Tách A0 khỏi EVN, Bộ Công Thương lo A0 thiếu vốn, phải tạm ứng tiền EVN

Trường hợp A0 mới tách ra, việc tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng hay nguồn khác đều rất khó khăn. Nếu không đảm bảo về vấn đề tài chính, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

a0-6807.jpeg

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia A0 - Ảnh EVN

Bộ Công Thương mới có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý liên quan đến đề án tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) khỏi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), về trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn trước khi chuyển sang Bộ Công Thương.

Theo nội dung đề án, vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) dự kiến là 776 tỷ đồng (gồm 735 tỷ đồng theo số liệu Báo cáo tài chính quý II/2023 và 41 tỷ đồng là khối lượng hoàn thành, nghiệm thu, thanh toán các dự án có trong kế hoạch đầu tư năm 2023 mà EVN đã phê duyệt và đang thực hiện tại A0).

Đây là mức vốn điều lệ dự kiến khi chuyển nguyên trạng các tài sản của NSMO từ EVN tại thời điểm tách công ty.

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm của NSMO gồm 26 hạng mục, với tổng mức đầu tư hơn 5.165 tỷ đồng, trong đó có 9 dự án cấp bách đã và đang triển khai thực hiện đều là trọng điểm.

Bộ Công Thương cho biết, trường hợp A0 mới tách ra thành lập, việc tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng hay nguồn khác đều rất khó khăn. Nếu không đảm bảo về vấn đề tài chính, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, cần bố trí đủ nguồn vốn cho 9 dự án cấp bách này ngay khi thành lập NSMO.

Quảng cáo

Ngoài ra, với 17 dự án còn lại (tổng mức đầu tư 1.759 tỷ đồng), Bộ Công Thương tính toán dự kiến cần bố trí 30% vốn đối ứng trong vốn điều lệ tại thời điểm thành lập (527 tỷ đồng) để NSMO có thể thuận lợi huy động vốn cho giai đoạn tiếp theo.

"Trong thời gian đầu thành lập, với quy mô của công ty nhỏ, khả năng cân đối vốn, huy động vốn khó đáp ứng được sự phát triển về nhu cầu đầu tư của hạ tầng trong thời gian ngắn, sẽ mất cân bằng về tài chính và không thu xếp được vốn cho các dự án nêu trên", Bộ Công Thương nêu.

Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng, cần đề xuất phương án phê duyệt vốn điều lệ tổng thể cho cả giai đoạn từ năm 2023-2028 khi thành lập NSMO, bao gồm vốn thu xếp cho 9 dự án trọng điểm (2.993 tỷ đồng). Nếu không sẽ dẫn đến khả năng gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của NSMO, ảnh hưởng đến an ninh cung ứng điện.

Từ những căn cứ nêu trên, cần xem xét mức vốn điều lệ phù hợp khi tách A0 thành Công ty TNHH MTV khoảng 4.296 tỷ đồng (776 tỷ đồng tài sản nguyên trạng chuyển từ EVN + 2.993 tỷ đồng vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm + 527 tỷ đồng vốn đối ứng cho 17 dự án còn lại) để đảm bảo NSMO hoạt động ổn định và không bị gián đoạn ngay sau khi được thành lập.

Về vốn lưu động của NSMO, Bộ Công Thương cho biết, trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 được EVN phê duyệt thì tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của A0 là 333,17 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính đầy đủ, tổng chi phí thực tế cho hoạt động thường xuyên là 451,617 tỷ đồng/năm.

Trong đó, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương là 183,6 tỷ đồng, chi phí vật liệu 26,7 tỷ đồng, các khoản dịch vụ mua ngoài 173,5 tỷ đồng, chi phí khác bằng tiền 67,5 tỷ đồng, chi phí sửa chữa lớn 0,5 tỷ đồng.

Kế hoạch giai đoạn từ năm 2024-2028, tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của NSMO là 3.343 tỷ đồng, bình quân 668,6 tỷ đồng/năm (bao gồm các chi phí về tiền lương, bảo hiểm, thuê trụ sở, thuê bảo hành,... ).

Do đó, Bộ Công Thương thống nhất với đề nghị của A0 về việc tạm ứng tiền từ EVN để đảm bảo duy hoạt động của NSMO được ổn định, liên tục, hiệu quả sau khi được thành lập.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ