"Cửa sáng" để Bamboo Airways tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc

Việc mạnh dạn triển khai những điều chỉnh quyết liệt có thể sẽ là "cửa sáng" để Bamboo Airways tái cấu trúc thành công. Suy cho cùng, một thị trường có nhiều nhà cung cấp tham gia, là một thị trường có tính cạnh tranh tốt, và bên được hưởng lợi nhiều nhất luôn là người tiêu dùng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
"Cửa sáng" để Bamboo Airways tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc.
"Cửa sáng" để Bamboo Airways tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc.

Cuộc “đại phẫu” của hãng bay

Mọi tiến trình tái cấu trúc đều được xem như những cuộc “đại phẫu” của doanh nghiệp. Nhiều lĩnh vực, định hướng sẽ được tái xem xét và điều chỉnh theo lộ trình mới, không thể tránh khỏi việc ảnh hưởng tới cơ cấu đầu ra sản phẩm, dịch vụ, cùng với đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động, mạng lưới đối tác, và khách hàng. Tuy nhiên, ở những thời khắc quyết định, đây là bước đi cần thiết, vì còn tồn tại, là còn cơ hội để phát triển.

Bắt đầu hoạt động từ năm 2017, được ca ngợi như một làn gió mới về tiêu chuẩn dịch vụ trên thị trường hàng không, Bamboo Airways đã có những giai đoạn “tỏa sáng”. Liên tục gia tăng đội tàu bay, mở rộng mạng đường bay ngách và quốc tế, hãng bay tân binh từng là đối thủ đáng gờm của cả những hãng hàng không “lão làng”.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng nhanh cùng nhiều tham vọng lớn, cũng đi kèm với những thách thức để lại. Hết năm 2022, Bamboo Airways kinh doanh chưa có lãi. Cùng với đó, khó khăn trong hơn hai năm dịch bệnh cũng là môi trường sàng lọc để nhận diện nhiều điểm cần cải thiện.

Đối với mạng đường bay, Bamboo Airways xây dựng thương hiệu là hãng bay hướng tới gia tăng liên kết vùng, tập trung mở mới các đường bay ngách ở thế “nút thắt cổ chai” nhiều năm. Không thể phủ nhận, những địa phương như Côn Đảo, Cà Mau, Điện Biên… đã có những sự thay da đổi thịt về du lịch và giao thương kinh tế, sau khi được hòa rộng hơn vào mạng bay cả nước. Nhưng đi cùng với đó, là bài toán nan giải về mặt hiệu quả thương mại dành cho hãng bay.

Nhu cầu và tỷ lệ lấp đầy ghế tại các chuyến bay đường ngách thông thường không cao như các đường bay trục chính như Hà Nội - TPHCM - Đà Nẵng. Gồng gánh mạng bay nhiều đường bay ngách, lãnh đạo Bamboo Airways từng cho biết doanh thu từ các đường bay tốt sẽ san sẻ cho các đường bay chưa tốt, để hiệu quả khai thác toàn mạng bay vẫn ở mức ổn.

Nhưng COVID-19 đã làm nhiều điều kiện thay đổi đột ngột. Hoạt động bay quốc tế bị đình trệ khiến các hãng bay đổ dồn tàu về bay các đường ngách nội địa để giảm tình trạng tàu bay đắp chiếu. Tỷ lệ cạnh tranh trên các tuyến ngách tăng cao, khiến doanh thu gặp áp lực. Chưa kể trong đó, còn nhiều trường hợp đường bay có bán hết vé thì hãng bay vẫn phải chịu lỗ, do hạ tầng sân bay còn hạn chế, như Cà Mau.

Đối với bay quốc tế, là hãng ra đời sau, Bamboo Airways cũng gặp trở ngại trong việc được phân slot bay (lượt cất/hạ cánh) ở thị trường quốc tế. Việc chia slot căn cứ vào yếu tố lịch sử, hãng bay mới muốn lấy được slot phù hợp cần thời gian. Để lấy được giờ bay đẹp, một hãng bay mới có thể phải chờ từ một đến hai năm, trong khi thời gian không phải là điều Bamboo đang có nhiều.

Tái cấu trúc song song với khai thác

Đại diện Bamboo Airways cho biết trong thời gian vừa qua, để khôi phục hoạt động giai đoạn hậu khủng hoảng COVID-19 nói chung, cũng như tái định hướng để giải quyết các vấn đề nội tại nói riêng, Bamboo Airways song song duy trì khai thác đảm bảo an toàn, an ninh tuyệt đối và chất lượng dịch vụ tốt, cùng lúc triển khai quyết liệt các giải pháp để tái cấu trúc toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với công tác điều phối đội tàu bay, Bamboo Airways đã và đang tích cực thảo luận, đàm phán với các đối tác để tái thiết kế cơ cấu và quy mô đội tàu phù hợp với yêu cầu hoạt động mới, ưu tiên tính kinh tế trong vận hành, chuẩn hóa đồng nhất cấu hình tàu bay, tiết giảm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, Bamboo Airways tiếp tục đa dạng hoá mạng lưới đối tác tiềm năng để chuẩn bị cho kế hoạch tăng cường số lượng tàu bay trong trung hạn, làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp Boeing và Airbus để triển khai các thoả thuận mua tàu bay đã được ký kết, nhằm chủ động nguồn lực đội tàu bay giai đoạn 2024 – 2028 và những năm tiếp theo.

Đối với mạng đường bay, Bamboo Airways đã rà soát thực tế nhu cầu hành khách cũng như các điều kiện thị trường cho phép, tiến hành cắt giảm tần suất khai thác một số đường bay không hiệu quả, ít nhu cầu của hành khách nói chung, đồng thời tăng cường khai thác trên các tuyến bay ghi nhận nhu cầu hành khách cao, qua đó gia tăng hiệu quả thương mại nói chung trên toàn mạng, cũng như đáp ứng tối ưu nhất dung lượng thị trường.

Về hệ thống dịch vụ khách hàng, Bamboo Airways đã tiến hành nâng cấp hệ thống về mặt cốt lõi từ tháng 9/2023, theo hướng hiện đại hóa, tối ưu hơn, ngang tầm chuẩn quốc tế đang được áp dụng đối với các hãng hàng không truyền thống đầy đủ dịch vụ (full service) trên thế giới. Thông qua các điểm chạm dịch vụ được điều hành bởi hệ thống mới, hành khách được trải nghiệm quy trình sử dụng dịch vụ trước, trong và sau chuyến bay thông suốt, nhanh chóng và thuận tiện hơn, đặc biệt với các hành trình bay quốc tế nối chuyến phức tạp.

Những giải pháp tổng thể kể trên đã bước đầu tái định vị các mảng hoạt động cốt lõi của Bamboo Airways, với số lượng đội tàu dự kiến hai chủng loại thân hẹp và phản lực, khai thác trên các đường bay nội địa trọng điểm, nổi bật tập trung vào các đường bay trục chính đến Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, các đường bay du lịch, công vụ có nhu cầu cao, cũng như các đường bay quốc tế tới Đông Nam Á, đại diện Bamboo Airways cho biết.

Có thể nói, đây là tin mừng đối với Bamboo Airways nói riêng và thị trường nói chung, khi đơn vị này đã sớm tìm được những lối đi phù hợp và cần thiết để duy trì hoạt động ổn định. Những sự chuyển mình đổi mới bước đầu này là nền tảng quan trọng, tạo đà cho tiến trình tái cơ cấu dài hạn đang tiếp tục được Bamboo Airways triển khai, nhằm tái thiết bộ máy theo hướng tinh và gọn, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của Hãng, thu hút nguồn lực chất lượng và các nhà đầu tư chiến lược.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ

Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ

Cái tên có dư nợ trái phiếu lớn nhất đến hạn trả trong tháng cuối năm 2023 là CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc với 2.400 tỷ đồng.

Xóa sổ tín dụng đen để khơi thông tín dụng tiêu dùng Fitch Ratings công bố nhận định tích cực về triển vọng tín dụng và GDP Việt Nam
Các khách mời tham dự diễn đàn

Thị trường M&A "nguội lạnh", cơ hội để doanh nghiệp nội tái cấu trúc?

Sự hạ nhiệt trong các thương vụ là cơ hội để các nhà phát triển bất động sản tái cấu trúc doanh nghiệp, tập trung vào năng lực cốt lõi, bao gồm kiểm soát chi phí và rà soát pháp lý để đảm bảo giấy phép dự án được cập nhật và tuân thủ nhằm tránh vấn đề với cơ quan chức năng và sau cuối là với khách hàng nếu có sự chậm trễ trong việc cấp giấy tờ liên quan, như sổ hồng hoặc sổ đỏ, theo chuyên gia.

6 phiên giảm liên tiếp khiến vốn hoá VinFast trở về mốc định giá ban đầu khi sáp nhập Black Spade Ông Đặng Văn Thành: "Trong M&A, nếu để doanh nghiệp suy mới bán, tôi đánh giá không cao"
VNDIRECT miễn nhiệm Giám đốc Tài chính và một loạt hành động với doanh nghiệp trong hệ sinh thái

VNDIRECT miễn nhiệm Giám đốc Tài chính và một loạt hành động với doanh nghiệp trong hệ sinh thái

HĐQT Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT (VND) vừa ra quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Tài chính, người đại diện theo pháp luật đối với bà Vũ Nam Hương từ ngày 28/11.

Ông Đặng Văn Thành: "Trong M&A, nếu để doanh nghiệp suy mới bán, tôi đánh giá không cao" Vướng phải tin tức khá "ồn ào" vụ sân bay Long Thành, CTD vẫn là cổ phiếu khỏe nhất ngành xây dựng
Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn

Dù số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11/2023 giảm 7,6% so với tháng trước song vốn đăng ký lại tăng 22%, kéo vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11 tăng mạnh so với tháng 10 và cùng kỳ năm trước.

Hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2023 Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm hơn 50%
Cùng với chiêu thức lập hợp đồng giả cách khi cho vay, cha con Dr.Thanh chiếm đoạt 29 thửa đất tại TP.HCM

Tin tưởng làm hợp đồng giả cách, mất trắng 29 thửa đất vào tay cha con Dr.Thanh

Tin tưởng làm hợp đồng giả cách khi vay Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh, người đàn ông tại TP.HCM bị chiếm đoạt 29 thửa đất.

Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản của 4 cá nhân hơn 700 tỷ đồng Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh”
Chuỗi 8 tháng liên tiếp doanh thu Bách Hoá Xanh vượt Thế Giới Di Động bị cắt đứt

Chuỗi 8 tháng liên tiếp doanh thu Bách Hoá Xanh vượt Thế Giới Di Động bị cắt đứt

Dù đóng gần chục cửa hàng trong tháng 10 tuy nhiên doanh thu từ chuỗi Thế Giới Di Động của MWG trong tháng qua bất ngờ tăng mạnh, cắt đứt chuỗi 8 tháng liên tiếp doanh thu Bách Hoá Xanh luôn “vượt mặt” Thế Giới Di Động.

MWG: Lợi nhuận ròng quý IV ước đạt 334 tỷ đồng, cổ phiếu có nguy cơ bị loại khỏi chỉ số VNDiamond Index Nhóm quỹ ngoại tỷ USD tiếp tục bán MWG, không còn là cổ đông lớn tại Thế Giới Di Động
HoSE bổ sung cổ phiếu bị cắt margin bên cạnh nhiều cái tên quen thuộc như HBC, HVN, NVL, HPX…

HoSE bổ sung cổ phiếu bị cắt margin bên cạnh nhiều cái tên quen thuộc như HBC, HVN, NVL, HPX…

HoSE đã bổ sung cổ phiếu ITD vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, nâng số mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ lên 87 mã.

Cho vay margin tăng mạnh, công ty chứng khoán "rủng rỉnh" thu lãi, một loạt cái tên lập kỷ lục Dư nợ margin của SSI trở lại gần 15.000 tỷ đồng trong quý III/2023, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 670 tỷ đồng
Cổ phiếu BCG Energy "tăng giá" 85% khi chưa IPO

Cổ phiếu BCG Energy "tăng giá" 85% khi chưa IPO

Thay vì mức 10.000 đồng/cp trước đó, NamABank đã nâng định giá cổ phần BCG Energy lên 18.500 đồng/cp trong giao dịch hoán đổi tài sản bảo đảm gần nhất liên quan khoản vay của các công ty thành viên Bamboo Capital.

"Cơ hội sở hữu bất động sản đẹp giá tốt đã xuất hiện, điều mà trước đây đôi khi có tiền cũng chưa chắc làm được"

"Cơ hội sở hữu bất động sản đẹp giá tốt đã xuất hiện, điều mà trước đây đôi khi có tiền cũng chưa chắc làm được"

Đó là nhận định của ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Mảng dịch vụ Tư vấn & Phát triển dự án DKRA Group. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh tín hiệu hồi phục trên thị trường bất động sản xuất hiện đã khiến nhiều nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền so giai đoạn trước.

Trung Quốc khai phá nơi tăm tối chưa ai từng đến: Cuối cùng đã chạm tay vào "báu vật" lớn nhất hành tinh Bất chấp giá nhà đất "đang ở đỉnh", nhà đầu tư Trung Quốc vẫn liên tục xuống tiền mua bất động sản ở quốc gia này
Cha con Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ của bà Kim Oanh khi cho vay 500 tỷ cầm cố 2 dự án bất động sản

Dr.Thanh và chiêu chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng của “đại gia” Kim Oanh trong cơn “sốt đất”

Cơ quan Điều tra xác định, khi cho nữ “đại gia” địa ốc Kim Oanh vay 500 tỷ đồng, Dr.Thanh và 2 con gái đã dùng “chiêu” sử dụng hợp đồng giả cách chuyển nhượng 2 dự án. Khi “đất sốt”, cha con ông Thanh dùng nhiều thủ đoạn không trả lại tài sản để chiếm đoạt hơn 600 tỷ đồng.

Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản của 4 cá nhân hơn 700 tỷ đồng Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh”
EVN sắp nhận 2 nhà máy điện khí nước ngoài chuyển giao

EVN sắp nhận 2 nhà máy điện khí nước ngoài chuyển giao

Hai nhà máy nhiệt điện khí BOT do nước ngoài đầu tư sắp đến ngày chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng 20 năm. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được giao tiếp nhận.

Giá điện tăng 4,5% giúp doanh thu của EVN tăng thêm 3.200 tỷ đồng trong năm 2023 EVN tập trung triển khai nhiều giải pháp chuẩn bị phục vụ cung cấp điện năm 2024
Ngành bất động sản và ngân hàng vẫn chưa "gặp được nhau". Ảnh: minh hoạ.

Ngân hàng "tồn kho tiền", doanh nghiệp bất động sản khát vốn: Vấn đề nằm ở khâu "cho vay" hay ở đầu ra của nền kinh tế?

Trong khi ngân hàng “tồn kho tiền”, thì các doanh nghiệp bất động sản lại khát vốn. Các chuyên gia của VIRES chỉ ra rằng, doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, thậm chí “không muốn vay”; trong khi đó, ngành ngân hàng cần tìm kiếm các dự án khả thi, an toàn.

Pyn Elite Fund tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng, dự báo VN-Index khởi sắc trong thời gian tới Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank
Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank

Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - mẹ của ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank đăng ký bán toàn bộ 174 triệu cổ phiếu TCB, giá trị hơn 5.200 tỷ đồng cho 3 cháu nội.

Bà Nguyễn Thị Nga muốn tăng sở hữu tại SeABank, Chủ tịch Petrosetco đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PET Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại Vinaconex, mua ròng hàng chục triệu cổ phiếu STB
Cơ quan điều tra xác định, ông Trần Qúi Thanh (Dr.Thanh) cùng 2 con gái dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt hơn 600 tỷ của bà chủ địa ốc Kim Oanh.

Dr.Thanh chiếm đoạt hơn 600 tỷ ở 2 dự án địa ốc của nữ “đại gia” Kim Oanh: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh”

Bằng nhiều thủ đoạn, cha con ông Trần Quí Thanh đã chiếm đoạt hơn 600 tỷ thông qua việc cho chủ doanh nghiệp địa ốc vay 500 tỷ đồng.

Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản của 4 cá nhân hơn 700 tỷ đồng