Ông Nguyễn Đức Tài nói về cuộc chiến giá rẻ: "Thế Giới Di Động vẫn khoẻ, các đối thủ chỉ thở thôi"

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG cho biết, Thế Giới Di Động mất lợi nhuận do cạnh tranh về giá nhưng đổi lại được nhiều thứ, dễ nhận thấy nhất là thị phần.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG

Tại cuộc họp cập nhật kết quả kinh doanh quý III/2023 của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) diễn ra vào chiều ngày 13/11, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài đã có những chia sẻ về cuộc chiến giá rẻ giữa các nhà bán lẻ thiết bị điện từ, công nghệ (ICT).

Theo ông Tài, Thế Giới Di Động mất lợi nhuận do cạnh tranh về giá nhưng đổi lại được nhiều thứ, có thể dễ dàng nhận thấy nhất là thị phần. Ông Tài cho biết, doanh thu chênh lệch trong mảng ICT giữa Thế Giới Di Động và đối thủ tăng trở lại với mức giãn ra khoảng 2.000 tỷ đồng sau quý III vừa qua. Khả năng thu hút được khách hàng và gia tăng doanh số đang củng cố sự đúng đắn của chiến lược này.

Ban lãnh đạo Thế Giới Di Động khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược giá rẻ nhưng sẽ có điều chỉnh. Công ty sẽ phối hợp chặt với các hãng để đem đến những sản phẩm vượt trội hơn, độc quyền, giá cạnh tranh hơn và các sản phẩm vệ tinh như phụ kiện, gia dụng. “ Với sự tiếp sức từ hãng, Thế Giới Di Động vẫn sẽ sống khoẻ còn các đối thủ giờ chỉ thở thôi”, ông Tài nói.

Trước đó tại Đại hội cổ đông thường niên 2023 hồi tháng 4, ông Tài cũng từng tỏ ra rất tự tin trong cuộc chiến giá rẻ. “Với vai trò nhà đầu tư, nếu các bạn cũng đầu tư vào các đối thủ cạnh tranh, các bạn sẽ nghe thấy tiếng rên xiết trong thời gian sắp tới, và nó sẽ kéo dài chứ không phải ngắn hạn đâu. Các bạn chuẩn bị cho tinh thần đó đi”, ông Tài từng nói.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-mwg1-9003-6044.png

Về mặt hiệu quả hoạt động của chuỗi Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, ông Tài cho biết, sẽ cân nhắc đóng một số cửa hàng hoạt động kém hiệu quả trong tháng 11, 12. Trước lo ngại của nhà đầu tư về việc đóng bớt cửa hàng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, ông Nguyễn Đức Tài tự tin doanh thu sẽ chỉ di chuyển chứ không sụt giảm nhiều do khách hàng sẽ dịch chuyển sang shop gần đó.

“Trước đây, Thế Giới Di Động sẵn sàng mở thêm một cửa hàng cách cửa hàng đang có doanh thu 6 tỷ chỉ vài trăm mét để lấy thêm doanh thu 4 tỷ nhưng nay chiến lược đã khác. Chỉ cần 3 tỷ trên 4 tỷ doanh thu trên chuyển dịch về cửa hàng gần đó sẽ tiết kiệm khoản chi phí lớn qua đó mang lại hiệu quả lợi nhuận cao”, ông Tài nói.

Quảng cáo

Chủ tịch Thế Giới Di Động khẳng định chỉ có những thứ đem lại hiệu quả mới được dồn lực nhiều hơn, hệ "ăn bám" sẽ bị di rời. Công ty sẽ cố gắng xử lý dứt điểm trong năm nay, điểm rơi nằm trong quý IV và từ năm sau trở đi sẽ chỉ nhìn về tương lai.

Sẽ không đưa thêm một đồng nào cho Bách Hoá Xanh

“Từ khi đi vào hoạt động, mỗi tháng Thế Giới Di Động đều phải tài trợ tiền cho Bách Hóa Xanh như bố mẹ chu cấp tiền cho con ăn học. Tuy nhiên, từ cuối năm nay, Bách Hóa Xanh sẽ bước sang giai đoạn hoàn toàn khác khi có thể tự kiếm tiền, trang trải chi phí và tập đoàn không phải bù lỗ nữa”, ông Tài nói.

screenshot-2023-11-14-at-085934-3491.png

Đi vào hoạt động từ năm 2015, Bách Hóa Xanh được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của Thế Giới Di Động và thực tế chuỗi đang làm khá tốt về mặt doanh thu. Trong tháng 10, doanh thu của Bách Hóa Xanh đã vượt mức 3.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 5% so với tháng trước và là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Doanh thu bình quân của mỗi cửa hàng đạt hơn 1,7 tỷ đồng/ cửa hàng.

Quý III trước đó, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng của Bách Hóa Xanh đạt khoảng 1,65 tỷ đồng, tăng 18% so với quý II trước đó. Tăng trưởng chủ yếu đến từ ngành hàng tươi sống với mức 25-30% so với quý II trong khi ngành hàng FMCG tăng trưởng 15% so với quý trước. Dù biên lợi nhuận gộp thấp hơn quý II nhưng lợi nhuận gộp tuyệt đối vẫn tăng trưởng dương theo quý. EBITDA từ hoạt động kinh doanh quý III tăng trưởng 20% so với quý II.

Trước lo ngại của nhà đầu tư về việc biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài một lần nữa khẳng định chiến lược tập trung vào gia tăng doanh thu và lợi nhuận gộp tuyệt đối chứ không quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận. “Thà bán rẻ để tăng doanh thu, còn hơn là bán đắt để tăng lãi gộp. Có cơ hội bán rẻ hơn cho người tiêu dùng thì sẽ làm”, ông Tài nhấn mạnh.

Xét về khía cạnh lợi nhuận, Bách Hóa Xanh hiện là "gánh nặng" lớn nhất đối với Thế Giới Di Động. Trong quý III, chuỗi lại tiếp tục lỗ hơn 246 tỷ đồng sau khi đã lỗ 660 tỷ đồng nửa đầu năm. Luỹ kế giai đoạn từ năm 2016 đến nay, Bách Hóa Xanh lỗ gần 8.300 tỷ đồng, trong đó 8.100 tỷ đồng còn có thể chuyển lỗ sang năm sau để bù trừ lợi nhuận (trong vòng 5 năm kể từ ngày phát sinh khoản lỗ).

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Bách Hóa Xanh dự kiến doanh thu sẽ tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2023, trong đó cơ cấu các mặt hàng tươi sống chiếm khoảng 40-50% được đánh giá là tối ưu. Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng dự kiến đạt khoảng 2 tỷ và kỳ vọng sẽ đạt điểm hoà vốn.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%

HSBC thu xếp khoản vay không ràng buộc khoảng 40 triệu USD cho GELEX Hạ tầng

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp thành công giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam, kể từ sau thương vụ với Nutifood vào năm 2021.

Dragon Capital liên tục bán cổ phiếu GEX, không còn là cổ đông lớn VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SIP, VIX và GEX

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR)

Ngày 21/3/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Doanh thu thuần hơn 8 tỷ đồng, Phát Đạt (PDR) báo lãi nhờ bán công ty liên kết Con gái chủ tịch Phát Đạt (PDR) không bán cổ phiếu như đã đăng ký