Giá xăng xuống dưới 20.000 đồng/lít: Điều gì đã xảy ra trong 3 năm qua?

Từ 15h ngày 12/9, Liên bộ Công thương – Tài chính đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo kế hoạch. Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm từ 688 – 1.192 đồng/lít.

Ảnh minh họa

Theo đó, giá bán lẻ xăng RON 95-III giảm 1.192 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành về mức 19.635 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng E5RON92 giảm 1.089 đồng/lít xuống mức 18.890 đồng/lít (thấp hơn xăng RON95-III 745 đồng/lít).

Tương tự, giá dầu diesel 0.05S cũng được điều chỉnh giảm 927 đồng/lít, giá bán còn 17.165 đồng/lít. Giá dầu hỏa bán lẻ giảm 934 đồng xuống 17.790 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S giảm 688/kg, xuống 14.467 đồng/kg.

Mức giá thấp nhất kể từ năm 2021

Đối với xăng RON95, đây là mức giá thấp nhất kể từ kỳ điều hành vào ngày 11/6/2021; còn với xăng E5RON92, đây là mức giá thấp nhất kể từ kỳ điều hành vào 12/7/2021.

Năm 2021 mặc dù thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải căng mình chống lại đại dịch COVID-19, nhiều hoạt động sản xuất và đi lại bị gián đoạn nhưng không vì thế mà giá xăng giảm đi. Giá xăng liên tục tăng từ đầu năm do ảnh hưởng của nhiều yếu tố toàn cầu và chính sách nội địa.

Trong năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP trong đó có thay đổi thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng nhằm phản ánh nhanh chóng các biến động giá thế giới đối với thị trường trong nước.

Chính phủ cũng đã sử dụng Quỹ Bình ổn giá để giảm bớt áp lực tăng giá trong nước. Mặc dù giá xăng dầu thế giới tăng trung bình từ 59% đến 76%, giá trong nước chỉ tăng từ 40% đến 52,59%.

Biến dộng giá xăng dầu trong nước năm 2021.

Năm 2022 là một năm “dị biệt” của thị trường xăng dầu khi giá xăng biến động tăng, giảm liên lục trong năm và đã lập đỉnh vào ngày 21/6 khi lên tới 32.870 đồng/lít. Bên cạnh đó, cũng có một số kỳ điều chỉnh mà giá xăng có mức độ biến động lớn lên tới 2000-4000 đồng/lít. Mặc dù đã giảm nhiều loại thuế, phí trong đó giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu nhưng cũng không đủ hoàn toàn để kiềm chế giá xăng dầu trong bối cảnh thị trường toàn cầu giá dầu cũng liên tục tăng.

Quảng cáo

Giá xăng liên tục lập đỉnh vào những tháng giữa năm xuất phát từ thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động. Việc EU đưa ra đề xuất cấm vận đối với các sản phẩm xăng dầu từ Nga và OPEC+ cũng không tăng sản lượng so với kế hoạch. Cùng thời điểm này, nhu cầu dầu thô cũng tăng cao khi Mỹ công bố kế hoạch mua 60 triệu thùng dầu bổ sung cho kho dự trữ khẩn cấp. Ở trong nước, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp cũng phục hồi lại sau khi tình hình COVID-19 được kiểm soát.

Tuy nhiên, sau khi giảm liên tục từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 10 thì vào thời điểm cuối năm thị trường lại xảy ra tình trạng thiếu xăng cục bộ, giá xăng có sự tăng nhẹ mà nguyên nhân chính là do nhu cầu trong nước tăng cao khi nguồn cung chưa đáp ứng đủ cũng như chiết khấu bán hàng suy giảm khiến các nhà bán lẻ xăng dầu cắt giảm sản lượng.

Biến động giá xăng dầu trong nước năm 2022.

Năm 2023, thị trường xăng dầu tại Việt Nam mặc dù vẫn có những biến động với nhiều đợt điều chỉnh giá hơn nhưng mức độ biến động không lớn như năm 2022 với 19 lần tăng, 14 lần điều chỉnh giảm giá và 3 lần giá không đổi

Trong nửa cuối năm 2023, giá dầu Brent trên thế giới đã có lúc chạm mốc 95 USD/thùng do nguồn cung bị siết chặt bởi OPEC+ và nhu cầu lớn từ Trung Quốc khi nền kình tế nước này phục hồi tốt. Càng về cuối năm thì giá dầu ngày càng hạ nhiệt do những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và lãi suất cao.

iến động giá xăng dầu trong nước năm 2023. (Nguồn: Bộ Công thương)

Nhìn chung, thị trường xăng dầu Việt Nam trong năm 2023 biến động theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng đã sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều chỉnh chính sách thuế, phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đồng thời giúp giá dầu trong nước chịu ít tác động hơn của giá dầu thế giới, giảm bớt áp lực lên lạm phát và người tiêu dùng.

Từ đầu năm 2024, giá xăng dầu trong nước duy trì ổn định, không có nhiều biến động

Biến động giá bán xăng dầu trong nước từ 4/1/2024 đến 12/9/2024 (Nguồn: Bộ Công thương)

Từ đầu năm đến nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước dù có những biến động sau nhiều kỳ điều chỉnh nhưng mức độ biến động không lớn. Theo thống kê của Bộ Công thương, đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp và từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 17 lần tăng, 19 lần giảm; dầu điêzen cũng có 16 lần tăng và 18 lần giảm.

Trên thị trường quốc tế, giá xăng dầu cũng có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: OPEC+ điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu năm 2024 giảm so với trước đây và hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu; nhu cầu dầu của Trung Quốc vẫn rất yếu, xung đột quân sự Nga và Ukraina vẫn còn tiếp diễn…

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

CPI tháng 10 tăng 0,33%, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận chỉ số giá giảm so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ

Thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, Chính phủ và các Bộ sẽ làm gì?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn đầu cơ, thổi giá; phát triển nhà ở xã hội cũng như đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Nửa đầu năm 2024, Kho bạc Nhà nước huy động được 183.144 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay, Quốc hội họp bất thường, xem xét vấn đề nhân sự

Giải pháp để GDP Việt Nam đạt 800 tỷ USD vào năm 2030

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2026-2030 khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% GDP quý 3 tăng trưởng 7,4%

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là hoàn toàn khả thi

Tính đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023 và tăng 16% so với cùng kỳ. Thông thường, tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy, năm nay mục tiêu tăng 15% là hoàn toàn khả thi.

Các tổ chức tín dụng dự kiến lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 vừa được công bố sáng nay (ngày 25/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. cần thiết

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số ADB cam kết tài trợ khí hậu kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2023

Bộ Xây dựng điểm mặt loạt nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng mạnh

Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận và của địa phương…

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024 Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường

Tăng trưởng từ 20-25%/năm, làm sao để quản lý thuế thương mại điện tử?

Trước sự tăng trưởng nhanh từ 20-25%/năm của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều giải pháp lớn để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động này.

Thép Formosa Hà Tĩnh lỗ gấp đôi lên gần 16.000 tỷ đồng trong năm 2023, 6T2024 khiến Hà Tĩnh giảm thu gần 70% một loại thuế lớn Apple, TikTok, Meta, Google… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng tại Việt Nam

Thủ tướng: Phấn đấu tới 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong

Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá các mặt hàng đột ngột, cùng thời điểm tăng lương Thủ tướng chỉ đạo nóng, thúc tiến độ đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội