Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường công tác quản lý hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế vừa ban hành văn bản gửi Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường công tác quản lý hóa đơn điện tử (HĐĐT).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tổng cục Thuế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Công văn số 5475/VPCP-KTTH ngày 20/7/2023 về việc quản lý, giám sát việc phát hành và sử dụng hóa đơn, để tiếp tục tăng cường công tác quản lý HĐĐT, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật về hóa đơn, Tổng cục Thuế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành Thuế khẩn trương triển khai ngay các giải pháp quản lý HĐĐT sau:

Các Cục Thuế phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng đồng chí lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục thuế, phòng chức năng từng bộ phận, từng cán bộ quản lý thực hiện quyết liệt việc rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp (DN) thuộc danh sách DN rủi ro cao trong công tác quản lý và sử dụng hóa đơn, các DN có chênh lệch giữa hóa đơn và tờ khai giá trị gia tăng để kiểm soát chặt chẽ việc phát hành, sử dụng HĐĐT; kịp thời phát hiện và xử lý hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

Các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế theo chức năng, thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện trên Hệ thống HĐĐT của các Cục Thuế.

Tổng cục Thuế yêu cầu quán triệt, phổ biến đến tất cả cán bộ, công chức trong đơn vị tiếp tục khai thác, sử dụng đầy đủ, hiệu quả các chức năng của Hệ thống HĐĐT (bao gồm: Danh sách người nộp thuế có doanh thu tháng đột biến so với tháng trước; Danh sách người nộp thuế có số lượng hóa đơn trong tháng tăng, giảm đột biến so với tháng trước, Danh sách các hóa đơn có doanh thu bất thường, Danh sách người nộp thuế có số lượng hóa đơn hủy vượt ngưỡng; đối chiếu giữa tờ khai giá trị gia tăng và hóa đơn...) và các chức năng của Ứng dụng quản lý rủi ro hóa đơn, kết hợp với thực tế công tác quản lý thuế để xây dựng danh sách người nộp thuế có rủi ro cao để thực hiện kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong sử dụng HĐĐT.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ trực tiếp về chính sách pháp luật thuế, về HĐĐT ngay sau khi DN đăng ký sử dụng HĐĐT, DN chuyển địa bàn, qua đó kịp thời thu thập thông tin để đánh giá rủi ro trong phát hành, sử dụng hóa đơn của DN để có biện pháp quản lý phù hợp.

Kịp thời thông báo, công khai danh sách DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, DN mua bán hóa đơn không hợp pháp đã bị cơ quan điều tra phát hiện, các DN có rủi ro cao về hóa đơn do cơ quan thuế quản lý thông báo để các DN chủ động rà soát và kịp thời thực hiện kê khai điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo đúng với thực tế hàng hóa giao dịch; xác định chính xác nghĩa vụ thuế theo đúng quy định pháp luật.

Đồng thời thường xuyên phối hợp chặt chẽ chủ động nắm bắt dư luận và thông tin báo chí phản ánh để kịp thời cung cấp thông tin phản hồi về các vụ việc phát sinh thuộc phạm vi quản lý; xử lý kịp thời, nghiêm túc các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đến uy tín, nỗ lực của toàn ngành Thuế nói chung cũng như của các cơ quan thuế trên địa bàn quản lý nói riêng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
Kinh tế số
Những nguyên nhân khiến Baemin từ 'tân binh' đầy nổi bật thành 'tàn binh' bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam

Những nguyên nhân khiến Baemin từ 'tân binh' đầy nổi bật thành 'tàn binh' bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam

Gia nhập thị trường cách đây 4 năm, Baemin đem tới một làn gió mới với đồng phục màu xanh ngọc và cách làm marketing thân thiện, nhưng giờ đây biến động thị trường và nhiều nguyên nhân khác nhau, đã khiến Baemin lâm dần vào khủng hoảng và bên bờ vực dừng hoạt động tại Việt Nam.

Theo dõi trên Youtube Chia sẻ qua Zalo