Đã định giá xong 3 ngân hàng chuyển giao bắt buộc

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chính phủ đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng chuyển giao bắt buộc, dự kiến phê duyệt phương án trong tháng 5 và sẽ hoàn thành trong năm 2024.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái trình bày báo cáo kinh tế xã hội, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 20/5. Ảnh: Quochoi media
Phó thủ tướng Lê Minh Khái trình bày báo cáo kinh tế xã hội, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 20/5. Ảnh: Quochoi media

Sáng 20/5, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế xã hội, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Trong 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu đang được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt, ngoại trừ Ngân hàng Đông Á (DongABank), 3 ngân hàng Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank) sẽ được chuyển giao cho nhà băng khác theo hình thức mua bắt buộc.

Ba ngân hàng mua bắt buộc là CBBank, OceanBank và GPBank. Năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với 3 ngân hàng này và Ngân hàng Đông Á - nhà băng bị kiểm soát đặc biệt.

Trước đó, hồi tháng 4, CEO Ngân hàng Quân đội (MB) Phạm Như Ánh cho biết đề án nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém đã được ngân hàng hoàn thành, gửi Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ. MB mong muốn "chốt" thương vụ chuyển giao này trong năm nay hoặc 2025 để "mở ra không gian phát triển mới, nhất là tăng trưởng tín dụng".

Ngoài các ngân hàng yếu kém đang chờ phương án tái cơ cấu được duyệt, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho hay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã triển khai cơ cấu lại. Tính đến cuối tháng 4, lỗ lũy kế của ngân hàng này giảm 20%; nợ xấu hạ 37,7% (tương đương 15.000 tỷ).

Tuy nhiên, sau đó, khi trình bày trước Quốc hội kết quả thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn đáng lo ngại. Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, dự án tồn đọng gặp nhiều khó khăn.

Theo Ủy ban Kinh tế, thị trường vốn (trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán) tồn tại nhiều vấn đề, làm gia tăng áp lực và tiềm ẩn rủi ro với hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, năm ngoái nhiều ngân hàng thương mại ghi nhận lãi lớn, như Vietcombank là 33.054 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2022. BIDV lãi 22.027 tỷ, tăng 20%, hay MB đạt 21.053 tỷ đồng, tăng 16%.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị Chính phủ phân tích nguyên nhân, mức độ tác động của tăng trưởng tín dụng đến phát triển kinh tế - xã hội và cần làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn năm 2023 trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn.

Quảng cáo

Cũng tại báo cáo tình hình kinh tế xã hội vừa trình bày trước Quốc hội, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã nhìn nhận sức ép lớn khi điều hành kinh tế vĩ mô.

"Tăng trưởng kinh tế mặc dù đạt kết quả khá nhưng còn đối mặt với nhiều thách thức. Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn", Phó thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá.

Trong đó, sản xuất nông nghiệp, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và nặng nề hơn. Bốn tháng đầu năm, gần 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, giá vàng biến động mạnh. Thị trường bất động sản phục hồi chậm, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng chưa đạt yêu cầu.

Những hạn chế này, theo lãnh đạo Chính phủ, chủ yếu do tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động phức tạp, nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, tạo áp lực lên điều hành.

Ngoài ra, những yếu kém nội tại của nền kinh tế kéo dài từ lâu, bộc lộ rõ hơn trong điều kiện khó khăn, trong đó có thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, ngân hàng yếu kém.

Theo Phó Thủ tướng, vừa qua, công tác phân tích, dự báo và phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả. Một số cán bộ, công chức còn tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm.

Đối với công tác điều hành hoạt động tài chính, tín dụng, theo Phó Thủ tướng, nhiều giải pháp được Chính phủ đưa ra, trong đó ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước, nhất là chi thường xuyên. Năm nay phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 15%, giảm 1-2% lãi suất vay.

"Chính phủ tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là việc chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, dự án chậm tiến độ, thua lỗ kéo dài", Phó thủ tướng cho biết.

Đối với thị trường vàng, Phó Thủ tướng cho biết các giải pháp ổn định thị trường vàng "sẽ được thực hiện ngay, cùng với thanh, kiểm tra và áp dụng hóa đơn điện tử lĩnh vực này".

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, năm 2024, xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (786,29 tỷ USD), tăng khoảng 15% so với năm trước và vượt 2,5 lần kế hoạch được giao.

Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 300 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai đạt hơn 11 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Hà Nội yêu cầu tập trung xử lý việc thao túng giá bất động sản

Ngày 20/1, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Công văn số 224/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự

Bảng giá đất mới tại Tp.HCM đẩy chi phí sử dụng đất tăng cao: Giá bất động sản "leo thang"? Chủ tịch HĐQT một công ty bất động sản bất ngờ từ nhiệm sau khi bán gần hết cổ phiếu

Hà Nội muốn giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông trong năm 2025

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 13/1/2025 về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu nghiên cứu giảm giá vé máy bay Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố khánh thành 4 dự án giao thông trọng điểm với tổng vốn hơn 18.000 tỷ đồng

Năm 2025, những trường hợp sau sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân

Hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được hiểu là việc cá nhân nộp thuế được hoàn lại phần tiền sau khi đã nộp thuế. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những trường hợp được hoàn thuế TNCN năm 2025.

Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN? Từ 1/1/2025, thay đổi về quy định tính thuế TNCN và phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào?

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất 1,908 tỷ đồng thuộc doanh nghiệp FDI

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng, thuộc về vị trí quản lý cấp cao doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Lợi nhuận trước thuế ước đạt 377 tỷ đồng, Vinatex dự chi gần 1.000 tỷ đồng thưởng Tết cho người lao động Yêu cầu địa phương báo cáo thưởng Tết năm 2024 trước ngày 25/12

Giải ngân FDI cao kỷ lục từ trước đến nay

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, mặc dù thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm 3% so với cùng kỳ năm trước nhưng vốn thực hiện của các dự án FDI ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

Việt Nam đón làn sóng FDI "thế hệ mới", doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp nào sẽ hưởng lợi? Dòng vốn FDI vào mạnh mang đến cơ hội lớn cho ngân hàng nội

Kết thúc năm 2024, tín dụng tăng 15,08%

Thông tin tại buổi họp báo thông tin Kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức chiều ngày 7/1, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, đến hết năm 2024, tăng trưởng tín dụn

Tín dụng bán lẻ năm 2025 dẫn dắt bởi cho vay mua nhà? Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng 16% vào năm 2025