Bộ trưởng Tài chính yêu cầu siết tình trạng nhập lậu, kinh doanh vàng trái phép

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có công điện gửi ngành thuế, hải quan, chỉ đạo việc siết tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng vào Việt Nam.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tại công điện vừa phát đi, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu ngành thuế, hải quan tăng quản lý để siết buôn lậu, kinh doanh vàng trái phép. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu cơ quan hải quan cùng công an, biên phòng, quản lý thị trường phối hợp để điều tra, đấu tranh với các chuyên án buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, ngoại tệ.

Tổng cục Thuế cùng các địa phương tăng kiểm tra sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vàng. Ngành thuế, hải quan chuyển hồ sơ sang cơ quan công an xử lý với trường hợp vi phạm có dấu hiệu hình sự.

Từ đầu năm, Chính phủ có nhiều chỉ đạo tăng cường quản lý thị trường vàng nhưng giá mặt hàng này liên tục tăng, chênh lệch cao so với thế giới.

Tình trạng buôn lậu vàng cũng diễn biến phức tạp, theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại báo cáo thẩm tra kinh tế xã hội 2023, đầu năm 2024. Thậm chí, có ý kiến cho rằng đã hình thành thị trường ngầm về giao dịch vàng, ngoại tệ từ lâu với quy mô lớn, phức tạp và khó kiểm soát. Thị trường ngầm giao dịch này không có sự kiểm soát, thống kê của Nhà nước.

Mặt khác, buôn lậu kim loại quý làm gia tăng tội phạm, gây bất ổn tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng tới an ninh tiền tệ, theo Bộ Công an.

Trong khoảng 1 tuần qua, giá vàng miếng SJC trong nước đã có thời điểm lên đến mức 92 triệu đồng một lượng, cao nhất từ trước đến nay. Sau các chỉ đạo từ cơ quan quản lý, giá hạ nhiệt về dưới 90 triệu. Tuy nhiên, mức chênh lệch với thế giới vẫn cao, quanh 17 triệu đồng một lượng.

Ngày 14/5, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu thanh tra ngay hoạt động kinh doanh vàng trong tuần này.

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 13/5, các thành viên Chính phủ cho biết cũng "hết sức đau đầu" với vấn đề thị trường vàng. Một trong những điểm khó để quản lý thị trường là người dân hiện chưa có thói quen lấy hóa đơn khi mua vàng, doanh nghiệp cũng chưa xuất hóa đơn theo từng lần bán. Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, cần giải pháp đồng bộ từ nhiều bộ, ngành và cần bình tĩnh đánh giá, "bốc thuốc đúng bệnh".

Quảng cáo

Lời giải nào cho bài toán giá vàng

Việc giá vàng trong nước biến động mạnh và vượt xa giá vàng thế giới đã ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội. Vì vậy, yêu cầu cấp bách là phải giảm chênh lệch giữa hai thị trường.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề xuất bỏ độc quyền vàng SJC, đã có những tín hiệu tích cực xuất hiện. Tuy nhiên, nhìn chung, theo các chuyên gia, để ổn định thị trường vàng trong nước vẫn vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Cuối năm 2021, giá vàng SJC giao dịch phổ biến ở mức 60 triệu đồng/lượng (mua vào) - 60,8 triệu đồng/lượng (bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trao đổi ở mức 1.850 USD/ounce. Như vậy, giá vàng SJC đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 10 triệu đồng/lượng. Ở thời điểm đó, đây là mức chênh lệch rất cao.

Tuy nhiên, theo thời gian, mức chênh này không những không giảm xuống mà còn liên tục được điều chỉnh tăng. Đỉnh điểm là khoảng giữa năm 2022, giá vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới tới 20 triệu đồng/lượng và giao dịch phổ biến ở mức 67,60 triệu đồng/lượng - 68,20 triệu đồng/lượng. Tới cuối năm 2023, mức chênh 20 triệu đồng/lượng lại xuất hiện.

Trong những tháng đầu năm 2024, dù suy giảm một chút nhưng chênh lệch này vẫn duy trì ở mức rất cao, trên dưới 17,5 triệu đồng/lượng. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng đánh giá khoảng cách này có thể gây ra rủi ro cho nhà đầu tư.

Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam cho rằng, việc 10 năm qua, Nhà nước không cho sản xuất thêm một lượng vàng nào nữa. Các công ty vàng phải đưa ra giá cao để khuyến khích người dân bán nhưng người dân vẫn không bán, nên giá cao như vậy.

“Đã làm việc trong Hội đồng Vàng thế giới (WGC) khoảng 30 năm, tôi thấy thị trường vàng Việt Nam là trường hợp cá biệt, không quốc gia nào có chênh lệch với giá thế giới lớn như vậy” ông Huỳnh Trung Khánh chia sẻ.

Còn theo PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM (UEH), cơn sốt giá vàng trong dân dường như đang quay trở lại trong bối cảnh các kênh đầu tư khác chưa thực sự hấp dẫn. Điều này tác động không nhỏ đến áp lực tỷ giá. Mặc dù NHNN đã kiểm soát chặt chẽ việc nhập vàng chính ngạch nhưng vàng lậu bằng cách nào đó vẫn có thể tuồn vào Việt Nam theo nhiều đường để hưởng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Xu hướng tỷ giá thị trường chợ đen tăng cao có lúc cao hơn tỷ giá ngân hàng niêm yết đến 1.000 đồng/USD có thể là một trong những minh chứng cho nhu cầu nhập khẩu tiểu ngạch tăng cao, trong đó có vàng.

Nêu quan điểm về giải pháp bình ổn giá vàng trong nước, PGS-TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng ở những thời điểm căng thẳng thì NHNN có thể phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn tỷ giá. Việc tung USD ra cũng đồng nghĩa với việc hút VND về. Điều này sẽ gây áp lực đến thanh khoản của nền kinh tế vốn đang rất cần vốn để phục hồi kinh tế. NHNN có thể thực hiện chính sách vô hiệu hóa bằng cách mua giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại để tiếp tục bơm thêm tiền cho nền kinh tế. Nhưng nếu việc bơm hút không nhịp nhàng cũng dễ dẫn đến các cú sốc trong ngắn hạn.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu kiến nghị NHNN có thể sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn được giá bán USD trên thị trường tự do cũng như giảm thiểu được hoạt động đầu cơ tỷ giá đang xuất hiện trên thị trường.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Rà soát, gỡ vướng cho 154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, cập nhật vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII các dự án điện tái tạo đã khắc phục theo kết luận thanh tra.

Vay nợ lớn, loạt công ty điện mặt trời và điện gió báo lãi giảm, thậm chí lỗ trong 6T2023 Bộ Công thương: “Không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái”

VIS Rating: Khả năng tiếp cận nguồn vốn mới sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản giảm bớt áp lực nợ đáo hạn

VIS Rating cho rằng, với dư nợ cho vay bất động sản có thể tăng 16-18% trong năm 2024, lượng trái phiếu phát hành tăng cùng kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu, khó khăn về thanh khoản do áp lực nợ đáo hạn lớn trong năm 2024 và 2025 của doanh nghiệp bất động sản

Quy định mới về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng Huy động 29.471 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu trong tháng 6

Nhà đầu tư "gom" đất nền phân lô trước khi Luật có hiệu lực 1/8

Thanh khoản thị trường ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực so với cùng kỳ, giao dịch tập trung ở các dự án hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, thuận tiện trong việc kết nối về các khu trung tâm.

Nhộn nhịp thị trường đất nền ngoại ô Hà Nội Giao dịch đất nền tại phía Nam tăng gần 5 lần, thị trường đã có tín hiệu khởi sắc

Các tổ chức tín dụng dự kiến lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm

Tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng (TCTD) dự kiến giảm nhẹ lãi suất huy động so với cuối năm ngoái, đồng thời tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Lãi suất đầu vào có thể sẽ tăng 70 - 100 điểm cơ bản trong nửa cuối năm 2024 Lãi suất liên ngân hàng tăng có tác động khá hạn chế tới các ngân hàng

Singapore đề xuất tăng cường Luật phòng, chống rửa tiền

Để xử lý tốt hơn tội phạm rửa tiền, đạo luật mới đề xuất trao quyền cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc truy tố tội phạm rửa tiền, đồng thời đề xuất cho phép các cơ quan chính phủ chia sẻ dữ liệu với nhau như tờ khai thuế và thông tin kinh doanh

Tập đoàn Singapore Sembcorp vừa chuyển giao nhà máy điện độc lập đầu tiên tại Việt Nam lại cho EVN Vietjet và Airbus công bố đơn đặt hàng 20 tàu A330neo tại Singapore Airshow

Quy định mới về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 11/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/8/2024.

Hoàng Anh Gia Lai chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi trái phiếu lên đến 4.400 tỷ đồng Nợ hơn 1 tỷ USD, CII vẫn muốn phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu

Vụ trưởng Vụ Thanh toán: Từ ngày 1/1/2025, không cung cấp dữ liệu sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trên phương tiện điện tử

"Điều kiện để được cung ứng dịch vụ trên môi trường Internet là thông tin phải được xác thực sinh trắc học với Bộ Công an". Đây là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Hội thảo “Xây dựng quy trình phối

Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng? Doanh nghiệp phi ngân hàng có tài sản lớn nhất Việt Nam vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024, tiếp tục chính sách cho vay vốn hỗ trợ lãi suất

Trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội v

Bộ trưởng Tài chính nói gì về phản ánh hoàn thuế VAT chậm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp? Đề xuất đánh thuế VAT hàng giá trị nhỏ nhập khẩu qua Shopee, Lazada, Tiktok...

Chính thức thông qua 4 luật, 3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8

Sáng nay (ngày 29/6), trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, với 404/469 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật gồm: Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, Luật Đất đai số 31/2024/QH1

Từ năm 2025, không cấp đất cho hộ gia đình, người dân hiểu sao cho đúng để nắm rõ Luật mới Thị trường địa ốc hồi hộp chờ 3 Luật có hiệu lực, chuyên gia bất ngờ dự báo kịch bản cuối năm 2024