Chính phủ trình Quốc hội xem xét tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Tại Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế GTGT theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chính phủ báo cáo, đại dịch COVID-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ đã làm cho nền kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong giai đoạn 2020-2023, các giải pháp chính sách tài chính để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đã được ban hành với tổng trị giá trị của các giải pháp miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuê đất) đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng và những giải pháp đã ban hành và thực hiện từ đầu năm 2024 là khoảng 68 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, giảm 2% thuế GTGT theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024 khoảng 25 nghìn tỷ đồng; Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024 theo Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoảng 42,5 nghìn tỷ đồng; Giảm phí, lệ phí khoảng 100 tỷ đồng.

Theo Chính phủ, việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, sau thời gian dài chống chịu với đại dịch COVID-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn gặp khó khăn. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với mục tiêu đề ra là tốc độ tăng trưởng GDP đạt từ 6 - 6,5%. Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự báo; sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu...

Quảng cáo

Ở trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.

Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ cho rằng, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho năm 2024 như: Tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2%; gia hạn thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí và giảm tiền thuê đất như đã áp dụng trong năm 2023 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 110/2023/QH15, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024 (từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024) và giao Chính phủ tổ chức, thực hiện.

Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm 2024 giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng (khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng).

Trong 3 tháng đầu năm 2024, số thuế GTGT được giảm theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 khoảng 11,488 nghìn tỷ đồng. Ngoại trừ tháng 2 có kỳ nghỉ Tết, bình quân tháng 1 và tháng 3 số thuế GTGT ở khâu nhập khẩu giảm vào khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng và dự kiến khâu nội địa khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, dự kiến số thu giảm khoảng 23,488 nghìn tỷ đồng. Nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm thì dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47,488 nghìn tỷ đồng.

Về hình thức thực hiện, Chính phủ kiến nghị đưa nội dung tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a mục 1.1 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 tại Nghị quyết của Quốc hội về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV (tương tự như đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 6).

Đánh giá về chính sách giảm 2% thuế GTGT, ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính cho rằng đây là một mũi tên trúng ba đích, một là giúp tăng trưởng GDP, hai là giảm CPI và ba là tạo động lực tăng trưởng cho người dân, hỗ trợ chính sách tiền tệ đỡ thắt chặt. Những chính sách hỗ trợ về thuế sẽ là động lực quan trọng cho kinh tế vĩ mô.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

2025 - năm tăng tốc, bứt phá tạo đà cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng hai con số

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặt quyết tâm đưa kinh tế năm 2025 đạt mức tăng trưởng 8%, thay vì mức 6,5-7%, phấn đấu đạt 7-7,5% như Quốc hội đã quyết nghị. Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, việc đặt ra mức tăng trưởng cao hơn là để tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng hai con số.

GDP bình quân Việt Nam từng xếp thứ 187/188 thế giới, nay nhảy bao nhiêu bậc? Tập đoàn nhà nước duy nhất có tài sản 1 triệu tỷ tiếp đà tăng trưởng báo doanh thu lần đầu vượt 1 triệu tỷ đồng, bằng 9% GDP cả nước

Giá hàng hoá thiết yếu những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025 ổn định

Giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm vẫn ổn định không có dấu hiệu tăng bất hợp lý, lượng hàng hóa đảm bảo cung ứng kịp thời cho thị trường vào dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 của Mỹ tăng nóng hơn dự đoán Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, năm 2024, xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (786,29 tỷ USD), tăng khoảng 15% so với năm trước và vượt 2,5 lần kế hoạch được giao.

Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 300 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai đạt hơn 11 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Hà Nội yêu cầu tập trung xử lý việc thao túng giá bất động sản

Ngày 20/1, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Công văn số 224/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự

Bảng giá đất mới tại Tp.HCM đẩy chi phí sử dụng đất tăng cao: Giá bất động sản "leo thang"? Chủ tịch HĐQT một công ty bất động sản bất ngờ từ nhiệm sau khi bán gần hết cổ phiếu

Hà Nội muốn giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông trong năm 2025

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 13/1/2025 về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu nghiên cứu giảm giá vé máy bay Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố khánh thành 4 dự án giao thông trọng điểm với tổng vốn hơn 18.000 tỷ đồng

Năm 2025, những trường hợp sau sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân

Hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được hiểu là việc cá nhân nộp thuế được hoàn lại phần tiền sau khi đã nộp thuế. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những trường hợp được hoàn thuế TNCN năm 2025.

Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN? Từ 1/1/2025, thay đổi về quy định tính thuế TNCN và phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào?

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất 1,908 tỷ đồng thuộc doanh nghiệp FDI

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng, thuộc về vị trí quản lý cấp cao doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Lợi nhuận trước thuế ước đạt 377 tỷ đồng, Vinatex dự chi gần 1.000 tỷ đồng thưởng Tết cho người lao động Yêu cầu địa phương báo cáo thưởng Tết năm 2024 trước ngày 25/12

Giải ngân FDI cao kỷ lục từ trước đến nay

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, mặc dù thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm 3% so với cùng kỳ năm trước nhưng vốn thực hiện của các dự án FDI ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

Việt Nam đón làn sóng FDI "thế hệ mới", doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp nào sẽ hưởng lợi? Dòng vốn FDI vào mạnh mang đến cơ hội lớn cho ngân hàng nội

Kết thúc năm 2024, tín dụng tăng 15,08%

Thông tin tại buổi họp báo thông tin Kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức chiều ngày 7/1, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, đến hết năm 2024, tăng trưởng tín dụn

Tín dụng bán lẻ năm 2025 dẫn dắt bởi cho vay mua nhà? Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng 16% vào năm 2025