Cơn ác mộng của Apple tại Trung Quốc đã bắt đầu, mảng kinh doanh tỷ USD chịu ảnh hưởng lớn?

Các nhân viên Apple đang phải vội vàng có các cuộc họp với quan chức chính phủ Trung Quốc trước quy định mới được cho là "ác mộng" cho nhà táo khuyết.

Cơn ác mộng của Apple tại Trung Quốc đã bắt đầu, mảng kinh doanh tỷ USD chịu ảnh hưởng lớn?

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay Trung Quốc đang siết chặt các lỗ hổng trong hệ thống tường lửa Internet (Great Firewall) của mình, qua đó cấm hoàn toàn các iPhone tại nước này có thể tải những ứng dụng của Phương Tây như Facebook, Twitter-X, Youtube...thông qua chợ ứng dụng App Store, bất kể có dùng hệ thống mảng ảo VPN hay không.

Đây là một cơn ác mộng với Apple khi riêng trong năm 2022, hãng tin CNBC ước tính chợ ứng dụng App Store đã đem về 85 tỷ USD doanh thu cho nhà táo khuyết nếu tất cả các nhà phát triển sản phẩm đều đóng mức phí 30%.

Trong khi đó, báo cáo của Apple cho thấy tổng giao dịch trên chợ ứng dụng của họ lên đến 1,1 nghìn tỷ USD trong năm 2022.

Quan trọng hơn, Trung Quốc là một trong những thị trường chủ chốt của Apple khi đứng thứ 2 về đóng góp tổng doanh thu sau Mỹ cho nhà táo khuyết.

Năm 2022, thị trường này tạo ra doanh thu 74 tỷ USD cho Apple, chiếm 1/5 doanh số và việc đánh mất mảng kinh doanh tại đây là điều không thể chấp nhận.

Xin được nhắc là 95% sản phẩm iPhone, Airpod, Mac và iPod của Apple vẫn đang được sản xuất tại Trung Quốc.

Trước tình hình này, nguồn tin thân cận của WSJ cho hay các nhân viên của Apple đã phải liên tục gặp mặt quan chức Trung Quốc thời gian gần đây để bàn thảo về quy định siết chặt mới nhằm tìm giải pháp.

Trong khi phía Trung Quốc yêu cầu Apple tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định cấm tải các ứng dụng nước ngoài của mình thì phía công ty bày tỏ quan ngại về khả năng thực hiện cũng như những ảnh hưởng của lệnh cấm với người dùng hệ sinh thái nhà táo khuyết.

Lách luật

Theo WSJ, mặc dù Trung Quốc đã cấm truy cập vào những trang web nhạy cảm và tải một số ứng dụng của nước ngoài nhưng những người dùng iPhone vẫn có thể sử dụng bình thường thông qua hệ thống mạng ảo VPN, qua đó vượt qua được tường lửa của nước này.

Rất nhiều bạn trẻ Trung Quốc đã dùng cách này để sử dụng các trang web hay ứng dụng nước ngoài bị cấm.

Số liệu của Sensor Tower cho thấy lượng tải 5 mạng xã hội bị cấm ở Trung Quốc trên chợ ứng dụng App Store đã vượt 170 triệu lượt trong suốt 10 năm qua. Rất nhiều những thông tin tiêu cực và đi ngược chính sách của Trung Quốc đã bị lan truyền trên những nền tảng trái phép này.

Bởi vậy Trung Quốc đã yêu cầu Apple gỡ bỏ các ứng dụng chưa được đăng ký và cấp phép khỏi App Store tại thị trường nước này, qua đó tuân thủ những quy định mới ban hành của Bộ công nghiệp thông tin Trung Quốc ban hành vào tháng 7/2023.

Quy định mới yêu cầu các ứng dụng phải tuân thủ việc dịch chuyển kho dữ liệu về Trung Quốc, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn nội dung, qua đó buộc Apple phải lựa chọn hoặc là gỡ bỏ ứng dụng hoặc chịu phát.

Trên thực tế, quy định mới của Trung Quốc không chỉ nhắm vào Apple App Store mà có hiệu lực trên toàn chợ ứng dụng cả nội địa lẫn nước ngoài.

Tuy nhiên nhà táo khuyết sẽ là một trong những doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất khi có hơn 1.000 ứng dụng nước ngoài chưa được cấp phép trên chợ ứng dụng.

Phía Trung Quốc đã dẫn chứng việc Huawei và Xiaomi đã nâng cấp chợ ứng dụng của mình để tuân thủ các quy định mới, đồng thời yêu cầu các hãng công nghệ khác phải noi theo.

Cho đến thời điểm hiện tại, Apple vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về rủi ro đe dọa đến công việc kinh doanh ở Trung Quốc này.

Nguồn thu từ chợ ứng dụng đóng vai trò lớn trong lợi nhuận của nhà táo khuyết tại đây và quy định mới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền này.

Trước đây, Apple cũng đã từng phải tuân thủ các quy định mới của Trung Quốc vào năm 2020 khi chính quyền Bắc Kinh siết chặt quản lý những trò chơi chưa được cấp phép, qua đó buộc App Store phải gỡ bỏ hàng nghìn game chưa đăng ký.

Tìm đường sống

Tờ WSJ cho hay Trung Quốc đang đặt nặng vấn đề an ninh quốc gia lên trên những lợi ích kinh tế, bởi vậy Apple không còn được hưởng nhiều ưu đãi như trước đây khi nhà táo khuyết đang phải phụ thuộc vào thị trường này ở cả mảng sản xuất lẫn doanh thu.

Trước đó thông tin chính quyền Bắc Kinh cấm các công chức, nhân viên doanh nghiệp quốc doanh sử dụng iPhone đã khiến cổ phiếu Apple giảm giá mạnh.

Tiếp theo đó là việc Huawei tung ra dòng sản phẩm 5G mới ngay trước thềm ra mắt iPhone 15 khiến nhiều người nghi ngờ về kết quả kinh doanh của Apple trong năm nay và năm tới.

Rất nhiều nhà đầu tư hiện lo lắng quy định mới sẽ loại bỏ các ứng dụng nước ngoài phổ biến trên App Store và khiến sản phẩm Apple mất sức hút tại thị trường Trung Quốc.

“Thị trường Trung Quốc đang là nỗi lo lớn nhất của Apple. Ngày càng nhiều thách thức mới xuất hiện với họ tại đây”, giám đốc David Wagner của Aptus Capital Advisors nhận định.

Nguồn tin thân cận của WSJ cho hay phía Apple bày tỏ quan ngại rằng các lệnh cấm trên sẽ khó có hiệu quả khi người dùng vẫn có thể sử dụng mạng Internet ảo VPN để truy cập chợ ứng dụng nước ngoài App Store để tải các phần mềm mong muốn.

Bất chấp điều đó, nhiều khả năng Apple sẽ phải tuân thủ quy định mới để có thể tiếp tục hoạt động tại thị trường Trung Quốc.

“Chợ ứng dụng của Apple tại Trung Quốc sẽ ngày càng thiên hướng chỉ bao gồm các phần mềm nội địa với một tỷ lệ rất nhỏ các ứng dụng quốc tế mà thôi”, CEO Rich Bishop của AppInChina nhận định.

Nguồn: WSJ, CNBC, Business Insider

Theo Nhịp sống Thị trường

Cùng chuyên mục Kinh tế số

Các đại biểu ấn nút Golive hệ thống Cổng tự động tại Cổng C – Cảng Tân cảng Cát Lái

Kho Vận Tân Cảng chính thức vận hành hệ thống cổng tự động tại Cổng C, Cảng Tân Cảng - Cát Lái

Sau hơn 6 tháng nghiên cứu, thử nghiệm và vận hành, Công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng triển khai thực hiện dự án Hệ thống Cổng tự động (Autogate), áp dụng tại Cổng C, Cảng Tân Cảng - Cát Lái để kiểm soát người và phương tiện giao nhận hàng lẻ tại khu vực kho, bãi. Ngày 10/5/2024, sự kiện lễ Golive hệ thống Autogate đã diễn ra, đánh dấu cột mốc vận hành thành công hệ thống tại Cổng C, Cảng Tân Cảng - Cát Lái.

Lần thứ 2 Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động Hệ thống logistics của Tân Cảng Sài Gòn là điểm cộng thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương
Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh

Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh với các đối tác chính đến từ châu Á-Thái Bình Dương

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Đại Tây Dương, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lần đầu tiên tổ chức Hội thảo Khu vực AI Connect II tại Tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của các đại diện từ 15 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp của bang Wisconsin Hoa Kỳ tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam Việt Nam đón số lượng doanh nghiệp Hoa Kỳ đến tìm hiểu đầu tư cao nhất từ khi nâng cấp quan hệ
Ông Lương Tuấn Thành, Giám đốc Khối công nghệ và chuyển đổi số của OCB

Chuyển đổi số tại OCB: “Chỉ một vài sản phẩm thành công cũng sẽ tạo nên sự khác biệt cho ngân hàng”

Từ những sản phẩm thử nghiệm sẽ có rất nhiều sản phẩm thành công, nhưng cũng không ít sản phẩm bị bỏ đi. Nhưng chỉ một vài sản phẩm thành công cũng sẽ tạo nên sự khác biệt cho ngân hàng.

OCB: Lợi nhuận 9 tháng tăng trưởng gần 48% Cổ phiếu Ngân hàng, Đầu tư công tạo điểm nhấn, VN-Index đạt mức tăng tốt nhất trong 6 phiên
Tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam vào khoảng 20%/năm

Tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam vào khoảng 20%/năm

Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5%. Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Thị trường bất động sản 2024, năm bản lề với nhiều thách thức Thị trường vàng nóng, Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Vụ tấn công Kyber Elastic lấy đi 47 triệu USD được chuẩn bị rất công phu

Vụ tấn công Kyber Elastic lấy đi 47 triệu USD được chuẩn bị rất công phu

Vụ tấn công Kyber Elastic diễn ra hôm 23/11 lấy đi số tài sản mã hóa (Ethereum, Arbitrum, Optimism, Polygon và Base) trị giá hơn 47 triệu USD (khoảng 1.140 tỷ đồng. Giới chuyên môn đánh giá, đây là vụ tấn công giao thức phi tập trung Kyber Elastic đã được chuẩn bị rất công phu trong nhiều thời gian trước đó bởi một đội ngũ am hiểu công nghệ trình độ cao, phía Kyber Network cũng đang nỗ lực thu hồi lại số tiền đã mất.

Thị trường M&A "nguội lạnh", cơ hội để doanh nghiệp nội tái cấu trúc? “Đại gia” dầu khí được dự báo trúng gói thầu 100 triệu USD tại mỏ Lạc Đà Vàng, cổ phiếu tăng bốc lên sát đỉnh lịch sử
“Ngộp” thông tin sản phẩm trên mạng xã hội, người tiêu dùng cần thông thái trong thời đại số

“Ngộp” thông tin sản phẩm trên mạng xã hội, người tiêu dùng cần thông thái trong thời đại số

Cùng với sự phát triển của các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, TikTok, Youtube,… các thông tin về sản phẩm cũng như review về sản phẩm ngày càng phổ biến, nhưng thông tin thật giả đôi khi lẫn lộn, đòi hỏi người tiêu dùng phải chọn lọc thông tin một cách cẩn trọng và trở thành những người tiêu dùng thông thái hơn.

Góc khuất sau tuyên bố "đại thắng doanh thu" ở thị trường mới nổi: Apple lờ đi những thứ không mấy sáng sủa ở thị trường lớn?

Góc khuất sau tuyên bố "đại thắng doanh thu" ở thị trường mới nổi: Apple lờ đi những thứ không mấy sáng sủa ở thị trường lớn?

Mặc dù đưa ra những tuyên bố tích cực về doanh thu và lợi nhuận ở các thị trường mới nổi, Apple dường như không muốn nói đến những khó khăn mà hãng đang đối mặt.

Đèo Cả: Nợ vay hơn 20.000 tỷ có gây áp lực lớn tới dòng tiền? Apple có thể sẽ buộc phải tăng giá bán điện thoại iPhone trong năm tới