Vicostone trình kế hoạch trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40% cho năm 2024, lợi nhuận 2025 có thể trở về mốc 1.000 tỷ

Một nội dung tiếp tục được trình tại ĐHCĐ năm nay là chủ trương nhận chuyển nhượng nhà sản xuất nhựa UP duy nhất ở Việt Nam từ Tập đoàn mẹ Phenikaa Group.

CTCP Vicostone (mã chứng khoán VCS) đã công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên 2025 tổ chức vào ngày 10/4/2025.

2 phương án lợi nhuận, trình mức cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 40% cho năm 2024

Về kế hoạch kinh doanh, Vicostone đặt ra 2 phương án. Trong trường hợp thuận lợi, doanh thu và lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng lần lượt 21,9% và 6% so với thực hiện năm 2024, tương ứng lợi nhuận trước thuế trở lại mặt bằng trên 1.000 tỷ sau 2 năm đánh rơi mốc này.

Nếu không thuận lợi, kế hoạch tăng trưởng giảm xuống lần lượt là 9,2% và 2,3%.

Năm ngoái, Vicostone đạt 4.322 tỷ đồng doanh thu thuần (giảm nhẹ so với năm trước) và 807 tỷ đồng lợi nhuận ròng (giảm gần 5%).

Với kết quả này, HĐQT trình kế hoạch chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 40% bằng tiền mặt. Trong năm, công ty đã thực hiện trả hết cổ tức thành 2 lần vào tháng 6 và tháng 12/2024, tổng tỷ lệ 40%.

Vicostone duy trì mức cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 40-60% trong nhiều năm qua. Kế hoạch cổ tức năm 2025 được uỷ quyền cho Hội đồng quản trị Công ty quyết định.

AD_4nXeoFXiyRjkwksn8aoiz4ernCSdzZffyD48ZRBaYteUR_Rqf08R6tARXYqxIxAq83b8-fAeALzcObKnBirnTWh5WmoknLZ3k9Z-D-GvcHmGPDowxFLQgZO4TYPM_sku_5vlgmgol?key=hK3zuxLMR54k7GsHUUVuwM8G
Quảng cáo

538 tỷ đồng, tức phần lớn số tiền trả cổ tức thuộc về công ty mẹ của Vicostone là Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa Group) khi đơn vị này nắm giữ 84,15% vốn điều lệ (hơn 134,6 triệu cổ phiếu). Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch HĐQT công ty nhận 24 tỷ đồng dựa trên tỷ lệ sở hữu 3,74% (gần 6 triệu cổ phiếu).

Bên cạnh đó, ông Phạm Trí Dũng - Ủy viên HĐQT – Tổng Giám đốc, nắm giữ 0,22% số cổ phần tại Vicostone.

Nhận chuyển nhượng nhà sản xuất nhựa UP duy nhất ở Việt Nam

Một nội dung tiếp tục được trình tại ĐHCĐ năm nay là chủ trương nhận chuyển nhượng Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nhựa Polyester không no có khả năng chịu bức xạ UV và bền thời tiết, ứng dụng trong sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh và vật liệu compozit khác” từ Tập đoàn mẹ Phenikaa Group.

Mục đích nhận chuyển nhượng: Đảm bảo sự chủ động về nguồn nguyên vật liệu sản xuất cho Vicostone và Tăng nguồn thu cho Vicostone từ hoạt động kinh doanh hóa chất.

Nhà máy Hóa chất Phenikaa (Phenikaa Chemical) sản xuất nhựa UP – một trong những nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất cho đá nhân tạo của Vicostone và chiếm 40-50% tổng chi phí sản xuất. Với chi phí đầu tư ước tính 50,6 triệu USD, Phenikaa Chemical có hai giai đoạn phát triển với công suất thiết kế hàng năm là 25.000 tấn mỗi giai đoạn.

Dự án đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 và được Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc chấp thuận kết quả nghiệm thu đưa vào hoạt động. Theo chia sẻ của ông Hồ Xuân Năng – Chủ tịch HĐQT của Vicostone, đồng thời la Chủ tịch HĐQT của Phenikaa, dự án đã đi vào khai thác, vận hành ổn định, có lãi. Công suất thực tế có thể đạt được là 24.000 tấn/năm. Sản lượng sản xuất năm 2021 khoảng 18.773 tấn, năm 2022 là 15.600 tấn/năm.

Do vướng mắc pháp lý liên quan đến việc thu hồi đất nên việc chuyển nhượng đã bị hoãn lại cho đến nay.

Được biết, Phenikaa Chemical hiện là nhà sản xuất nhựa UP duy nhất ở Việt Nam, với năng lực sản xuất cho giai đoạn 1 là 25.000 tấn/năm, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu cả nước.

Mỗi năm, để duy trì ổn định hoạt động sản xuất hơn 3 triệu m2 đá thạch anh chất lượng cao, Phenikaa cần sử dụng hơn 20.000 tấn nhựa Polyeste không no làm chất kết dính. Trước đây, Phenikaa phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ các quốc gia/vùng lãnh thổ như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%

HSBC thu xếp khoản vay không ràng buộc khoảng 40 triệu USD cho GELEX Hạ tầng

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp thành công giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam, kể từ sau thương vụ với Nutifood vào năm 2021.

Dragon Capital liên tục bán cổ phiếu GEX, không còn là cổ đông lớn VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SIP, VIX và GEX

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR)

Ngày 21/3/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Doanh thu thuần hơn 8 tỷ đồng, Phát Đạt (PDR) báo lãi nhờ bán công ty liên kết Con gái chủ tịch Phát Đạt (PDR) không bán cổ phiếu như đã đăng ký

Vì sao cổ phiếu FPT giảm mạnh, vốn hóa “bốc hơi” 33.000 tỷ đồng?

FPT đang chịu áp lực bán đáng kể và hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái. Vốn hóa thị trường giảm 33.000 tỷ đồng so với đầu năm 2025.

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024 FPT đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 hơn 3 tỷ USD, lợi nhuận năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%