“Vũ khí” bí mật của kinh tế Mỹ

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ đối mặt nhiều bất lợi từ các đợt nâng lãi suất của FED và lạm phát cao, tăng trưởng tiêu dùng vẫn duy trì ở ngưỡng ấn tượng. Nhiều chuyên gia không khỏi đặt câu hỏi yếu tố nào đã làm nên điều này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại sao tiêu dùng người dân Mỹ vẫn vững vàng ngay cả khi mà Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất nhiều lần?. Lý do đơn giản: Người tiêu dùng đang trở nên già đi và họ giàu có.

Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Mỹ cho biết, tính đến tháng 8/2023, dân số Mỹ từ 65 tuổi trở lên đạt tỷ lệ 17,7%. Đây là tỷ lệ dân số già cao nhất tính từ năm 1920, tỷ lệ này đã cao hơn đáng kể so với con số 13% vào năm 2010.

Yếu tố quan trọng với nền kinh tế ở đây là không phải chỉ tỷ lệ người già cao, mà họ đã tích lũy khối tài sản lớn. Tiềm lực tài chính của họ rất tốt và họ cũng có ít nhu cầu vay tiền mua nhà, đồng thời cũng không còn chịu nhiều rủi ro bị mất việc làm như nhiều đối tượng người tiêu dùng khác.

Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi mà người già ở Mỹ được coi như lực lượng người tiêu dùng quan trọng. Người Mỹ từ 65 tuổi trở lên chiếm khoảng 22% tổng chi tiêu tiêu dùng vào năm ngoái, tỷ lệ cao nhất tính từ khi các số liệu được tính toán vào năm 1972 và cao hơn so với tỷ lệ 15% vào năm 2010, theo khảo sát chi tiêu của Bộ Lao động Mỹ được công bố vào tháng 9/2023.

“Đây sẽ là những người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong những năm tới”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Economic Analysis Associates – bà Susan Sterne phân tích.

Cũng theo bà Sterne, tỷ lệ người tiêu dùng già giàu có giúp mang đến cái nền cho tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay khi mà tăng trưởng việc làm chững lại, lãi suất cao và nhiều triệu sinh viên buộc phải trả nợ trở lại.

Việc người tiêu dùng lớn tuổi chi tiêu mạnh tay phản ánh cho thay đổi của hiệu ứng tâm lý, sức khỏe và tài sản sau đại dịch COVID-19.

“Trước đây tôi luôn nghĩ rằng tiết kiệm để làm điều này điều kia. Giờ đây, với lượng tiền tiết kiệm đang có trong ngân hàng, tôi đang chi tiêu theo cách để củng cố hơn nữa tình thân của tôi với bạn bè và gia đình hơn so với trước đây”, bà Maureen Green năm nay 66 tuổi cho hay.

Bà Green, một doanh nhân bất động sản cho biết, số tiền mà bà chi tiêu cho du lịch hiện giờ cao hơn 25% so với thời điểm năm 2019. Gần đây, bà có nhiều chuyến thăm con trai, con gái ở nhiều nơi tại Mỹ.

“Một triệu người Mỹ đã không vượt qua được đại dịch COVID-19, điều đó dạy cho tôi rằng không nên để thời gian trôi qua vô ích”, bà Green nói.

“Cách sống của những người lớn tuổi đã thay đổi chóng mặt, giờ đây họ sống tích cực hơn trước rất nhiều. Họ chạy xe đạp điện, họ đi leo núi, họ đi du lịch. Và họ dành thời gian cho những thú vui nhiều hơn trước đây rất nhiều”, giám đốc bộ phận tư vấn bán lẻ tại công ty nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Circana – ông Marshal Cohen nhận xét.

Theo Bộ Lao động Mỹ, trong năm 2022, mức chi tiêu trung bình của người từ 65 tuổi trở lên cao hơn 27% so với năm 2021 (số liệu sau điều chỉnh với lạm phát). Trong khi đó, tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng tuổi dưới 65 chỉ tăng 0,7%.

Thống kê vào tháng 8/2023 cho thấy, mức tiêu dùng của người tiêu dùng tuổi trên 60 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng tiêu dùng của nhóm người tiêu dùng tuổi từ 40 đến 60 tăng chỉ 4,6%, theo khảo sát của FED tại New York.

Hãng kinh doanh dịch vụ du lịch du thuyền American Cruise Lines chuyên cung cấp dịch vụ hướng đến những người tiêu dùng giàu có công bố tăng trưởng doanh thu hai con số trong năm nay, chủ yếu nhờ vào chi tiêu của những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em sinh ra sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Những người già ở Mỹ hiện rất giàu có. Thống kê của FED cho thấy, người Mỹ từ 70 tuổi trở lên hiện đang nắm khoảng 26% tổng tài sản hộ gia đình tại Mỹ, tỷ lệ cao nhất tính từ năm 1989.

Dù rằng các chuyên gia kinh tế dự báo về khả năng suy thoái kinh tế tăng cao trong những năm tới, Chủ tịch kiêm Giám Đốc chiến lược đầu tư tại Yardeni Research – ông Ed Yardeni không nghĩ vậy. Ông giải thích, chỉ riêng những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em hiện đang có tổng tài sản ước tính khoảng 77,1 nghìn tỷ USD.

So với người tiêu dùng thuộc các nhóm tuổi khác, họ có ít nợ tiêu dùng hơn, sở hữu nhà nhiều hơn. Nhiều người trong số này từng vay thế chấp để mua nhà khi mà lãi suất siêu thấp trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Đồng thời, họ cũng không có nhu cầu chuyển nhà hay tìm việc mới như các thế hệ trẻ, chính vì vậy cũng không chịu tác động bởi chi phí nhà ở tăng cao.

Lạm phát giảm và người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Khi mà lạm phát tiếp tục hạ nhiệt, cả chi tiêu thực và chi tiêu danh nghĩa tăng nhẹ so với năm liền trước. Tăng trưởng chi tiêu thực so với cùng kỳ năm tính đến tháng 9/2203 liên tục trên 3%, cao hơn hẳn so với tỷ lệ tăng trưởng chỉ 1% ở thời điểm tháng 5/2023.

Xét đến các hạng mục chi tiêu, nhóm mặt hàng được chi tiêu nhiều nhất bao gồm các hoạt động giải trí bên ngoài gia đình và mỹ phẩm, ghi nhận mức tăng lần lượt 12% và 13%. Chi tiêu vào du lịch tăng đến 11% so với cùng kỳ năm trước.

Theo WSJ,McKinsey

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thế giới

Kỳ vọng OPEC+ hạ mạnh sản lượng đẩy giá dầu tăng cao

Kỳ vọng OPEC+ hạ mạnh sản lượng đẩy giá dầu tăng cao

Trong tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EAI) bất ngờ công bố dự trữ dầu thô và dầu chưng cất tăng cao đột biến, cho thấy nhu cầu yếu đi. Dự trữ xăng cũng tăng cao hơn so với kỳ vọng, theo số liệu công bố.

“Đại gia” dầu khí được dự báo trúng gói thầu 100 triệu USD tại mỏ Lạc Đà Vàng, cổ phiếu tăng bốc lên sát đỉnh lịch sử
Lý do các dự báo kinh tế Trung Quốc bị các tổ chức nghiên cứu điều chỉnh nhiều lần

Lý do các dự báo kinh tế Trung Quốc bị các tổ chức nghiên cứu điều chỉnh nhiều lần

Diễn biến kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các động thái chính sách của chính phủ Trung Quốc, chính vì vậy mỗi khi có những diễn biến mới, dự báo sẽ được điều chỉnh.

Trung Quốc có còn là động lực chi phối thị trường hàng hóa toàn cầu? Trung Quốc khai phá nơi tăm tối chưa ai từng đến: Cuối cùng đã chạm tay vào "báu vật" lớn nhất hành tinh
Trung Quốc có còn là động lực chi phối thị trường hàng hóa toàn cầu?

Trung Quốc có còn là động lực chi phối thị trường hàng hóa toàn cầu?

Theo thành ngữ Trung Quốc, một con lạc đà gầy hơn vẫn lớn hơn một con ngựa. Từ góc độ hàng hóa, các nhà đầu tư không nên quá tập trung vào sự mất cân bằng kinh tế của Trung Quốc mà quên đi thực tế rằng đó vẫn là thị trường quá lớn để có thể bỏ qua.

Vì sao quỹ ETF tập trung vào cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng bị rút vốn mạnh? "Tàu lượn" VN-Index
Trung Quốc khai phá nơi tăm tối chưa ai từng đến: Cuối cùng đã chạm tay vào "báu vật" lớn nhất hành tinh

Trung Quốc khai phá nơi tăm tối chưa ai từng đến: Cuối cùng đã chạm tay vào "báu vật" lớn nhất hành tinh

Đáy đại dương đang trở thành sân khấu cạnh tranh tài nguyên toàn cầu tiếp theo trên thế giới và Trung Quốc sắp thống trị nơi này.

Bất chấp giá nhà đất "đang ở đỉnh", nhà đầu tư Trung Quốc vẫn liên tục xuống tiền mua bất động sản ở quốc gia này Dr.Thanh và chiêu chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng của “đại gia” Kim Oanh trong cơn “sốt đất”
Bất chấp giá nhà đất "đang ở đỉnh", nhà đầu tư Trung Quốc vẫn liên tục xuống tiền mua bất động sản ở quốc gia này

Bất chấp giá nhà đất "đang ở đỉnh", nhà đầu tư Trung Quốc vẫn liên tục xuống tiền mua bất động sản ở quốc gia này

Theo các doanh nghiệp môi giới, người mua tới từ Trung Quốc đang mạnh tay chi tiền cho những căn hộ tại Australia bất chấp giá nhà đã rất cao trong khi đà tăng lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Dr.Thanh và chiêu chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng của “đại gia” Kim Oanh trong cơn “sốt đất” Thị trường bị đè trong phiên đầu tuần, thanh khoản thất thế
Cổ phiếu tăng gần 40% chỉ trong một phiên sau thông tin bán mình cho gã khổng lồ thương mại điện tử

Cổ phiếu tăng gần 40% chỉ trong một phiên sau thông tin bán mình cho gã khổng lồ thương mại điện tử

Cổ phiếu của iRobot, nhà sản xuất robot hút bụi Roomba, đóng cửa với mức tăng 39% trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần sau khi xuất hiện báo cáo cho biết Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị phê duyệt thương vụ bán mình 1,7 tỷ USD của công ty cho Amazon.

Pyn Elite Fund tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng, dự báo VN-Index khởi sắc trong thời gian tới Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank
Khổ như EU: Dự trữ đầy kho vẫn thấp thỏm từng ngày vì khí đốt - Chuyên gia khẳng định còn 'sống chung với lũ' dài dài

Khổ như EU: Dự trữ đầy kho vẫn thấp thỏm từng ngày vì khí đốt - Chuyên gia khẳng định còn 'sống chung với lũ' dài dài

Chỉ một cuộc đình công ở cảng xuất khẩu ở Úc hay một đợt rét đậm bất thường ở Nhật Bản, Trung Quốc, giá khí đốt tại châu Âu sẽ lập tức leo thang.

Dòng tiền đang chuẩn bị đổ mạnh vào lĩnh vực bất động sản? Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy tiến độ 86 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm
Warren Buffett vừa “chào tạm biệt” công ty ví điện tử lớn nhất của một quốc gia châu Á

Warren Buffett vừa “chào tạm biệt” công ty ví điện tử lớn nhất của một quốc gia châu Á

Thông qua giao dịch lô lớn, Berkshire Hathaway đã rút khỏi Paytm (công ty thanh toán lớn nhất Ấn Độ).

Nhật Bản: CPI tháng 10 tăng 2,9%, giá dịch vụ tăng nhanh nhất trong 30 năm Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh”
Nhật Bản: CPI tháng 10 tăng 2,9%, giá dịch vụ tăng nhanh nhất trong 30 năm

Nhật Bản: CPI tháng 10 tăng 2,9%, giá dịch vụ tăng nhanh nhất trong 30 năm

Dữ liệu chính phủ công bố ngày 24/11 cho thấy, lạm phát tiêu dùng lõi của Nhật Bản đã tăng lên 2,9% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, với giá dịch vụ đánh dấu mức tăng nhanh nhất trong 3 thập kỷ, gây áp lực lên Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) khi thước đo chính này vẫn cao hơn mục tiêu trong thời gian dài, hơn một năm.

Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh” Lạm phát vượt 60%, một quốc gia tăng lãi suất ngất ngưởng 40%
Các quỹ phòng hộ lỗ 43 tỷ USD vì giao dịch bán khống

Các quỹ phòng hộ lỗ 43 tỷ USD vì giao dịch bán khống

Sau đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán gần đây, các quỹ phòng hộ đặt cược rằng thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu suy giảm đã phải chịu mất mát ước tính 43 tỷ USD.

Chủ tịch Powell "bóng gió" về việc FED đã kết thúc chu kỳ tăng lãi suất, liên tục nhấn mạnh một từ quan trọng Fed tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao nhất 22 năm, bày tỏ quan điểm lo ngại khi lợi suất trái phiếu tăng vọt
Bloomberg: Trung Quốc sắp tung biện pháp "chưa từng có" để giải cứu ngành bất động sản, Country Garden cùng hàng loạt "ông lớn" sẽ thoát cảnh vỡ nợ?

Bloomberg: Trung Quốc sắp tung biện pháp "chưa từng có" để giải cứu ngành bất động sản, Country Garden cùng hàng loạt "ông lớn" sẽ thoát cảnh vỡ nợ?

Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, giới chức Trung Quốc có thể lần đầu tiên cho phép các ngân hàng cung cấp những khoản vay ngắn hạn không đảm bảo cho các nhà phát triển với đủ điều kiện.

HoREA: Các ngân hàng không hạ chuẩn nhưng nên “nới một chút” điều kiện vay vốn bất động sản Hàng chục doanh nghiệp bất động sản bị Bình Định nhắc tên vì nợ thuế
Tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á được dự báo cải thiện trong năm tới

Tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á được dự báo cải thiện trong năm tới

Năm nay, những thách thức từ việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ và việc kinh tế Trung Quốc hồi phục chậm chạp từ cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra nhiều sức ép lên các nền kinh tế Đông Nam Á.

Việt Nam trở thành thị trường đầu tư lớn nhất ở Đông Nam Á của Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Việt Nam có quy mô kinh tế số tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
FT: Câu chuyện tăng trưởng thần tốc của Trung Quốc đứng trước viễn cảnh đảo chiều

FT: Câu chuyện tăng trưởng thần tốc của Trung Quốc đứng trước viễn cảnh đảo chiều

Theo Financial Times, Trung Quốc đang tiến đến một bước ngoặt lịch sử, hay cụ thể hơn, sự trỗi dậy để trở thành một siêu cường kinh tế của Trung Quốc đang có dấu hiệu đảo ngược.

Cổ phiếu công nghệ Mỹ tăng vọt sau diễn biến nhân sự tại OpenAI Thị trường chứng khoán vững vàng sau khi có kết luận điều tra vụ Vạn Thịnh Phát
Kỳ vọng OPEC+ tiếp tục hạ sản lượng đẩy giá dầu tăng mạnh

Kỳ vọng OPEC+ tiếp tục hạ sản lượng đẩy giá dầu tăng mạnh

Những tuần gần đây, nguồn cung dầu trên thế giới tăng vượt kỳ vọng, chính vì vậy giá dầu có lý do để hạ đều đặn. Nguồn cung từ Guyana và Biển Bắc dự kiến sẽ tăng từ tháng sau, còn xuất khẩu dầu của Mỹ tăng vọt.

Xuất hiện hai "cá mập" mạnh tay gom hàng, dầu Nga bất ngờ đắt hàng trở lại, xuất khẩu lập kỷ lục trong tháng 10 Thông tin dự trữ xăng dầu Mỹ tăng cao kéo giá dầu sụt mạnh