Giá hàng hoá thiết yếu những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025 ổn định

Giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm vẫn ổn định không có dấu hiệu tăng bất hợp lý, lượng hàng hóa đảm bảo cung ứng kịp thời cho thị trường vào dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.

Giá cả các mặt hàng trong chương trình bình ổn thị trường tại các hệ thống phân phối hiện đại cam kết giữ ổn định giá bán.

Ngày 27/1/2025, Bộ Tài chính có báo cáo nhanh gửi Chính phủ về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong ngày 28 Tết Âm lịch.

Theo báo cáo của một số địa phương, cũng như thông qua nắm bắt thông tin thị trường giá cả, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) cho biết, thị trường ngày 27/1/2025 (tức ngày 28 Tết) giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu về cơ bản không có biến động bất thường.

Giá một số hàng hóa tăng nhẹ tập trung chủ yếu ở nhóm mặt hàng phục vụ nhu cầu thờ cúng và tiêu dùng trong dịp Tết như: Hoa tươi, các loại quả và một số mặt hàng thủy hải sản, gia súc, gia cầm, rau củ; giá các mặt hàng thiết yếu khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại về cơ bản ổn định.

Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đa dạng, nhiều mẫu mã đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Hoạt động mua sắm trong ngày 28 Tết tập trung chủ yếu là ở một số mặt hàng như hoa quả, trái cây, rau xanh, các loại thực phẩm tươi sống, bánh kẹo rượu bia và nước ngọt có ga...

Tại TP. Hà Nội, giá cả lương thực thực phẩm và rau củ quả ngày 28 Tết về cơ bản không có biến động nhiều. Các mặt hàng tết tại siêu thị và các chợ dân sinh rất dồi dào, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định. Giá một số loại trái cây ngon để trưng lễ trong dịp Tết như cam canh, quýt đường, thanh long, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa... tăng nhẹ so với ngày thường.

Tại TP. Hồ Chí Minh, tình hình mua sắm Tết diễn ra sôi động hơn nhiều so với những ngày trước đó. Hàng hóa tại các hệ thống siêu thị, chợ truyền thống và cửa hàng bán lẻ dồi dào, phong phú về chủng loại, đảm bảo nguồn cung hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp Tết. Giá cả các mặt hàng trong chương trình bình ổn thị trường tại các hệ thống phân phối hiện đại cam kết giữ ổn định giá bán.

Quảng cáo

Những ngày cận Tết đặc biệt vào 28 Tháng Chạp âm lịch, sức mua tại các siêu thị và tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối tăng 25%-50% so với ngày trước, do năm nay 29 âm lịch sang mùng 1 âm lịch không có 30 âm lịch.

Các mặt hàng như bánh kẹo, thực phẩm, nước ngọt được tiêu thụ mạnh, người dân tập trung mua sắm tại các chợ, siêu thị, chủ yếu là rau, củ, quả, trái cây, hoa tươi nên giá một số mặt hàng cũng dao động và tăng nhẹ. Tuy nhiên, giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm vẫn ổn định không có dấu hiệu tăng bất hợp lý, lượng hàng hóa đảm bảo cung ứng kịp thời cho thị trường vào dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.

Tại Đà Nẵng, thị trường ngày 28 tháng Chạp Âm lịch sôi động, nhộn nhịp. Hàng hóa tại các chợ dân sinh phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại, đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Giá các mặt hàng thiết yếu, hàng phục vụ Tết trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ổn định, ít biến động so với ngày hôm trước, riêng một số mặt hàng như trái cây, rau, củ quả, gia súc... có tăng.

Tại TP. Hải Phòng, các doanh nghiệp, siêu thị và chợ trên địa bàn thành phố đã chủ động dự trữ, bày bán hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với chủng loại, mẫu mã đa dạng, phong phú, có niêm yết giá theo quy định, giá cả hàng hóa không có biến động lớn.

Một số điểm bán hàng bình ổn giá tại các siêu thị, các trung tâm thương mại đã góp phần ổn định cung cầu thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố. Giá cả một số loại thực phẩm và rau củ ổn định. Giá các loại hoa và cây cảnh chơi Tết không biến động so với ngày 27 Tết.

Tại TP. Cần Thơ, nguồn hàng phong phú, dồi dào phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng dịp cuối năm. Nguồn cung hàng hóa chủ yếu đến từ các chợ truyền thống và các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Theo ghi nhận tại Huế, các mặt hàng có mức giá ổn định và không tăng so với ngày 26/1/2025. Trên thị trường thành phố Huế từ các chợ truyền thống, các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ đã bày bán đầy đủ các mặt lương thực và thực phẩm phục vụ nhu cầu Tết Nguyên Đán 2025./.

Dự báo giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu ngày 29 Tết (ngày 28/1/2025) cơ bản ổn định, giá hàng hóa tiêu dùng một số mặt hàng thực phẩm tươi sống như: gà ta, thủy hải sản, rau củ xanh dự báo có thể tăng nhẹ do nhu cầu mua để dự trữ trong những ngày Tết cùng với sự ảnh hưởng không khí lạnh tại khu vực Miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Hà Nội chốt kế hoạch xây 3 cây cầu gần 48.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố triển khai các thủ tục, bảo đảm đủ điều kiện khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa vào dịp 19/5.

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội yêu cầu đề xuất phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất sau sáp nhập

Ngày 17/3, UBND TP.Hà Nội đã có Công văn số 948/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 03/2025/NĐ-CP.

Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì? Hà Nội sẽ phá dỡ 1 công trình nổi tiếng ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, là kiến trúc "trong ký ức" dù từng bị chê

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của GS.TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên, Khu tập thể Trung Tự, Khu tập thể Khương Thượng và phụ cận, tỷ lệ 1/500.

Căn hộ trung cấp và bình dân dẫn dắt thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh quý 3 Căn hộ chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ở Hà Nội gần như “mất tích” trên thị trường

Hàng loạt địa phương vào cuộc, vì sao việc xây nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn không đạt kỳ vọng?

Trong năm 2024, cả nước có 28 dự án nhà ở xã hội với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành (tăng khoảng 46% so với năm 2023, tương đương khoảng 6.420 căn); 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng (tăng khoảng 13% so với năm 2023, tươ

Đề xuất Thủ tướng họp với các doanh nghiệp để bàn về nhà ở xã hội Hà Nội giao 24.000m2 đất Đông Anh cho Liên danh Handinco và Viglacera để xây dựng nhà ở xã hội

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn vào chiều nay (ngày 18/2), đa số đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng các Bộ nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc hội thống nhất tăng ngưỡng tính thuế VAT lên 200 triệu đồng một năm Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc