Huy động thành công 2 triệu USD, Inflow mang đến lợi thế sản xuất cho các thương hiệu thời trang toàn cầu

Tại vòng gọi vốn hạt giống của Inflow, các nhà đầu tư bao gồm AppWorks, 500 Global, January Capital, Spiral Ventures và Saison Capital.

Chủ thương hiệu thời trang nội địa nghe tư vấn từ Inflow
Chủ thương hiệu thời trang nội địa nghe tư vấn từ Inflow

Inflow, một nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất thời trang, đã kêu gọi thành công 2 triệu USD tại vòng gọi vốn hạt giống. Với nguồn vốn được bổ sung, Inflow sẽ tiếp tục mang đến những lợi thế trong việc tối ưu hóa thời gian tìm nguồn nguyên vật liệu, chọn lọc nhà xưởng và quản lý sản xuất cho các thương hiệu thời trang ở mọi quy mô.

Bà Lê Khanh, Founder kiêm CEO của Inflow chia sẻ: “Hãy tưởng tượng đến việc các thương hiệu thời trang có thể cập nhật những xu hướng mới nhất trên sàn diễn lên kệ hàng chỉ trong thời gian ngắn, hay việc có thể thử nghiệm mẫu mã và thay đổi nhanh như cách thị trường tiêu thụ thay đổi. Đó là tương lai mà Inflow đang hướng tới. Nền tảng của chúng tôi không chỉ là một giải pháp về chuỗi cung ứng được nghiên cứu và phát triển dựa trên những công nghệ phù hợp với vấn đề của khách hàng; mà còn là một cuộc cách mạng trong ngành sản xuất thời trang tận dụng vị trí trung tâm của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trao cho mọi khách hàng cơ hội tiếp cận quy trình sản xuất và sản phẩm chất lượng”.

Khai thác những lợi thế sản xuất hàng may mặc của Việt Nam và Đông Nam Á, Inflow đồng thời giải quyết những thách thức quan trọng của chuỗi cung ứng của ngành thời trang như: mạng lưới nhà cung cấp không rõ ràng và minh bạch, quản lý dự án kém hiệu quả trong chu trình sản xuất từ thiết kế đến thành phẩm.

Nền tảng Inflow có khả năng hiển thị toàn diện các thông tin, từ dự báo hàng tồn kho đến việc đề xuất nhà xưởng dựa trên đánh giá dữ liệu và quản lý đơn hàng dễ dàng,… Tất cả đều có thể truy cập thông qua một hệ thống quản lý trực tuyến với tiến độ sản xuất luôn được cập nhật theo thời gian thực tế.

4bd56597-8d7f-4498-afaa-7e6d69b636dd-8255.jpeg

Giao diện quản lý của Inflow

Quảng cáo

Mạng lưới đối tác của Inflow bao gồm hơn 150 nhà xưởng và nhà cung ứng chất lượng cao tại Việt Nam đã thông qua quá trình kiểm định gắt gao. Bằng việc hỗ trợ các thương hiệu với những giải pháp toàn diện này, Inflow tin rằng các thương hiệu thời trang ở mọi quy mô đều có thể cạnh tranh về năng lực sản xuất trên một sân chơi bình đẳng.

Inflow giúp các thương hiệu cắt giảm thời gian sản xuất mẫu xuống chỉ còn 7 ngày, và thời gian hoàn thành toàn bộ đơn hàng cũng giảm xuống còn 45 ngày với đa dạng chất liệu và thiết kế. Inflow cũng linh hoạt hỗ trợ những đơn đặt hàng nhỏ với số lượng đặt hàng tối thiểu (minimum order quantities - MOQ) thấp, chỉ từ 50 sản phẩm. Điều này cho phép các thương hiệu mở rộng sản xuất dựa trên phản hồi của thị trường, cắt ngắn quy trình từ thiết kế đến thành phẩm còn vài tuần thay vì vài tháng, và hạn chế hàng tồn kho khi phải đặt số lượng lớn.

Động lực để vòng đầu tư hạt giống này hoàn tất nhanh chóng đến từ sự tăng trưởng vượt bậc của Inflow. Chỉ tính riêng năm ngoái, Inflow đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu lên gấp 15 lần. Hiện nay, có hơn 80 thương hiệu thời trang trên khắp Đông Nam Á đang sử dụng Inflow cho toàn bộ quá trình gia công sản xuất.

Với nguồn vốn này, Inflow sẽ đầu tư đáng kể vào bộ phận phát triển sản phẩm và thiết kế cũng như nghiên cứu các công nghệ mới cho chuỗi cung ứng và sản xuất. Công ty sẽ tăng cường cung cấp các giải pháp giúp các thương hiệu nhanh chóng đưa các thiết kế mới ra thị trường trong vòng 30 ngày với số lượng đặt hàng tối thiểu chỉ từ 50 sản phẩm.

Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, giá trị đã đạt 27,7 tỷ USD. Là một trong ba quốc gia xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam đang được các thương hiệu toàn cầu chú trọng đầu tư.

Ngoài ra, các Hiệp định Thương mại Tự do được ký kết với Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu hay Nhật Bản cũng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của ngành này. Inflow là cầu nối giúp các thương hiệu toàn cầu mở rộng thị trường tại Việt Nam và Đông Nam Á, đồng thời giúp đỡ các nhà xưởng trong nước tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới.

Là một quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Đài Loan (Trung Quốc) với quy mô quỹ lên tới 350 triệu USD, Appworks đã đầu tư vào hơn 1.000 công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm Uber, Lalamove, Shopback,... cũng như nhiều tên tuổi nổi bật từ Việt Nam như Tiki hay Docosan.

Chia sẻ về thương vụ đầu tư này, ông Jamie Lin, Chairman và Partner của AppWorks nói: “Inflow đang mở ra một tương lai nơi sản xuất thời trang trở thành một ngành công nghiệp năng động và sáng tạo. Chúng tôi rất hào hứng được cùng Khanh và đội ngũ Inflow tham gia vào hành trình này”.

Đại diện 500 Global, quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại San Francisco, được biết đến với những thương vụ đầu tư vào các startup đình đám như Airbnb, Canva, Reddit,… và nhiều startup tại Việt Nam như Coolmate, ELSA, Ticketbox - ông Vishal Harnal, Managing Partner, chia sẻ về lý do đầu tư vào Inflow: "Ngành công nghiệp may mặc toàn cầu, giống như nhiều ngành khác, đang dần thoát khỏi việc phụ thuộc vào Trung Quốc trong khâu sản xuất. Công nghệ của Inflow trong việc phát triển chuỗi cung ứng thời trang có thể đón đầu được cơ hội này cho Việt Nam nhờ một nền tảng được kết nối, dễ dàng sử dụng và mở rộng quy mô”.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank bất ngờ muốn chi gần 10.000 tỷ đồng để trở thành cổ đông của FPT LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng