Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế ít nhất 45 ngày, Việt Nam sẽ tận dụng thời gian chuẩn bị gì?

"Việt Nam sẽ tăng cường đối thoại, đàm phán, không đối đầu, gây căng thẳng, làm phức tạp vấn đề", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo.

Tối ngày 7 tháng 4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điều hành cuộc họp với các bộ, ngành liên quan nhằm cập nhật thông tin và bàn luận về các biện pháp cần thiết sau khi Mỹ thông báo sẽ áp thuế đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Đây là lần thứ ba cuộc họp được tổ chức để giải quyết vấn đề này. Thủ tướng hoan nghênh sự chuẩn bị của các bộ, ngành và yêu cầu họ hoàn thiện hồ sơ để phục vụ cho các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ.

Về giải pháp, Thủ tướng nêu rõ, đề nghị phía Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để đàm phán, chuẩn bị và chuyển tiếp trạng thái; đồng thời tiếp cận và đàm phán với phía Mỹ để có thỏa thuận song phương, tiến tới cân bằng thương mại bền vững, có lợi cho cả hai bên, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, có lợi cho người tiêu dùng hai bên, không ảnh hưởng tới các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Về mặt thuế, các biện pháp sẽ tuân theo định hướng từ thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thủ tướng cũng đề cập đến việc Việt Nam sẽ mua thêm hàng hóa từ Mỹ như những sản phẩm mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, bao gồm cả mặt hàng liên quan đến an ninh và quốc phòng, cũng như thúc đẩy giao hàng sớm cho các hợp đồng thương mại máy bay.

Thủ tướng chỉ đạo cần rà soát và giải quyết triệt để các vấn đề mà Mỹ quan tâm, quản lý chính sách tiền tệ theo luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế, đảm bảo ổn định lãi suất và tỷ giá, cân đối với tình hình kinh tế của Việt Nam.

Về những vấn đề có tính chất phi thuế quan, giao Văn phòng Chính phủ rà soát lại những vấn đề phía Mỹ quan tâm, giao các bộ, ngành nghiên cứu, trả lời thỏa đáng và sát tình hình thực tế.

Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hóa để không vi phạm pháp luật. Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát các quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể, chống hàng giả, hàng nhái, hàng đội lốt.

Thủ tướng cũng chỉ đạo mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho ngành thủy hải sản và xem xét các gói tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực, mặt hàng khác. Đồng thời, yêu cầu tiếp tục giãn nợ và giảm lãi suất cho vay, hoãn thuế và tiền thuê đất trong những thời điểm khó khăn, rà soát quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng để giảm bớt thủ tục hành chính, và đề xuất giảm thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng.

Quảng cáo

Cuối cùng, Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục các biện pháp ngoại giao trên các kênh khác nhau để tác động tới các cơ quan của Mỹ có giải pháp phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Việt Nam sẽ tăng cường đối thoại, đàm phán

Việc Mỹ áp chính sách thuế quan mới ảnh hưởng tới kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng đây cũng là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.

"Việt Nam sẽ tăng cường đối thoại, đàm phán, không đối đầu, gây căng thẳng, làm phức tạp vấn đề", Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng cũng nhắc lại Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng không phải duy nhất. Việt Nam còn nhiều thị trường rất tiềm năng khác cần tận dụng hiệu quả hơn, nhất là khai thác 17 hiệp định thương mại tự do đã ký kết với hơn 60 nền kinh tế.

Mong muốn các cơ quan đại diện tiếp tục phát huy tinh thần dân tộc, trách nhiệm cao nhất trong bối cảnh mới, Thủ tướng nêu rõ tất cả đều phải nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, thiết thực, hiệu quả hơn nữa, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược về ổn định và phát triển, gồm ổn định bên trong và bên ngoài, ổn định lòng dân, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, toàn diện, không để ai bị bỏ lại phía sau; không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân.

50 quốc gia đề nghị được đàm phán với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế đối ứng. Ảnh minh họa

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, tạo đà tạo lực, tạo thế để đạt mức tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới để đạt 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, cho đến nay đã có khoảng 50 quốc gia đề nghị được đàm phán với Mỹ song Việt Nam là một trong những nước có phản ứng sớm nhất và là nước đầu tiên có trao đổi trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất, đặt nền tảng quan trọng cho quá trình đàm phán song phương tới đây.

Tại cuộc họp các đại biểu cho rằng tình hình tới đây sẽ còn nhiều phức tạp, khó khăn và khó đoán định. Đặc biệt, không loại trừ khả năng các cuộc đàm phán giữa Mỹ và các đối tác sẽ từng bước làm thay đổi cấu trúc thương mại và đầu tư toàn cầu, định hình lại các chuỗi cung ứng, nhất là các công nghệ cao và các mặt hàng chiến lược.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8% UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng thư

Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam “hở room” khối ngoại hơn 3% Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Văn phòng UBND Hà Nội vừa ban hành kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quậ

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa TP.HCM phê duyệt đề án cải tạo, xây dựng lại hơn 500 chung cư cũ, hư hỏng

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của GS.TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường