Đại biểu Quốc hội: Cần nâng mức đặt cọc đấu giá đất lên hơn 20%

Đối với mức tiền đặt trước để tham gia đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá đất, đại biểu Quốc hội cho rằng có thể xem xét mức tối đa lên hơn 20% giá khởi điểm để minh bạch hóa và ngăn chặn tình trạng bỏ cọc.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Media Quốc hội
Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Media Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Tham luận tại phiên họp, đại biểu Lê Tất Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị rà soát nội dung về tài sản đấu giá để đảm bảo cho người tham gia đấu giá tài sản nghiêm túc, có trách nhiệm tham gia đấu giá và trước khi bỏ giá để đảm bảo cho hoạt động đấu giá lành mạnh, có hiệu quả làm ổn định tình hình kinh tế xã hội.

Theo đó, đại biểu Hiếu cho rằng, có thể nâng giá trị tiền đặt cọc lên trên 20% giá khởi điểm.

“Tuy nhiên có một hạn chế là nếu nâng tiền đặt cọc thì sẽ hạn chế, thu hẹp đối tượng người tham gia đấu giá. Do vậy theo tôi cần có một điều luật quy định về phạt hợp đồng khi đơn phương hủy bỏ hợp đồng mua tài sản đấu giá, bằng 30% đến 50% giá tại hợp đồng.”, đại biểu Hiếu nêu quan điểm.

Ủng hộ quan điểm cần nâng mức đặt cọc khi đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng cần quy định ở mức tối thiểu bằng 20% giá khởi điểm.

Quảng cáo

Theo đó, hiện điểm b, khoản 13, Điều 1 dự thảo Luật Đấu giá tài sản quy định trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.

Theo đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, quy định như trên còn chưa thống nhất với quy định tại Điểm c, khoản 1 và Điểm a, khoản 2, Điều 17a Nghị định số 43 ngày 15/5/2014 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 10 ngày 03/4/2023 của Chính phủ quy định về điều kiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Đó là tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp tiền mặt đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất và điều kiện hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải thuộc đối tượng Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đất đai và đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm c và điểm d Khoản 1 Điều này.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm b, khoản 13 Điều 1 dự thảo Luật theo hướng quy định về mức tiền đặt trước tối thiểu bằng 20% tổng giá trị thửa đất khu đất tính theo giá khởi điểm để thống nhất với quy định của Luật đất đai.

Đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, tình trạng người tham gia đấu giá không đủ năng lực tài chính đang là phổ biến. Trong Luật đấu giá tài sản hiện hành, Khoản 5 Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản không có quy định xác định nguồn lực tài chính của người tham gia đấu giá.

Do đó, đại biểu Khải cho rằng việc này dẫn đến tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai hay “đấu giá hộ” do không đủ nguồn lực tài chính, nhiều trường hợp "dựa hoàn toàn" vào ngân hàng bảo lãnh. Hay trường hợp bỏ cọc xảy ra không dễ thu tiền cọc. Hay trúng đấu giá xong triển khai dự án trì trễ… Đây là vấn để rất nghiêm trọng đã xảy ra phổ biến, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất.

Cũng theo đại biểu Khải, trong thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay cũng là lỗ hổng pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính “vốn thực có” của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau lại cho rằng cần chế tài đối với vi phạm trong việc xác định giá khởi điểm.

Theo đó, đại biểu Thanh cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định hạn chế việc bỏ cọc nhằm hạn chế tình trạng bỏ cọc, hạn chế tình trạng người đấu giá thiếu thận trọng, ngăn ngừa tình trạng phá giá vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, thao túng, gây rối.

Theo Nhịp sống thị trường Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang trong các ngày 25-26/7.

Áp lực tỷ giá kéo chân thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường. Đóng cửa, chỉ số

Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá USD chạm mốc cao nhất 2 tuần, hàng hoá nguyên liệu quay đầu giảm

Kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8

Các bộ và địa phương sẽ thực hiện kiểm kê diện tích các loại đất theo quy định và đối tượng đang quản lý, sử dụng đất quy định tại Điều 6, Điều 7 của Luật Đất đai năm 2024; đồng thời kiểm kê tình hình quản lý, sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân ba

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ

Đề xuất mức phạt tối đa đến 1 tỷ đồng với vi phạm trong kinh doanh bất động sản

Bộ Xây dựng đang xây dựng Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP theo hướng đề xuất tăng mức tiền phạt kịch khung 1 tỷ đồng đối với một số hành vi vi phạm.

VIS Rating: Khả năng tiếp cận nguồn vốn mới sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản giảm bớt áp lực nợ đáo hạn Thị trường bất động sản “nhen nhóm” tín hiệu phục hồi tích cực

Giá bất động sản có thời điểm vượt xa giá trị thực và khả năng chi trả của người dân

Giai đoạn gần đây, nguồn cung bất động sản suy giảm mạnh, giá bất động sản tăng cao và ngày càng cao; có giai đoạn, thời điểm sốt bất động sản "ảo" đã vượt xa giá trị thực; mất cân đối cung - cầu trong các phân khúc; lượng cung nhà ở phù hợp với khả năng

"Sức khoẻ" thị trường bất động sản Việt Nam tốt hơn thị trường Trung Quốc? Trái phiếu bất động sản còn "đất sống"?

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á và Thái Bình Dương

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong năm 2024 lên 5,0% so với mức dự báo trước đó là 4,9%, do xuất khẩu tăng của khu vực đã bổ sung cho nhu cầu nội địa vững vàng. Triển vọ

Lạm phát được kiểm soát, phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Gần 70% doanh nghiệp EuroCham lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn

Sẽ thực hiện bình ổn giá nếu mức độ biến động mặt bằng giá lớn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2024/NĐ-CP (Nghị định 85) quy định chi tiết một số điều của Luật Giá, trong đó, quy định cụ thể về việc thực hiện bình ổn giá.

Kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì làm khổ doanh nghiệp Goldman Sachs: Trung Quốc cần bơm khoảng 276 tỷ USD vào thị trường để bình ổn giá bất động sản

Rà soát, gỡ vướng cho 154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, cập nhật vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII các dự án điện tái tạo đã khắc phục theo kết luận thanh tra.

Vay nợ lớn, loạt công ty điện mặt trời và điện gió báo lãi giảm, thậm chí lỗ trong 6T2023 Bộ Công thương: “Không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái”