệp may mặc toàn cầu, giống như nhiều ngành khác, đang dần thoát khỏi việc phụ thuộc vào Trung Quốc trong khâu sản xuất. Công nghệ của Inflow trong việc phát triển chuỗi cung ứng thời trang có thể đón đầu được cơ hội này cho Việt Nam nhờ một nền tảng được kết nối, dễ dàng sử dụng và mở rộng quy mô”.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bắc có Winmart, Nam có Bách Hoá Xanh, cuộc đấu ngành bán lẻ ngày càng gay cấn

Để khái quát cuộc cạnh tranh giữa WinCommerce và Bách Hóa Xanh, lãnh đạo Masan từng cho rằng trong mọi thị trường thương mại hiện đại, thường có hai người dẫn đầu cùng tham gia.

Cổ phiếu Thế giới Di động (MWG) sẽ quay lại rổ "kim cương" ngay trong tháng 10? Khối ngoại “xả” gần 500 tỷ đồng cổ phiếu VPB và MWG trong ngày VN-Index tăng gần 10 điểm

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023, Masan đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024 Vét hết 19.000 tỷ ra chia: Masan Consumer muốn trả thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 168% sau khi đã chia cổ tức tỷ lệ 100%

Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Viconship vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinaship sau khi nhận chuyển nhượng hơn 12,76 triệu cổ phiếu VNA, nâng sở hữu lên hơn 13,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 40,01% vốn tại Vinaship.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Xử phạt 1,2 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Mavico - cổ đông của Kosy vì giao dịch cổ phiếu không báo cáo

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10/2024

Từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng