Người đàn ông nghìn tỷ USD mang tham vọng của một trong những quốc gia giàu có nhất vùng Vịnh

Ông Sheikh Tahnoon hiện là chiến lược gia phía sau nhiều chính sách kinh tế của chính phủ cũng như việc sử dụng các công cụ kinh tế để hỗ trợ chính sách đối ngoại.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
SheikhTanoonQatar.jpg
Ông Sheikh Tanoon là nhân vật có quyền lực trong chính trường UAE

Khi mà tiền của khu vực vùng Vịnh “chảy” đến mọi ngóc ngách của thế giới, vào các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp lớn, đẩy nhiều nền kinh tế tăng trưởng và làm xáo trộn cả thế giới thể thao, những động thái của một thành viên gia đình hoàng gia Abu Dhabi đã giúp ông trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất trong giới mua bán và sáp nhập doanh nghiệp thế giới.

Chỉ trong vài tháng trở lại đây, ông UAE Sheikh Tahnoon bin Zayed Al Nahyan, em trai Tổng thống UAE, đã giành quyền kiểm soát quỹ thịnh vượng lớn nhất tại Các Tiểu Vương quốc Arab (UAE) thống nhất, tăng cường mở rộng được lượng tài sản thuộc quyền quản lý lên đến 1,5 nghìn tỷ USD. Ông đã thực hiện các thương vụ có giá trị nhiều tỷ USD thông qua “đế chế” các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước.

Được biết đến là người ưa thích môn võ nhu thuật, đi xe đạp và cờ vua, ông Sheikh Tahnoon giờ đây nắm trong tay hai quỹ thịnh vượng, tổ chức đầu tư quan trọng nhất trong khu vực Trung Đông, ngân hàng cho vay lớn nhất và doanh nghiệp lớn nhất tại UAE.

Ông trở thành người đứng đầu không chính thức của gia đình Al Nahyan giàu có, có quyền tiếp cận với nguồn tiền mặt dường như không hạn chế tại nước xuất khẩu dầu lớn thứ 3 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). UAE có nguồn lực tài chính rất mạnh kể cả nếu tính riêng trong nhóm các nước vùng Vịnh giàu có.

Ông Sheikh Tahnoon được sinh ra vào cuối thập niên 1960, chỉ vài năm sau khi dầu bắt đầu được phát hiện tại Abu Dhabi, khi đó, UAE vẫn là một nước kém phát triển với tổng dân số chỉ khoảng 250.000 người, giờ đây đã là 10 triệu người. Ông Sheikh Tahnoon đang trở thành biểu tượng cho những tham vọng toàn cầu của đất nước ông.

“Sự chèo lái của UAE đã cho thấy quyền lực quan trọng nhất nằm ở nguồn lực tài chính. UAE có đủ điều kiện kinh tế để tự đảm bảo cho họ, để giữ quyền lực và định hình chính trị theo cách mà UAE có thể không bao giờ có được bởi dân số quy mô nhỏ hay chỉ bằng sức mạnh quân sự”, giáo sư nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu (GEC) thuộc đại học Colombia – bà Karen Young phân tích.

Bà nhấn mạnh ông Sheikh Tahnoon hiện là chiến lược gia phía sau nhiều chính sách kinh tế của chính phủ cũng như việc sử dụng các công cụ kinh tế để hỗ trợ chính sách đối ngoại.

Vào đầu năm nay, ông từng tham vọng thâu tóm Ngân hàng Standard Chartered có quy mô toàn cầu và công ty dịch vụ tài chính Lazard Ltd nổi tiếng thế giới. Hai thương vụ bất thành, tuy nhiên nó cũng cho thấy tham vọng rất lớn của ông. Một số thương vụ nổi bật khác sau đó bao gồm khoản đầu tư vào công ty mẹ ByteDance sở hữu ứng dụng TikTok, lập quỹ 10 tỷ USD nhắm đến lĩnh vực công nghệ, thỏa thuận thâu tóm doanh nghiệp sản xuất thực phẩm lớn nhất Columbia cùng với tỷ phú Jaime Gilinski.

Một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thuộc sở hữu của ông – G42 đã hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo Cerebras Systems gần đây mua 9 siêu máy tính AI để thay thế cho hệ thống trước đây sử dụng công nghệ của Nvidia.

Dù rằng nắm nguồn lực tài chính mạnh, tuy nhiên không phải lúc nào các quỹ đầu tư cũng như doanh nghiệp của ông cũng dễ dành thực hiện các thương vụ thâu tóm xuyên biên giới ví như việc mua lại Ngân hàng Standard Chartered bởi quy định M&A liên biên giới rất phức tạp. Nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều thách thức trong thời gian tới.

Nhiều chuyên gia ngành ngân hàng và các luật sư cảnh báo một số khoản đầu tư của ông Sheikh Tahnoon tại Abu Dhabi sẽ có thể bị chặn lại bởi gần đây Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Mỹ (CFIUS) của Mỹ đã thực hiện kiểm tra gắt gao hơn với những nhà đầu tư nước ngoài có mối quan hệ làm ăn kinh doanh mà theo họ là không phù hợp. UAE nhiều khả năng cũng sẽ gia nhập nhóm BRICS.

Trong bối cảnh địa chính trị như vậy, việc thực hiện các thương vụ tại Mỹ đã trở nên khó khăn hơn với các doanh nghiệp/tổ chức vùng Vịnh, theo khẳng định của chuyên gia tại Công ty luật Cleary Gottlieb - bà Lynn Ammar. Bà Ammar nhận định bối cảnh địa chính trị hiện tại nhiều khả năng sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan phụ trách FDI ví như CFIUS bởi nỗi lo về nhiều vấn đề chính trị.

Áp lực lên các khoản đầu tư của vùng Vịnh lớn dần khi mà xu hướng đầu tư của ông Sheikh hướng nhiều hơn đến các thị trường mới nổi. Quỹ G42 đang mở rộng văn phòng tại nhiều thành phố châu Á trong đó có Thượng Hải để kiếm cơ hội đầu tư, theo Bloomberg đưa tin.

Trong khi đó, công ty đầu tư cá nhân Royal Group của ông cũng hướng đến Ấn Độ, đất nước mà nhiều chuyên gia cho rằng sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng của thập kỷ tới.

G42 đồng thời tăng cường các cuộc đối thoại nhằm mở rộng một số dự án sang các nước thuộc châu Phi và châu Á. Mỹ, châu Âu và Mỹ Latinh là những thị trường mà Royal Group cũng đang vô cùng quan tâm.

Vào tháng 3/2023, ông Sheikh Tahnoon đã chính thức được trao quyền kiểm soát Quỹ Đầu tư Nhà nước Abu Dhabi (ADIA) có tổng quy mô lên đến 993 tỷ USD.

Quỹ ADIA là một trong những quỹ thịnh vượng lớn nhất thế giới, tính từ đầu năm 2022, quỹ đứng thứ 2 về chi tiêu tiền cho các thỏa thuận thâu tóm doanh nghiệp. Sự táo bạo và chịu chi trong hoạt động đầu tư của quỹ ADIA chỉ đứng thứ 2 sau Quỹ Đầu tư Nhà nước (SPIF) của Saudi Arabia, theo dữ liệu của Global SWF.

Công ty đầu tư Royal Group của ông cũng đã chi ra thêm hàng tỷ USD cho hoạt động thâu tóm doanh nghiệp. Các quỹ thịnh vượng của Saudi Arabia đã ngày một giàu có hơn bởi giá dầu tăng mạnh sau khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu.

Sức mạnh tài chính của Abu Dhabi tuy nhiên không phải lúc nào cũng mang lại các chiến thắng trong đầu tư. Trước đây, ngân hàng cho vay Abu Dhabi Bank PJSC thuộc kiểm soát của tỷ phú Sheikh Tahnoon, ngân hàng đã từng cố gắng thâu tóm ngân hàng Standard Chartered, cũng đã cố gắng mua lại ngân hàng Audi tại Ai Cập vào năm 2021. Thế nhưng một năm sau đó, họ đã phải rút lui bởi nhiều lý do pháp lý.

Trong trường hợp thâu tóm Standard Chartered, vô cùng khó để hoàn tất thương vụ bởi xét đến sự khác biệt về quy mô giữa hai ngân hàng, ngoài ra không kể đến vô vàn các vấn đề pháp lý và quy định khác.

UAE tuy nhiên vẫn luôn ôm tham vọng thâu tóm rất lớn và tỷ phú Sheikh Tahnoon luôn ở vị trí trung tâm trong việc sử dụng sức mạnh tài chính để bành trướng ảnh hưởng. Công ty quản lý tài sản Bridgewater Associates cũng đã mở văn phòng tại Abu Dhabi và hợp tác với tỷ phú Sheikh Tahnoon trong nhiều thương vụ.

Ông Sheikh Tahnoon cũng là người hỗ trợ đắc lực cho anh trai mình, Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan trong việc tăng cường sức ảnh hưởng tại nhiều thị trường có vị trí địa chính trị quan trọng trên toàn thế giới. UAE đã ký thỏa thuận đầu tư vào nhiều nền kinh tế châu Á và châu Phi, trong đó có tại Indonesia nơi mà quỹ đầu tư G42 và Bridgewater Associates đã có các cuộc đối thoại nhằm hướng đến việc tham gia dự án xây dựng thành phố thủ đô mới.

Trong khu vực, gia đình hoàng gia này cũng đi đầu trong các khoản đầu tư vào Ai Cập và đến gần đây là Thổ Nhĩ Kỳ với khoản đầu tư cam kết khoảng 50 tỷ USD.

Sức ảnh hưởng của ông Sheikh Tahnoon cũng rất lớn ngay chính tại quê hương ông. Một doanh nghiệp quan trọng trong đế chế của ông Sheikh Tahnoon chính là tập đoàn đầu tư IHC giờ đây đã có quy mô đến 240 tỷ USD, gấp đôi quy mô của Goldman Sachs và Blackstone.

Nói về tham vọng của tỷ phú Sheikh Tahnoon, giáo sư Young của Đại học Columbia phân tích: “Các công cụ tài chính mà tỷ phú Sheikh Tahnoon sử dụng nhắm đến mục tiêu tạo ra nhiều kênh sản sinh tài sản cho các thế hệ tiếp theo trong gia đình hoàng gia nhằm đảm bảo quyền lực của các cơ quan nhà nước trong hệ thống thị trường rộng lớn”.

Theo Bloomberg/FT

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thế giới

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Biểu đồ này có thể khiến nhà đầu tư phải nhìn lại về vàng.

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ Dow Jones lại mất gần 500 điểm, S&P 500 trải qua phiên thấp nhất kể từ tháng 1: Lo ngại về lạm phát và địa chính trị đè nặng lên TTCK Mỹ
IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

Áp lực giá cả hạ nhiệt củng cố triển vọng tăng trưởng ở khu vực châu Á, song vẫn cần lưu ý đến một số rủi ro chính như khủng hoảng thị trường bất động sản Trung Quốc và sự phân mảnh địa kinh tế.

HSBC, WB, IMF nhận định thế nào về khả năng NHNN giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới? IMF: Không có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ
Ảnh: GettyImages

Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại nhờ kỳ vọng vào báo cáo việc làm Mỹ

Nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm đến báo cáo thị trường việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tháng 4/2024. Các chuyên gia kinh tế dự báo có 240.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 4/2024...

Giá dầu tại thị trường Mỹ sụt mạnh, mất mốc 80 USD/thùng Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều sau tuyên bố từ Chủ tịch FED
ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

Khoảng 60% số người lớn tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương không đi khám hoặc được kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong khi 31% cho biết có các triệu chứng trầm cảm do bệnh tật, cô lập với xã hội và bất an về kinh tế.

Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh với các đối tác chính đến từ châu Á-Thái Bình Dương