Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trì trệ ảnh hưởng đến toàn châu Á

Hàng loạt nền kinh tế tại châu Á bao gồm Hàn Quốc, Nhật, Malaysia, Thái Lan, Australia... chịu tác động từ việc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc yếu đi.

Việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại tạo ra nhiều lo ngại về khả năng tác động lây lan tại châu Á khi nhu cầu tiêu dùng yếu đi và sản xuất chững lại.

Xuất khẩu của Hàn Quốc- nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, vốn được coi như hàn thử biểu của chuỗi cung ứng công nghệ khu vực vào tháng 7/2023 ghi nhận sự suy giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm, nguyên nhân chính bởi xuất khẩu chip máy tính sang Trung Quốc giảm mạnh. Cùng lúc đó các chỉ số khảo sát sức mua vào ngày thứ Sáu cho thấy hoạt động sản xuất tháng 8/2023 sụt giảm đến tháng thứ 14 liên tiếp, chuỗi thời giảm suy giảm dài nhất trong lịch sử khảo sát.

Tương tự, xuất khẩu tại Nhật cũng đã giảm 5 tháng liên tiếp, trong khi đó sản lượng nhà máy tại Đài Loan (Trung Quốc) đồng thời giảm khi nhu cầu nước ngoài hạ nhiệt.

Nhiều tuần gần đây, xuất hiện ngày một nhiều nỗi lo về khả năng kinh tế Trung Quốc rơi vào giảm phát, thực tế này làm gia tăng nỗi lo về việc tiêu dùng suy giảm, đồng nội tệ yếu, thị trường bất động sản u ám cũng như nợ chính phủ không bền vững.

Số liệu công bố chính thức vào ngày thứ Năm cho thấy nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đang gây ra nhiều sức ép lên kinh tế Trung Quốc, sản xuất Trung Quốc tháng 8/2023 suy giảm đến tháng thứ 5 liên tiếp.

chauareuters2-3137.jpg

“Theo quan niệm chung, khi Trung Quốc “hắt hơi”, châu Á “cảm lạnh”, chuyên gia phân tích tại tổ chức nghiên cứu tại Bắc Kinh Gavekal – ông Vincent Tsui phân tích. Cũng theo ông Tsui, khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc không vội kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua chương trình kích cầu, ảnh hưởng sẽ có thể thấy rõ khắp khu vực.

Ông Tsui nhấn mạnh các trung tâm thương mại và tài chính Hồng Kông và Singapore sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ việc kinh tế Trung Quốc yếu đi bởi xét đến việc nhu cầu của Trung Quốc đóng góp lần lượt 13% và 9% GDP của hai khu vực này.

Quảng cáo

Bộ Tài chính Hàn Quốc thậm chí đã thành lập đội đặc nhiệm đặc biệt nhằm giám sát tình hình kinh tế Trung Quốc, đồng thời Hàn Quốc cũng công bố có thêm một ngày nghỉ mới để kích thích tiêu dùng.

“Hàn Quốc nhiều khả năng khó phục hồi trong ngắn hạn, trừ khi kinh tế Trung Quốc đảo chiều nhanh chóng”, trưởng bộ phận nghiên cứu tại ngân hàng Standard Chartered tại Seoul - ông Park Chong-hoon phân tích. Ông Park đồng thời nói đến việc Hàn Quốc đối mặt với nhiều thách thức từ căng thẳng Mỹ - Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc thay thế nguồn nhập khẩu.

Trong giai đoạn căng thẳng thương mại với Trung Quốc trước đây, kinh tế Australia đã bộc lộ nhiều yếu tố vững vàng dù rằng Trung Quốc áp dụng biện pháp thuế quan với nhiều hàng hóa từ Australia, từ than đá cho đến rượu hay tôm hùm, tuy nhiên sang đến năm 2023, các biện pháp thuế này đã được gỡ bỏ.

Dù vậy, kinh tế Australia hiện tại đang chịu nhiều ảnh hưởng từ cú sốc kinh tế của đối tác thương mại lớn nhất nước này. Đồng đôla Australia rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong 10 tháng so với đồng USD bởi kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm đi.

Nhóm các doanh nghiệp lớn nhất của Australia, trong đó có công ty khai mỏ BHP đã bắt đầu thể hiện nỗi lo về triển vọng kinh tế nếu Trung Quốc không thành công trong kích thích tăng trưởng.

Việt Nam, nước xuất khẩu các sản phẩm dệt may, da giày và đồ gỗ cũng như hàng điện tử nổi tiếng của thế giới, công bố xuất khẩu quý II/2023 hạ 14% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cũng đồng nghĩa sản xuất công nghiệp chững lại trong năm nay.

Tăng trưởng kinh tế Malaysia rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong gần 2 năm, khi mà nước này đương đầu với tình trạng suy giảm của đối tác thương mại lớn.

Kinh tế Thái Lan quý II/2023 tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng, nguyên nhân chính bởi chính trị bất ổn cũng như du khách từ Trung Quốc sụt giảm.

Các chuyên gia thuộc Gavekal cảnh báo sẽ có thể có thêm nhiều yếu tố gây căng thẳng trong khu vực: “Khi kinh tế Trung Quốc yếu đi, những nước cung cấp hàng hóa nguyên liệu và máy móc cho Trung Quốc không khỏi khó khăn. Thực trạng của thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ không sớm đảo chiều và mọi chuyện có thể xấu đi trước khi tốt lên”.

Theo Financial Times

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"