2023 là năm đáng nhớ với chứng khoán, 2024 sẽ tích cực hơn

Chuyên gia AzFin cho rằng, thị trường sẽ có một năm diễn biến tích cực nhờ định giá hấp dẫn, kết quả kinh doanh doanh nghiệp tăng trưởng khả quan…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin
Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin cho rằng, 2023 là một năm đáng nhớ với nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, năm 2023 đánh dấu nhiều cải thiện đặc biệt liên quan đến việc làm trong sạch thị trường, hiện tượng đội lái thổi giá cổ phiếu đã giảm đi nhiều, việc tăng vốn của các doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo quyền lợi của cổ đông. Bên cạnh đó lãnh đạo UBCKNN cũng cho thấy sự đổi mới và quyết liệt hơn trong vấn đề quản lý điều hành thị trường.

TTCK được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế, chuyên gia này cho rằng, điều này khá chính xác đối với năm 2023. Năm qua, khi kinh tế vẫn gặp nhiều bất lợi từ quốc tế và các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn thì thị trường chứng khoán cũng phản ứng khá thận trọng cho dù định giá ở mức hấp dẫn. Bên cạnh đó sự phân hóa lớn của TTCK cũng diễn ra đồng thời với sự phân hóa các ngành, các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Phóng viên: Nâng hạng thị trường hiện được nhắc đến nhiều, là một trong những động lực tăng trưởng của thị trường. Ông có đánh giá ra sao về những rào cản cho tiến trình này?

Ông Đặng Trần Phục: Việc nâng hạng thị trường là mong mỏi của không chỉ các nhà đầu tư thậm chí cả nền kinh tế Việt Nam. Vì khi nâng hạng, Việt Nam có thể thu hút lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đổ vào kênh cổ phiếu, không những giúp TTCK được định giá lại cao hơn, mà còn giúp nền kinh tế có thêm động lực để tăng trưởng mạnh mẽ hơn, đối với nhà nước thì thêm được nguồn dự trữ USD giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, việc nâng hạng thị trường Việt vẫn còn nhiều rào cản như: Hệ thống công nghệ cùng các sản phẩm tài chính đa dạng tiếp cận chuẩn quốc tế; Chính sách room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài; Việc thanh toán bù trừ còn nhiều vấn đề chưa thuận tiện; Công bố thông tin bằng tiếng Anh; Thủ tục đăng ký còn nhiều phức tạp…

Phóng viên: Tại thị trường Việt Nam, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân hiện chiếm áp đảo nhà đầu tư tổ chức, điều này khiến thị trường dễ gặp biến động mạnh. Theo ông, chúng ta cần những giải pháp nào?

Ông Đặng Trần Phục: Kể từ năm 2008, TTCK Việt Nam dường như đang đi ngược khi số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng gấp 10 lần lên hơn 9 triệu tài khoản từ mức chỉ chưa đến 1 triệu tài khoản, trong khi đó cùng thời gian này không có thêm quá nhiều các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư tổ chức. Điều này đã dẫn đến một sự mất cân đối và rủi ro biến động lớn trên TTCK Việt Nam.

Để đạt được sự hài hòa nói riêng và sự phát triển bền vững nói chung thì TTCK Việt Nam cần khuyến khích và thu hút được thêm các nhà đầu chuyên nghiệp có thể thông qua một số giải pháp.

Một là, cho phép thành lập thêm các quỹ đầu tư một cách dễ dàng hơn nhưng cần siết chặt vấn đề quản trị rủi ro và pháp lý để từ đó có thêm nhiều quỹ đầu tư ở TTCK Việt Nam.

Hai là, cho phép thành lập các công ty đầu tư chứng khoán như trong luật đã quy định để khuyến khích nhiều nhà đầu tư cá nhân lớn chuyển sang đầu tư chuyên nghiệp.

Ba là, thúc đẩy nâng hạng thị trường và nâng cao tính minh bạch, hiệu quả về mặt quản lý bên cạnh đó tăng cường thúc đẩy đối thoại, kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế đầu đàn tham gia vào TTCK Việt Nam.

Cuối cùng, đối với các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngoài việc chú ý đến chuyên môn và hiệu quả đầu tư cần thiết xây dựng các chiến lược về marketing, bán hàng để thu hút được các nhà đầu tư cá nhân đổ vào quỹ nhiều hơn thay vì tham gia trực tiếp trên TTCK.

Phóng viên: Ngân hàng, bất động sản là hai ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa cao trên thị trường, ông có nhận định gì về bức tranh hai ngành này trong năm mới?

Ông Đặng Trần Phục: Ngân hàng được coi là nhóm cổ phiếu “vua” còn bất động sản được coi là nhóm cổ phiếu đại diện cho tâm lý yêu thích của nhà đầu tư và 2 ngành này chiếm tỷ trọng khoảng 60% lợi nhuận và 50% vốn hóa toàn bộ thị trường chứng khoán.

Năm 2024, AzFin đánh giá cổ phiếu ngành Ngân hàng là điểm sáng với lợi nhuận sau thuế có thể tăng 20%.

Thứ nhất, nợ xấu có thể tạo đỉnh vào cuối năm 2023 và quý I/2024 từ đó giúp các ngân hàng giảm gánh nặng chi phí dự phòng góp phần tăng lợi nhuận.

Thứ hai, tăng trưởng tín dụng năm 2023 vẫn đạt khá cao hơn mức 13,7%, cao gấp 2,7 lần tốc độ tăng trưởng GDP thực, đặc biệt tín dụng tăng mạnh cuối năm sẽ thúc đẩy gia tăng thu nhập lãi thuần năm 2024 mạnh hơn. Năm 2024 dự báo tín dụng có thể còn tăng mạnh hơn năm 2023 khi kinh tế dần hồi phục, lãi suất thấp.

Thứ ba, lãi suất huy động và cho vay đã về mức thấp và cân bằng, NIM dự báo sẽ có thể cải thiện trong nửa cuối năm 2024, giúp ngành Ngân hàng gia tăng lợi nhuận.

Thứ tư, hoạt động dịch vụ như bảo hiểm, trái phiếu sẽ dần hồi phục trong 2024.

Đối với ngành bất động sản đã có những dấu hiệu tạo đáy ở một số phân khúc và một số vùng, AzFin kỳ vọng năm 2024 thị trường BĐS có thể hồi phục nửa cuối năm, từ đó tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có quỹ đất sạch pháp lý 100% và đã hoàn thiện nghĩa vụ thuế với nhà nước đầy đủ. Tuy vậy nhà đầu tư cần lưu ý cổ phiếu bất động sản có tính đầu cơ và biến động rất lớn do đó cần đảm bảo quản trị rủi ro chặt chẽ khi tham gia nhóm này.

Phóng viên: Ông nhận định ra sao về thị trường trong năm mới?

Ông Đặng Trần Phục: Với kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ dần hồi phục, tôi kỳ vọng TTCK năm 2024 sẽ có một năm tích cực hơn năm 2023 dựa trên những cơ sở dưới đây:

Đó là định giá thời điểm cuối năm 2023 đầu năm 2024 của TTCK ở mức hấp dẫn với P/E = 13,5 lần thấp hơn trung bình 15 lần, P/B = 1,65 lần thấp hơn trung bình 2,2 lần; kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết dự báo tăng trưởng 15-22%; Cung tiền giá rẻ bắt đầu tung ra mạnh cuối năm 2023 và dự báo tiếp diễn năm 2024, từ đó giúp kinh tế tốt hơn và có một phần dòng tiền chảy vào kênh đầu tư cổ phiếu; Kênh chứng khoán tỏ ra hấp dẫn tương đối hơn so với các kênh như gửi tiết kiệm, vàng và USD.

Tuy vậy, TTCK Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung vẫn còn những rủi ro lớn đặc biệt đến từ sự bất ổn địa chính trị đã, đang và có thể diễn ra rất mạnh trên thế giới. Vì thế nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị cho những kịch bản bất ngờ xảy ra.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thị trường

Chị gái bầu Hiển bán hết 25,7 triệu cổ phiếu SHB, Chủ tịch Nam Long muốn bán bớt cổ phần

Chị gái bầu Hiển bán hết 25,7 triệu cổ phiếu SHB, Chủ tịch Nam Long muốn bán bớt cổ phần

Bà Đỗ Thị Minh Nguyệt, chị gái ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) báo cáo đã bán thành công 25,73 triệu cổ phiếu SHB, tương ứng 0,711% vốn tại SHB theo phương thức thoả thuận trong khoảng thời gian từ ngày 8/5 đến ngày 9/5.

Khối ngoại bán hơn 1.250 tỷ đồng cổ phiếu Vinhomes Ông Đặng Thành Tâm muốn hạ sở hữu tại Saigontel, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân mua 2 triệu cổ phiếu HQC
Giá vàng miếng mất mốc 90 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng mất mốc 90 triệu đồng/lượng

Sáng ngày 17/5, sau các phiên đấu thầu, giá vàng miếng SJC đã giảm xuống dưới mốc 90 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tiếp tục duy trì tổ chức đấu thầu trong thời gian tới.

Thị trường vàng chứng kiến nhiều động thái chốt lời Đấu thầu thành công 12.300 lượng vàng miếng SJC, giá trúng thầu cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng
Chủ đất liên tục "quay xe" vì không bán được giá như kì vọng

Chủ đất liên tục "quay xe" vì không bán được giá như kì vọng

Sau khoảng thời gian muốn bán hoặc muốn “thăm dò” giá thị trường, khá nhiều chủ đất đã rút hàng chờ thêm tín hiệu phục hồi. Vì đâu nhà đầu tư không bán ra dù khá bí về dòng tiền?

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ
Ảnh minh họa

Ngành tôm Việt Nam "phấp phổng" đợi thông tin Mỹ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường

Khi được Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ có các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế hơn nhiều trong các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp...

Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng tăng 20-30% năm 2024 khi xuất khẩu phục hồi nửa cuối năm Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
(Ảnh minh hoạ)

VNDIRECT dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp lên 18%, VN-Index có thể chạm mốc 1.350 điểm

Tại báo cáo mới phát hành, VNDIRECT tiếp tục duy trì dự phóng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong năm 2024 ở mức 16-18%, đây là mức dự phóng tương đối cao so với một số công ty chứng khoán từng đưa ra.

VDSC: Định giá thị trường hấp dẫn, dự báo VN-Index phục hồi trong tháng 5
Tập đoàn Hàn Quốc chia tay "ông trùm" ngành nước, Viconship rời ghế cổ đông lớn HAH

Tập đoàn Hàn Quốc chia tay "ông trùm" ngành nước, Viconship rời ghế cổ đông lớn HAH

Trong tuần qua, cổ đông ngoại đến từ Hàn Quốc đã hoàn tất bán ra 12 triệu cổ phiếu BWE và không còn cổ đông tại Biwase. Tương tự, tại Vận tải và Xếp dỡ Hải An, Viconship đã bán hơn 5,27 triệu cổ phiếu HAH và rời ghế cổ đông lớn.

Con trai bầu Hiển dự chi nghìn tỷ đồng mua cổ phiếu SHB, Pyn Elite Fund thành cổ đông lớn của Sacombank Biến động cơ cấu cổ đông lớn tại Hải Phát Invest, Viconship
Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng. (ảnh: Int)

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 5 có một số ngân hàng bắt đầu rục tịch tăng lãi suất tiết kiệm, tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định lãi suất huy động không thể tăng cao hơn do định hướng của Chính phủ phải kéo giảm lãi suất cho vay thấp.

Kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất lung lay, tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ phá sản tăng vọt: Chuyện gì đang xảy ra? Kỳ vọng hạ lãi suất đẩy giá vàng tăng mạnh
Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư ngoại. (Ảnh: MarketTimes).

"Bật mí" những yếu tố giúp mặt bằng bán lẻ Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

“Thị trường BĐS bán lẻ sẽ ngày càng sôi động hơn, với nguồn cung mới và kế hoạch phát triển của các đơn vị bán lẻ quốc tế”, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS chia sẻ.

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản CEO Vinhomes: "Thị trường bất động sản sẽ hồi phục nhưng không nhanh như kỳ vọng"
Cải thiện nguồn cung, giá thuê văn phòng của Hà Nội có hấp dẫn hơn Thành phố Hồ Chí Minh?

Cải thiện nguồn cung, giá thuê văn phòng của Hà Nội có hấp dẫn hơn Thành phố Hồ Chí Minh?

Chuyên gia cho rằng, cho đến thời điểm hiện tại, giá thuê văn phòng tại Hà Nội vẫn hấp dẫn và chưa thể cao hơn TP.HCM. Với nguồn cung Hạng A mới tại Hà Nội dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới, giá thuê sẽ tiếp tục ở mức cạnh tranh.

Mảng cho thuê văn phòng thu 10 đồng lãi 5 đồng của REE đối mặt thách thức trả mặt bằng, dư 7.000m2, hụt mất 1,2 triệu USD Siết mua bán vàng miếng bằng tiền mặt để phòng rủi ro, chống rửa tiền