Thị trường M&A "nguội lạnh", cơ hội để doanh nghiệp nội tái cấu trúc?

Sự hạ nhiệt trong các thương vụ là cơ hội để các nhà phát triển bất động sản tái cấu trúc doanh nghiệp, tập trung vào năng lực cốt lõi, bao gồm kiểm soát chi phí và rà soát pháp lý để đảm bảo giấy phép dự án được cập nhật và tuân thủ nhằm tránh vấn đề với

Các khách mời tham dự diễn đàn
Các khách mời tham dự diễn đàn

Theo số liệu từ KPMG, tổng giá trị giao dịch M&A trong 10 tháng đầu năm 2023 là 4,4 tỷ USD với hơn 260 thương vụ, trong đó 80% giá trị giao dịch từ các ngành y tế, tài chính, và bất động sản. Giá trị trung bình các thương vụ là 54,5 triệu USD, giá trị thương vụ lớn nhất ghi nhận đến 1,45 tỷ USD. Mức độ tăng trưởng kép hàng năm là 10,3% từ năm 2008.

Báo cáo của KPMG cho biết, trong 10 tháng 2023, các nhà đầu tư trong nước chuyển sang thế phòng thủ để đánh giá lại chiến lược của mình, thị phần của họ trong giá trị M&A giờ đây đã giảm xuống còn 161,6 triệu USD, khoảng 4% tổng giá trị giao dịch được công bố. Khác với hai năm trước khi nhà đầu tư trong nước chiếm ưu thế, nhà đầu tư nước ngoài đã chiếm lĩnh cả 5 vị trí top đầu về giá trị giao dịch. Nhật Bản, Singapore và Mỹ tiếp tục là những nhà đầu tư nước ngoài hoạt động sôi nổi nhất. Ba nhà đầu tư này chiếm trên 70% tổng giá trị giao dịch được công bố.

Các doanh nghiệp cần phải hành động quyết đoán để phục hồi

Dữ liệu trên được ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG tại Việt Nam và Campuchia chia sẻ tại diễn đàn M&A do báo Đầu tư tổ chức chiều ngày 28/11 tại TP.HCM.

“Nhà đầu tư nước ngoài áp đảo thị trường năm nay có thể là dấu hiệu chuyển hướng của thị trường từ đầu tư cơ hội sang đầu tư chiến lược dài hạn trong các ngành mạnh và có chọn lọc. Những tài sản có khả năng mở rộng và theo xu hướng khu vực, cũng như nắm bắt được xu thế cung cầu trong nước và thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục thu hút quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài”, chuyên gia KPMG nói.

Ông Warrick Cleine nhìn nhận, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi những chuyển dịch trong kinh tế toàn cầu, điều chỉnh chuỗi cung ứng và phát triển nội tại. Các cải thiện quy định liên tục và các hiệp định thương mại tự do cũng sẽ duy trì hoạt động M&A sôi động tại Việt Nam trong những năm sắp tới.

Riêng năm 2023, thị trường M&A Việt Nam phản ánh xu hướng đi xuống toàn cầu dù nền kinh tế tương đối ổn định. Toàn thế giới có sự suy giảm về thương vụ và giá trị M&A chủ yếu do lãi suất đồng USD, hành động của Fed đã làm giảm giá trị các tài sản, nên việc huy động vốn cho M&A đắt đỏ hơn. Ngoài ra, niềm tin của giới đầu tư suy giảm với các căng thẳng địa chính trị. Các đối tác thương mại lớn của Việt Nam bị ảnh hưởng, đã ảnh hưởng đến thương vụ M&A của Việt Nam.

Trong khi đó, các yếu tố kinh tế nội tại của Việt Nam vẫn đang được duy trì, với nguồn FDI vẫn chảy vào ổn định và cam kết của Chính phủ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cải cách kinh tế vẫn tiếp tục không suy giảm. Sự sụt giảm tạm thời trong thị trường M&A có thể được xem như một phần của chu kỳ kinh tế rộng hơn, với 2023 là một năm thị trường tìm lại cân bằng để tiến tới phát triển bền vững.

Ông Warrick Cleine cho biết, các doanh nghiệp cần phải hành động quyết đoán để phục hồi, hoạch định các chiến lược linh hoạt nhằm bảo vệ hoạt động và mở đường quay lại tăng trưởng bền vững. Một chiến lược như vậy bao gồm việc quản lý vốn lưu động khéo léo, một giải pháp mang lại lợi ích đáng kể với chi phí tối thiểu.

Cốt lõi của việc tối ưu hóa vốn lưu động là giải phóng tiền mặt, và do đó hoạt động kinh doanh được tổ chức hiệu quả hơn. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện tại, các doanh nghiệp đang rất cần thanh khoản cho hoạt động kinh doanh hàng ngày, thanh toán nợ và tái cấu trúc nội bộ. Tối ưu hóa vốn lưu động bao gồm việc cải thiện quản lý các khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho.

Nhìn về phía trước, chuyên gia này cho rằng, thị trường M&A Việt Nam đã sẵn sàng cho tăng trưởng vào năm 2024, được hỗ trợ bởi nhiều bước tiến kinh tế và cải cách nhằm thu hút FDI, với các giao dịch gia tăng trong các lĩnh vực chính như năng lượng xanh, công nghệ, bất động sản và chăm sóc sức khỏe, được mở rộng do hỗ trợ chính sách và nhu cầu gia tăng. Xu hướng đầu tư sang các ngành này do tăng trưởng cơ sở hạ tầng, và công nghệ được thúc đẩy bởi chuyển đổi số. Ngành y tế dự kiến sẽ được thúc đẩy bởi thay đổi về dân số.

Ngành bất động sản tiếp tục sôi nổi nhờ nhu cầu về tài sản chất lượng cao. Ông Warrick Cleine cho rằng, vấn đề được quan tâm nhất sẽ tiếp diễn trong năm 2024 là việc tập trung củng cố bảng cân đối kế toán để vượt qua "cơn bão" đang diễn ra. Trong bối cảnh đó, sự hạ nhiệt trong các thương vụ là cơ hội để các nhà phát triển bất động sản tái cấu trúc doanh nghiệp, tập trung vào năng lực cốt lõi, bao gồm kiểm soát chi phí và rà soát pháp lý để đảm bảo giấy phép dự án được cập nhật và tuân thủ nhằm tránh vấn đề với cơ quan chức năng và sau cuối là với khách hàng nếu có sự chậm trễ trong việc cấp giấy tờ liên quan, như sổ hồng hoặc sổ đỏ.

Theo ông Warrick Cleine, động lực tăng trưởng 2024 bao gồm dòng vốn FDI mạnh mẽ, nhờ chính trị ổn định và các thỏa thuận thương mại. Hơn nữa, với lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4%, dự báo tăng trưởng GDP của IMF sẽ tăng trở lại 5,8% vào năm 2024 và 6,9% vào năm 2025 và nợ công vẫn dưới trần pháp lý 60% GDP, những nền tảng cho thấy một năm thuận lợi cho các nhà đầu tư nhắm đến những cơ hội chiến lược tại thị trường Việt Nam năng động.

Quảng cáo

Doanh nghiệp doanh thu 20 - 30 triệu USD nhưng vẫn không biết định giá là gì

Tại diễn đàn, ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam đề cập một số thách thức mà Việt Nam phải vượt qua.

Về các thách thức, vị này chia sẻ về các thương vụ, tình hình các công ty Việt Nam – Nhật Bản, các thách thức trong quá khứ, với 3 thách thức gồm giới hạn, hệ thống kế toán và kỳ vọng định giá quá cao của bên bán. Đây là những thách thức lớn nhất, hầu hết các trường hợp RECOF đều có thể vượt qua do những nỗ lực của bên bán và bên mua.

Hiện nay, vấn đề lớn nhất là về thời gian, thị trường nội địa Nhật Bản trong 3 tháng có thể hoàn tất một thương vụ, Nhật Bản với phương Tây là cần 6 tháng, nhưng Nhật Bản với Việt Nam cần hơn 1 năm, vì 3 yếu tố ông Yoshida vừa nhắc đến, còn vài yếu tố khác tuỳ từng tính chất các thương vụ. Tuy nhiên, vị này đánh giá Việt Nam vẫn là hấp dẫn so với Thái Lan và Myanma, Nhật Bản vẫn muốn vào Việt Nam.

“Thách thức còn nhưng cần vượt qua, đặc biệt chúng ta có sự hẫu thuẫn của Chính phủ nên cơ hội tại Việt Nam vẫn là tốt nhất với Nhật Bản”, chuyên gia M&A nói.

Theo ông Warrick Cleine, nhìn vào doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, điểm mạnh là chất lượng hàng hóa dịch vụ và đội ngũ nhân sự tốt. Nhưng, khi bước vào bối cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp bộc lộ rõ điểm yếu về quản trị công ty, về minh bạch, về bảo vệ quyền lợi cổ đông… Thực tế đều cho thấy, doanh nghiệp nào làm tốt các điểm này thì đều thu hút vốn tốt.

“Bên cạnh đó, trong 6 tháng qua, tôi thấy có lưu ý đặc biệt đến bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp, có các khoản nợ xấu, chi phí vay quá cao, nhiều doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu có lãi suất cao - rất dễ gặp vấn đề. Đây là một trong những vấn đề tiên quyết, nếu không cải thiện, sẽ bị bán với giá bị ép giá, doanh nghiệp bắt buộc phải tái cấu trúc", chuyên gia KPMG nêu.

Trong khi đó, bà Bình Lê Vandekerckove, Nhà sáng lập & Tổng giám đốc, Công ty Tư vấn thương vụ ASART cho biết, các thương vụ M&A từ bắt đầu cho đến khi kết thúc thường kéo dài 1 năm. Giai đoạn 1 thương thảo mất khoảng 6 tháng nếu công ty đã sẵn sàng M&A. Quy trình pháp lý liên quan đến tuân thủ mất 3 đến 6 tháng. Đây là quy trình tối thiểu. Có một số giao dịch hoàn tất 6 tháng nhưng hiếm, chỉ chiếm 10% các thương vụ. Đây là các thương vụ 2 bên đã rất hiểu nhau. Các công ty phải sẵn sàng hoàn tất và đóng lại các thương vụ M&A thì mới làm trong 1 năm.

Thực tế, chuyên gia này nhận thấy có công ty mất 3 tháng để hoàn tất bản kế toán thì chắc chắn thương vụ M&A sẽ phải kéo dài thêm thời gian, với công ty chưa bao giờ tham gia M&A thì mất thêm 6 tháng tìm hiểu. Bà nghĩ rằng, cùng với việc hoàn tất khung pháp lý rõ ràng minh bạch hơn, các doanh nghiệp muốn M&A cũng phải biết các quy trình chính yếu tối thiểu của 1 thương vụ thì mới có thể đóng sớm các thương vụ.

“Có một thực tế, có công ty cỡ vừa ở Việt Nam có doanh thu 20 - 30 triệu USD nhưng vẫn không biết định giá là gì, điều này đặt ra vấn đề các doanh nghiệp như vậy phải tìm hiểu hết các quy trình M&A, nếu trong tương lai họ quyết định thực hiện các thương vụ M&A. M&A không phải trong trường hợp áp lực làm ăn thua lỗ, mà là kênh để thực hiện chiến lược đột phá trong kinh doanh", chuyên gia ASART chia sẻ.

Đã có "đại bàng" quan tâm đến doanh nghiệp Việt Nam?

Vấn đề được đặt ra, hiện nay Việt Nam đã hội tụ thiên thời, địa lợi nhân hoà, liệu có làn sóng M&A bùng nổ thực sự trong các năm tiếp theo?

Ông Warrick Cleine cho biết, trong 15 năm qua, số lượng các thương vụ M&A đã tăng lên đáng kể, ông tự tin trong những tiếp theo M&A sẽ tiếp tục tăng lên và đóng vai trò quan trọng với Việt Nam. Với việc Việt Nam - Hoa Kỳ nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là rất quan trọng trong chuyển dịch tâm thế của nhà đầu tư Hoa Kỳ đến Việt Nam, thúc đẩy sự gia tăng M&A.

Theo bà Bình Lê Vandekerckove, có rất nhiều điều chúng ta phải làm, các quốc gia đều có điểm mạnh, yếu của mình, nhưng với góc nhìn từ 14 - 15 năm qua, Việt Nam đã làm rất tốt hiện tại.

“Có thể nói, bắt đầu mở cửa kinh tế thì Việt Nam đã có sự thay đổi kinh tế và dễ chịu tổn thương từ các yếu tố bên ngoài từ khủng hoảng kinh tế châu Á, toàn cầu… tuy nhiên, mức độ tác động của chúng ta khá muộn. Sau 1 - 2 năm đối diện với cuộc khủng hoảng năm 2007, nhưng đến 2009 chúng ta mới bộc lộ sự tác động. 6 tháng tới, Việt Nam sẽ tiếp tục chịu tác động này và năm 2024 vẫn là năm khó khăn của Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là thời điểm để chúng ta chuẩn bị vì phải mất 1 - 2 năm mới có 1 thương vụ M&A thành công.

"Tại sao chúng ta chưa thấy đại bàng? Là do mức độ thanh khoản, thị trường phải có đến 80 - 90% là nhà đầu tư nhỏ lẻ, như vậy sẽ không có nhiều các cơ hội ở đây. Khi chúng ta là nhà đầu tư, chúng ta cũng muốn có lợi nhuận và khả năng thoái vốn nên phải xác định thanh khoản đầu vào dòng tiền, đầu ra dòng tiền, đây là vấn đề quan trọng chúng ta phải cải thiện", ông Khanh Vũ, Phó tổng giám đốc Quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund nhấn mạnh.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

OceanBank đổi tên thành MBV, đồng thời có Chủ tịch và Tổng giám đốc mới

Sau hai tháng MB tiếp nhận, MB vừa chính thức bổ nhiệm nhân sự cấp cao Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng giám đốc cùng các nhân sự cấp cao HĐTV và Ban Kiểm soát tại OceanBank và cho biết sẽ đổi tên ngân hàng này thành MBV.

Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao CBBank và OceanBank: Vietcombank và MB chuẩn bị tiếp nhận ngân hàng 0 đồng? Chính thức chuyển giao bắt buộc CBBank, OCeanBank về Vietcombank (VCB), MB (MBB) chiều 17/10

Cổ phiếu Viettel Post giảm sàn sau khi tăng hơn 60% trong 1 tháng, 80% lệnh bán đến từ "Sói già" và "Cá mập"

Gần nhất, ngày 3/12, Viettel Post công bố sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới hai chiều đầu tiên tại Việt Nam - VIPO Mall. Trước đây, VTP từng đầu tư một sàn thương mại điện tử nội địa mang tên Vỏ Sò nhưng đã ngừng hoạt động.

Thị trường tiếp đà “lao dốc”, cổ phiếu Sabeco (SAB), Viettel Post (VTP), Hoàng Anh Gia Lai (HAG) “gồng” chỉ số VN-Index Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm

Những doanh nghiệp có "cửa sáng" hưởng lợi theo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Với chủ trương ưu tiên nội địa hóa, nhiều doanh nghiệp sắt thép, vật liệu xây dựng, nhà thầu thi công,... được kỳ vọng có cơ hội tham gia sâu vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và không để vụt mất cơ hội ngay trên sân nhà.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này