10 điểm mới của Luật Đất đai và tác động đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế

Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án Luật rất quan trọng, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh; tác động đến hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế.

10 điểm mới của Luật Đất đai và tác động đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo đánh giá nhanh Tác động của Luật Đất đai sửa đổi (2024), chỉ ra 10 điểm mới của Luật Đất đai và tác động đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thứ nhất, định giá đất theo nguyên tắc thị trường: Luật Đất đai sửa đổi sẽ bỏ khung giá đất (hiện nay đang được ban hành 5 năm 1 lần), thay bằng bảng giá đất được công bố hằng năm từ ngày 1/1/2026; chuẩn hóa 4 phương pháp định giá đất bao gồm: phương pháp so sánh; phương pháp thu nhập; phương pháp thặng dư; phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất; đồng thời xác định rõ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở quốc gia về giá là nguồn thông tin đầu vào được ưu tiên khi sử dụng để định giá đất.

Đây là điểm mới quan trọng, tạo điều kiện để định giá đất sát với giá thị trường, tháo gỡ bất cập lâu nay về xác định giá đất (nhất là hiện tượng hai giá), làm cơ sở cho các mục đích khác nhau như thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, xác định giá bất động sản, tính toán chi phí - hiệu quả đầu tư dự án, quy định rõ trách nhiệm các bên liên quan… Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp và chủ đầu tư, việc áp dụng bảng giá đất sát với giá thị trường hơn có thể làm tăng chi phí sử dụng đất. Đồng thời, việc xây dựng bảng giá đất hằng năm giúp cho giá đất tiệm cận thị trường song cũng sẽ làm tăng áp lực về nguồn nhân lực, công nghệ, trách nhiệm đối với địa phương. Theo đó, khâu hướng dẫn triển khai thực hiện phù hợp, khả thi và kịp thời và giám sát thực hiện là rất quan trọng, trong đó cần xác định rõ các nguồn thông tin, dữ liệu đầu vào, thứ tự ưu tiên và trách nhiệm xác định giá đất, cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai…

Thứ hai, mở rộng đối tượng sử dụng đất, tăng cơ hội tiếp cận, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai: Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài chính thức là đối tượng sử dụng đất và được hưởng tương đối đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam (riêng quyền thế chấp thì chỉ giới hạn là thế chấp tại các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động tại Việt Nam); đồng thời bổ sung một số quyền lợi đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài như được nhận chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao; được khuyến khích đầu tư hạ tầng trong khu công nghệ cao và mục đích phát triển khoa học, công nghệ...v.v.

Đây là bước tiến quan trọng của Luật đất đai sửa đổi, tạo sự thống nhất với Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, Luật nhà ở sửa đổi, góp phần tăng cơ hội tiếp cận, sở hữu, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai, đồng thời góp phần thu hút kiều hối, đầu tư của kiều bào ở nước ngoài cho phát triển kinh doanh bất động sản và nền kinh tế.

Thứ ba, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, cho phép tích tụ đất đai: Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng lên tới 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất; cho phép tích tụ, tập trung đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi, chuyển nhượng, góp vốn, thuê, hợp tác kinh doanh quyền sử dụng đất. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học công nghệ để sử dụng hiệu quả quỹ đất đã tích tụ, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững hơn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả chiến lược quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, quy định rõ các trường hợp thu hồi đất gắn với đảm bảo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Luật Đất đai sửa đổi quy định chỉ thu hồi đất trong trường hợp thực sự cần thiết vì lợi ích quốc gia, công cộng (31 trường hợp, ngoài ra còn có điều khoản "quét" sẽ do Quốc hội quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn), đồng thời Luật cũng đã qui định rõ trách nhiệm phải hoàn thành phê duyệt và bố trí tái định cư trước khi có quyết định thu hồi đất, đảm bảo cho người có đất bị thu hồi có điều kiện sống ít nhất bằng hoặc tốt hơn (chỗ ở, việc làm, thu nhập...).

Quảng cáo

Đây là quy định góp phần đã thể chế hóa tinh thần Nghị quyết 18/NQ-TW (2022), đảm bảo công khai, minh bạch và khắc phục tình trạng thu hồi đất tràn lan, hạn chế các tiêu cực, sai phạm trong thực tiễn; đồng thời thúc đẩy cơ chế tự thỏa thuận về quyền sử dụng đất giữa chủ đầu tư và người sử dụng đất (với giá đất kỳ vọng sát với thị trường hơn) sẽ đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, doanh nghiệp về nhà ở, phát triển kinh doanh. Với các dự án BĐS có sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, có quy mô lớn, việc hỗ trợ thu hồi đất của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (đặc biệt các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm) đầu tư vào các loại hình bất động sản này vừa góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư vừa nâng cao chất lượng đời sống xã hội (đặc biệt vùng nông thôn, miền núi, khu vực tốc độ đô thị hóa chậm, hạ tầng kém phát triển). Cùng với đó, một số vướng mắc như trường hợp chỉ đạt được thỏa thuận khoảng 80%, hy vọng sẽ được tháo gỡ dưới dạng có sự can thiệp, hỗ trợ phù hợp của Nhà nước, hay qui định giới hạn loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại phải là đất ở hoặc đất ở và đất khác sẽ được thí điểm khi thực thi Luật đất đai mới này.

Thứ năm, cho phép linh hoạt trả tiền thuê đất một lần hay hằng năm: Điều 30 Luật Đất đai 2024 quy định cá nhân, doanh nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất có thể linh hoạt lựa chọn việc trả tiền thuê đất 1 lần hay hằng năm… Đây là điều kiện thuận lợi, tạo sự linh hoạt trong cân đối, phân bổ vốn của cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư. Đối với các dự án bất động sản (khu đô thị hỗn hợp, khu dân cư nông thôn, dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị; bất động sản khu công nghiệp, bất động sản du lịch, bất động sản văn phòng, nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân...), việc trả tiền thuê đất hằng năm có thể kỳ vọng sẽ giúp chi phí đầu tư ban đầu giảm; từ đó, góp phần giảm giá nhà, tác động tích cực đến lực cầu thị trường bất động sản.

Việc tạo điều kiện linh hoạt trong phân bổ chi phí về đất đai kết hợp với ưu đãi về tài chính (tiền thuê đất), nguồn vốn với các dự án có tính thương mại không cao như nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân... là điều kiện quan trọng, cấp thiết để giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc trả tiền hằng năm cũng có thể rủi ro cho người mua bất động sản và ngân sách nhà nước nếu chủ đầu tư phá sản, mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, tính bền vững, khả thi của nguồn vốn cho nhà ở phù hợp với túi tiền, nhà ở xã hội cũng cần phải tính đến lâu dài.

Thứ sáu, cụ thể hóa khâu quy hoạch và đẩy mạnh phân cấp ủy quyền về quản lý nhà nước về đất đai: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp được lập đồng thời; quy hoạch cao hơn có thể được phê duyệt trước hoặc đồng thời, đảm bảo tính đồng bộ và rút ngắn thời gian trong quá trình lập quy hoạch đất đai. Đẩy mạnh phân cấp ủy quyền về quản lý đất đai theo hướng tăng tính chủ động của UBND, HĐND cấp tỉnh, huyện trong việc phê duyệt quy hoạch; ban hành bảng giá đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, danh mục dự án, diện tích đất đấu giá, đấu thầu; ban hành tiêu chí quyết định thực hiện đấu thầu, dự án thu hồi đất, dự án tái định cư, bồi thường cho người có đất bị thu hồi; giảm thủ tục hành chính, giảm đầu mối trung gian trong giao đất, cho thuê đất tại khu kinh tế, khu công nghệ cao, cảng hàng không; nâng cao vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất trong việc tạo lập, phát triển, quản lý khai thác quỹ đất tại các địa phương, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách, khai thác hiệu quả hơn nguồn lực đất đai...

Tuy nhiên, vẫn cần có hướng dẫn, quy định rõ về mô hình hoạt động, cơ chế huy động các nguồn tài chính cơ chế phối hợp của tổ chức phát triển đất với các cơ quan, đơn vị chức năng của trung ương và địa phương. Việc phân cấp ủy quyền cần gắn với năng lực tổ chức thực hiện và công tác kiểm tra, giám sát sau này.

Thứ bảy, quy định chi tiết thông tin, dữ liệu đất đai và trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia về đất đai: Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai (nhất là cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai) là thông tin đầu vào quan trọng, chuẩn xác cho các phương pháp định giá đất; việc quản lý, khai thác và đảm bảo bảo sự liên thông giữa cơ sở thông tin, dữ liệu quốc gia về đất đai và thị trường đất đai, BĐS sẽ tạo điều kiện phát triển dịch vụ công trực tuyến và giao dịch điện tử về đất đai đồng thời đảm bảo việc khai thác dữ liệu về đất đai của doanh nghiệp, nhân dân được an toàn, hiệu quả, minh bạch.

Thứ tám, bổ sung các điều kiện kinh doanh và chế tài để tăng hiệu lực thực thi của Luật Đất đai sửa đổi: Các điều kiện chặt chẽ khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất (phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp, không bị áp dụng các biện pháp đảm đảm thi hành án, không chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trong thời hạn sử dụng đất, không bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp, phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan quản lý, TCTD khác) và chuyển nhượng quyền sử dụng đất (phải nộp lại số tiền được miễn, giảm; cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa quá hạn mức phải thành lập doanh nghiệp....). Đồng thời, bổ sung thêm các chế tài như bổ sung tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án không/chậm đưa đất vào sử dụng, bị thu hồi đất nếu không thực hiện nghĩa vụ tài chính... và các hành vi bị nghiêm cấm như vi phạm chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; giao dịch về quyền sử dụng đất không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; không cung cấp thông tin/cung cấp thông tin không chính xác, không đúng hạn…

Các quy định điều kiện chặt chẽ hơn trong lĩnh vực đất đai sẽ góp phần hạn chế các vi phạm phát sinh, tránh tiêu cực khi hưởng ưu đãi của Nhà nước, tạo sự minh bạch, lành mạnh, bền vững cho thị trường đất đai, bất động sản, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi phát triển tín dụng bất động sản.

Thứ chín, các quy định chuyển tiếp linh hoạt góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tồn đọng cho người dân, tổ chức trong khai thác, sử dụng đất đai: về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (đã phê duyệt quy hoạch 2021-2030 thì tiếp tục thực hiện đến hết kỳ quy hoạch); về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất (ưu tiên áp dụng giá đất tái định cư cao hơn, có lợi hơn cho người có đất bị thu hồi); về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (chỉ phải thuê đất đối với phần đất nông nghiệp vượt hạn mức; dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thì được giao đất mà không phải đấu giá, đấu thầu lại; đã nhận chuyển nhượng dự án trong khu kinh tế, khu công nghệ cao trước ngày 1/7/2014 thì được tiếp tục sử dụng đất, không phải thuê đất); về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Nhà nước có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả người dân; giấy chứng nhận cũ vẫn có hiệu lực); tài chính đất đai (được tiếp tục áp dụng bảng giá đất hiện hành đến hết ngày 31/12/2025; được điều chỉnh bảng giá đất phù hợp với tình hình thực tế).

Thứ mười, hiệu lực sớm đối với một số nội dung và giao Chính phủ quy định chi tiết hơn, tăng hiệu lực thực thi: Luật cho phép áp dụng từ 1/4/2024 (sớm hơn hiệu lực chung 8 tháng) một số quy định quan trọng của Luật Đất đai như định giá đất; sử dụng đất để thực hiện hoạt động lấn biển (Điều 190), đồng thời các dự án lấn biển đã được quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực sẽ được tiếp tục thực hiện mà không cần đấu giá, đấu thầu; về quản lý, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phù hợp với quy định Luật lâm nghiệp, góp phần bảo tồn rừng tự nhiên (Điều 248). Việc giao Chính phủ quy định chi tiết hơn khoảng 65 nội dung của Luật (trong đó có nhiều Nghị định, Thông tư đã và đang được chuẩn bị và sớm ban hành như Nghị định về giá đất, Nghị định lấn biển…) sẽ giúp Luật sớm đi vào cuộc sống, việc triển khai thực hiện đầy đủ, chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng thư

Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam “hở room” khối ngoại hơn 3% Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Văn phòng UBND Hà Nội vừa ban hành kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quậ

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa TP.HCM phê duyệt đề án cải tạo, xây dựng lại hơn 500 chung cư cũ, hư hỏng

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của GS.TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên, Khu tập thể Trung Tự, Khu tập thể Khương Thượng và phụ cận, tỷ lệ 1/500.

Căn hộ trung cấp và bình dân dẫn dắt thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh quý 3 Căn hộ chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ở Hà Nội gần như “mất tích” trên thị trường

Hàng loạt địa phương vào cuộc, vì sao việc xây nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn không đạt kỳ vọng?

Trong năm 2024, cả nước có 28 dự án nhà ở xã hội với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành (tăng khoảng 46% so với năm 2023, tương đương khoảng 6.420 căn); 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng (tăng khoảng 13% so với năm 2023, tươ

Đề xuất Thủ tướng họp với các doanh nghiệp để bàn về nhà ở xã hội Hà Nội giao 24.000m2 đất Đông Anh cho Liên danh Handinco và Viglacera để xây dựng nhà ở xã hội