Đại chiến Big Oil: Các ông lớn “ngáng chân” nhau trước mỏ tiền trị giá gần 1 nghìn tỷ USD

Cái tên Stabroek đang trở thành tâm điểm bởi những tiềm năng và ảnh hưởng khổng lồ của nó đối với tương lai thế giới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đại chiến Big Oil: Các ông lớn “ngáng chân” nhau trước mỏ tiền trị giá gần 1 nghìn tỷ USD

Cuộc cạnh tranh giành quyền khai thác

Được biết, Stabroek là từ được dùng để gọi loạt mỏ dầu ngoài khơi Guyana, quốc gia Mỹ Latinh giáp với Venezuela và Brazil.

Stabroek có giá trị lớn tới mức khó tin – nó chứa khoảng 11 tỷ thùng dầu, trị giá gần 1 nghìn tỷ USD theo giá hiện tại. Những mỏ dầu khổng lồ này hiện đang vướng vào cuộc chiến pháp lý liên quan tới một tài liệu bí mật, dài khoảng 100 trang. Kết quả của cuộc mâu thuẫn sẽ định hình lại Big Oil – nhóm các công ty dầu khí lớn nhất thế giới.

ExxonMobil hiện sở hữu phần lớn Stabroek, công ty cũng từng là một thành viên trong nhóm phát hiện dầu mỏ tại đây vào năm 2015. Chevron đang cố gắng sở hữu một phần mỏ, sau khi công bố một thỏa thuận vào tháng 10 để mua công ty Hess với giá 60 tỷ USD, bao gồm cả nợ.

Được biết, Hess là đối tác của Stabroek, sở hữu 30% nhóm mỏ này. Exxon là nhà điều hành, kiểm soát 45% và công ty nhà nước Trung Quốc CNOOC sở hữu 25% còn lại.

Thỏa thuận với Hess sẽ giúp Chevron tiếp cận nguồn dầu mỏ dồi dào của Stabroek, mở ra triển vọng tăng trưởng dài hạn của hãng. Nhưng ‘đối thủ không đội trời chung’ Exxon đã đệ đơn kiện để ngăn chặn việc này, cố gắng mở ra cơ hội để kiểm soát thêm một phần lớn nguồn tài nguyên dầu mỏ và củng cố vị trí dẫn đầu của hãng trong số các Big Oil.

Các nhà đầu tư dầu mỏ kỳ cựu có lí do để quan tâm vụ kiện tụng này. Vào những năm 1980, một trong những công ty tiền thân của Chevron – Texaco – đã phá sản sau khi thua trong cuộc chiến pháp lý mang tính bước ngoặt trị giá 10 tỷ USD liên quan đến việc mua lại một công ty khác. Mặc dù tranh chấp hiện tại khá khác biệt nhưng kết thúc của nó sẽ để lại hậu quả không khác cuộc tranh chấp bốn thập kỷ trước.

Sau khi thỏa thuận Chevron-Hess được công bố, Exxon tỏ ra rất hoan nghênh. “Chúng tôi làm việc với Chevron trên toàn thế giới”, Giám đốc điều hành Exxon Darren Woods nói.

Nhưng hai tuần sau, ông Woods gọi điện cho các đồng nghiệp ở Hess và Chevron để thông báo rằng có vấn đề. Exxon lập luận rằng họ có quyền từ chối đối với cổ phần của Hess ở Guyana; Hess và Chevron trả lời rằng mặc dù điều đó ‘về cơ bản là đúng’ nhưng cấu trúc thỏa thuận giữa họ có thể phủ nhận tuyên bố đó.

Vụ tranh chấp được giữ bí mật trong 4 tháng khi các bên cố gắng đạt được một thỏa thuận giữ thể diện. Nó được công khai vào ngày 28/3 khi Chevron nộp một tài liệu được gọi là S-4 lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ, nêu chi tiết về thỏa thuận và những lo ngại của Exxon. Vài ngày sau, ông Woods thông báo cho Giám đốc điều hành Hess John Hess và Giám đốc điều hành Chevron Mike Wirth rằng công ty của ông đang đệ đơn kiện lên tòa trọng tài.

Điều khoản quan trọng trong thỏa thuận

Các công ty dầu mỏ thường chia sẻ rủi ro khi hoạt động ở các quốc gia biên giới như Guyana trước đây, không bao giờ sở hữu 100% dự án. Để xác định chi tiết các quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhau và các dự án của mình, họ viết các hợp đồng bí mật gọi là thỏa thuận điều hành chung (JOA).

Mặc dù các chi tiết chính xác trong JOA vẫn được giữ bí mật, nhưng có thể suy ra những nét phác thảo vì các luật sư đã viết JOA bằng cách sử dụng mẫu hợp đồng của ngành làm cơ sở để viết: mẫu hợp đồng dài 94 trang năm 2002 của Hiệp hội các nhà đàm phán Năng lượng Quốc tế. Exxon và Chevron từ chối bình luận về hồ sơ này.

Exxon đã nhiều lần nói rằng vì họ đã soạn thảo JOA nên họ hiểu rõ hơn những người khác về mục đích đằng sau mỗi điều khoản. Neil Chapman, một trong bốn giám đốc điều hành hàng đầu của công ty, cho biết vào ngày 6/3: “Chúng tôi hiểu mục đích của từng chữ trong toàn bộ hợp đồng vì chúng tôi đã viết nó”.

Nhiều tranh cãi đã nổ ra về vấn đề hợp đồng. Theo các nguồn tin, nếu hợp đồng JOA của Stabroek có đoạn mẫu dưới đây, thì khả năng Exxon vẫn có cơ hội chiến thắng:

“Thay đổi quyền kiểm soát” nghĩa là bất kỳ thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp nào trong Quyền kiểm soát của một Bên (cho dù thông qua sáp nhập, bán cổ phần hoặc lợi ích cổ phần khác, hoặc cách khác) […] trong đó giá trị thị trường từ Lợi ích của Bên Tham gia chiếm hơn ____ phần trăm (__%) giá trị thị trường tổng hợp của tài sản mà Bên đó và các Chi nhánh của Bên đó chịu từ sự Thay đổi quyền kiểm soát. Với định nghĩa này, giá trị thị trường sẽ được xác định dựa trên số tiền mặt mà một người mua tiềm năng trả cho người bán tiềm năng trong một giao dịch ngang giá.”

Tỷ lệ phần trăm được để trống trong hợp đồng mẫu và không ai biết con số nào đã được sử dụng trong JOA của Stabroek. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng phần lớn giá trị của Hess đến từ tài sản ở Guyana. Paul Sankey, một nhà phân tích dầu mỏ kỳ cựu đang điều hành công ty nghiên cứu riêng của mình, nói rằng trong số khoảng 170 USD/cổ phiếu mà Chevron trả cho Hess, khoảng 140 USD đến từ cổ phần ở khối dầu mỏ Guayana. Đó có lẽ là lập luận mạnh mẽ nhất của Exxon và là lý do tại sao công ty tập trung vào mục đích của JOA.

Chevron đã nói rằng nếu Exxon chiếm ưu thế trong vụ kiện trọng tài, họ sẽ không mua Hess. Ngược lại, điều đó sẽ ngăn Exxon yêu cầu bất kỳ tài sản nào của Hess. Trong khi đó, Exxon không tiết lộ chiến lược của mình; công ty này chắc chắn đang kiện ra tòa trọng tài, nhưng vẫn để ngỏ các lựa chọn khi thắng kiện.

Vụ việc sẽ được xét xử tại Phòng Thương mại Quốc tế ở Paris và có thể mất từ 6 đến 12 tháng để giải quyết, mặc dù thủ tục tố tụng có thể mất nhiều thời gian hơn.

Nếu không có quyền truy cập vào tài liệu JOA thực tế mà cả hai bên đều không công khai, chỉ có thể đưa ra giả thuyết về các lập luận pháp lý và kết quả tiềm năng dựa trên mẫu mà các công ty đã sử dụng để viết nó. Nhưng có một điều rõ ràng: đây sẽ là một cuộc chiến khó khăn - một cuộc chiến pháp lí sẽ thay đổi hoàn toàn một trong hai bên.

Nếu Chevron thắng, hãng sẽ đảm bảo mở rộng sản xuất ra ngoài Mỹ và các tài sản quý giá của hãng ở Úc và Kazakhstan, giúp nâng cao giá trị của hãng.

Nhưng nếu Exxon chiếm ưu thế và tìm ra cách tăng cổ phần của mình tại Guyana, công ty này sẽ củng cố sự thống trị đối với điều mà nhiều người trong ngành coi là phát hiện dầu mỏ quan trọng nhất trong 25 năm qua. Đối với tương lai của Big Oil, có rất nhiều điều đang bị đe dọa.

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá vàng sụt rất mạnh trong phiên cuối cùng của tháng 4/2024

Giá vàng sụt rất mạnh trong phiên cuối cùng của tháng 4/2024

Các chuyên gia phân tích cho rằng giá vàng sẽ cần phải duy trì trên mức 2.300 USD/ounce bởi đây là ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Nếu giá vàng rơi xuống dưới ngưỡng 2.300 USD/ounce, điều đó đồng nghĩa với giá vàng sẽ tiếp tục hạ sâu trong thời gian tới.

Người Trung Quốc vẫn mua mạnh vàng bất chấp giá cao Giá vàng có tuần hạ mạnh nhất trong nhiều tháng
Hội đồng Vàng Thế giới nhận định về nhu cầu vàng trong năm 2024

Hội đồng Vàng Thế giới nhận định về nhu cầu vàng trong năm 2024

Trong quý đầu năm, nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới rất cao, chạm mức 296 tấn, đây là ngưỡng mua cao chưa từng thấy trong quý đầu năm của các ngân hàng trung ương.

Vì sao bất chấp giá tăng, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn mạnh tay mua vàng? Thông tin thị trường việc làm Mỹ sẽ tác động mạnh đến diễn biến giá vàng
Ngân hàng trung ương toàn cầu 'tiến thoái lưỡng nan' khi FED chưa hạ lãi suất

Ngân hàng trung ương toàn cầu 'tiến thoái lưỡng nan' khi FED chưa hạ lãi suất

Nếu các khu vực khác cắt giảm lãi suất mạnh hơn so với Mỹ, họ đương đầu với rủi ro gây tổn hại đến nền kinh tế của chính mình bởi chênh lệch về tỷ giá, chi phí nhập khẩu và lạm phát.

Các ngân hàng trung ương “đau đầu” trước khả năng FED trì hoãn cắt giảm lãi suất Kỳ vọng lớn hơn về khả năng FED hạ lãi suất đẩy giá dầu tăng mạnh
Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ

Đồng peso tăng vọt nhờ các biện pháp kiềm chế lạm phát và thắt lưng buộc bụng của Tổng thống Argentina Javier Milei.

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên Cổ phiếu bị bán mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ
Xuất hiện dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc 'hụt hơi'

Xuất hiện dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc 'hụt hơi'

Giá bán các sản phẩm sản xuất giảm đã làm giảm đáng kể biên lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp. Các doanh nghiệp này buộc phải tìm cách xuất khẩu nhiều hàng hóa ra thị trường nước ngoài, tuy nhiên bối cảnh thế giới đang có những yếu tố không thuận.

Người Trung Quốc vẫn mua mạnh vàng bất chấp giá cao Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây bất ngờ
Giá vàng có tuần hạ mạnh nhất trong nhiều tháng

Giá vàng có tuần hạ mạnh nhất trong nhiều tháng

3 tháng liên tiếp, các số liệu lạm phát Mỹ cao hơn kỳ vọng cho thấy diễn biến của lạm phát về mức mục tiêu 2% theo tính toán của Ngân hàng Trung ương Mỹ đã chững lại. Nhiều khả năng quyết định hạ lãi suất sẽ bị lùi thời gian hơn nữa.

Bất ngờ với diễn biến giá vàng thế giới Đây là lí do các doanh nghiệp không "mặn mà" tham gia đấu thầu vàng
Kỳ vọng lớn hơn về khả năng FED hạ lãi suất đẩy giá dầu tăng mạnh

Kỳ vọng lớn hơn về khả năng FED hạ lãi suất đẩy giá dầu tăng mạnh

Thông tin sản xuất tại Mỹ suy giảm đang khiến nhiều người tin FED sẽ buộc phải hạ lãi suất cơ bản đồng USD để cứu kinh tế, qua đó đẩy giá dầu tăng mạnh.

Giá dầu thế giới hạ mạnh khi căng thẳng Trung Đông tạm lắng dịu Sau dầu thô và khí đốt, Nga bất ngờ đón thêm lệnh trừng phạt với mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, láng giềng Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi lớn