Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Mới đây, Chính Phủ đã có Chỉ thị yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để có thể kịp thời hỗ trợ cho người dân.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Mới đây, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân.

Trước đó, tại Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV vào tháng 7/2023, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế TNCN.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tổng số thu thuế TNCN năm 2023 trên 155.000 tỷ đồng, trong đó, thuế TNCN từ tiền lương, tiền công chiếm khoảng 70%, tương đương 108.228 tỷ đồng.

Mặc dù có giảm so với mức 166.733 tỷ đồng của năm 2022 nhưng tổng số thu thuế TNCN của năm 2023 vẫn ở mức cao.

Mức thu của năm 2023 tăng gấp 3,3 lần nếu so với số thu năm 2013 (46.458 tỷ đồng), thời điểm mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/người/tháng lên 9 triệu đồng/người/tháng.

Trên thực tế, vấn đề về mức giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN luôn là vấn đề được người dân quan tâm trong những năm qua.

Hiện tại, những người có mức thu nhập từ 11 triệu đồng trở lên phải đóng thuế TNCN và giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người. Thuế TNCN dựa trên tiền công, tiền lương của người làm công ăn lương với 7 bậc đánh thuế, thấp nhất 5% và cao nhất 35%.

Quảng cáo

Sau khi giảm trừ gia cảnh, mức thuế các bậc gồm: Thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống mức thuế 5%; từ 5-10 triệu đồng/tháng mức thuế 10%; trên 10-18 triệu đồng mức 15%; từ 18-32 triệu đồng nộp thuế 20%; từ 32-52 triệu đồng nộp thuế 25%; từ 52-80 triệu đồng nộp thuế 30% và trên 80 triệu đồng nộp thuế 35%.

Nhiều ý kiến cho rằng Bộ Tài chính cần tiếp tục nâng mức giảm trừ gia cảnh và mức giảm trừ với người phụ thuộc lên cho phù hợp với bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định cách tính thuế TNCN hiện nay có phần “lạc hậu”, không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát,… Hệ quả của việc cách tính thuế TNCN không theo kịp chi phí sinh hoạt trong khi thu nhập của nhiều người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 khiến nhiều người phải thắt chặt chi tiêu, từ đó cầu tiêu dùng ảm đạm, ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

Mới đây, thông tin với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho rằng mức giảm trừ gia cảnh so với lương bình quân là cao, nhưng so sánh với mức sống đô thị của người dân, nhất là khi hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ đều tăng khoảng 20 – 30% từ sau dịch Covid-19 thì mức tính thuế và giảm trừ gia cảnh hiện nay lại là thấp. Thậm chí, ông Phớc cho rằng, mức thu nhập 12 triệu đồng/tháng ở đô thị là không đủ sống.

Dưới góc độ người nộp thuế, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú, một chuyên gia thuế cho rằng từ năm 2017, Bộ Tài chính đã thừa nhận một số quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân với biểu thuế lũy tiến từng phần có 7 bậc là quá nhiều, khoảng cách giữa bậc 1 và 2 quá dày khiến tăng số thuế phải nộp.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Tú, mức thu nhập vãng lai phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là từ 2 triệu đồng được quy định từ năm 2013 đã quá lạc hậu, khiến lượng cá nhân phải quyết toán và yêu cầu hoàn thuế tăng cao...

Về tính cần thiết của việc cần sớm sửa Luật Thuế TNCN, Luật sư Trương Thanh Đức, giám đốc Công ty luật ANVI, kiến nghị cần phải sửa Luật thuế thu nhập cá nhân cho đúng nguyên tắc, bản chất của thuế là doanh thu trừ chi phí và có thu nhập mới phải nộp thuế. Do đó, những chi tiêu của bản thân người nộp thuế và người trong gia đình như tiền học của con, tiền khám chữa bệnh, tiền trả lãi ngân hàng (trong trường hợp mua nhà phải vay ngân hàng), tiền thuê nhà... phải được trừ trước khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, theo ông Đức, mức thuế suất của bậc 1 phải giảm xuống mức rất thấp để nhiều người nộp thuế nhưng với mức thuế chỉ 1 - 2%. Ngoài ra, cần giảm bậc thuế xuống còn 5 với thuế suất của bậc cao nhất là 20%.

"Không có lý do gì để thuế thu nhập cá nhân ở bậc 7 hiện là 35%, cao gần gấp đôi thuế thu nhập doanh nghiệp", ông Đức nói.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Singapore đề xuất tăng cường Luật phòng, chống rửa tiền

Để xử lý tốt hơn tội phạm rửa tiền, đạo luật mới đề xuất trao quyền cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc truy tố tội phạm rửa tiền, đồng thời đề xuất cho phép các cơ quan chính phủ chia sẻ dữ liệu với nhau như tờ khai thuế và thông tin kinh doanh

Tập đoàn Singapore Sembcorp vừa chuyển giao nhà máy điện độc lập đầu tiên tại Việt Nam lại cho EVN Vietjet và Airbus công bố đơn đặt hàng 20 tàu A330neo tại Singapore Airshow

Quy định mới về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 11/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/8/2024.

Hoàng Anh Gia Lai chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi trái phiếu lên đến 4.400 tỷ đồng Nợ hơn 1 tỷ USD, CII vẫn muốn phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu

Vụ trưởng Vụ Thanh toán: Từ ngày 1/1/2025, không cung cấp dữ liệu sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trên phương tiện điện tử

"Điều kiện để được cung ứng dịch vụ trên môi trường Internet là thông tin phải được xác thực sinh trắc học với Bộ Công an". Đây là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Hội thảo “Xây dựng quy trình phối

Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng? Doanh nghiệp phi ngân hàng có tài sản lớn nhất Việt Nam vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024, tiếp tục chính sách cho vay vốn hỗ trợ lãi suất

Trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội v

Bộ trưởng Tài chính nói gì về phản ánh hoàn thuế VAT chậm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp? Đề xuất đánh thuế VAT hàng giá trị nhỏ nhập khẩu qua Shopee, Lazada, Tiktok...

Chính thức thông qua 4 luật, 3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8

Sáng nay (ngày 29/6), trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, với 404/469 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật gồm: Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, Luật Đất đai số 31/2024/QH1

Từ năm 2025, không cấp đất cho hộ gia đình, người dân hiểu sao cho đúng để nắm rõ Luật mới Thị trường địa ốc hồi hộp chờ 3 Luật có hiệu lực, chuyên gia bất ngờ dự báo kịch bản cuối năm 2024

Gần 164.000 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong 6 tháng cuối năm

Trong 6 tháng còn lại của năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 163.905 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 69.627 tỷ đồng, tương đương 42,5%.

Hơn 36.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu 'chảy' vào doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 22.746 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được huy động trong tháng 4

Tp.HCM kiến nghị cho phép nhà ở riêng lẻ được xây tối đa 1 tầng hầm

Khi cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ có 1 tầng hầm không cần phân biệt về chức năng quy hoạch dân cư hiện hữu hoặc dân cư xây dựng mới chủ yếu đảm bảo phù hợp chức năng quy hoạch dân cư, chức năng sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất

Doanh nghiệp nhà Ecopark trúng thầu khu đô thị hơn 2.700 tỷ đồng ở Thanh Hóa Gói vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân đến đâu? HoREA kiến nghị tăng hệ số sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội