Hãng bay quyết liệt tái cấu trúc, cần "bà đỡ" về mặt cơ chế

Các chuyên gia nhìn nhận rằng thành công của bất cứ cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp hàng không nào cũng đều rất cần tới sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan chức năng, về giải pháp tháo gỡ các khó khăn liên quan đến tài chính và cơ chế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bamboo Airways đã rà soát thực tế nhu cầu hành khách cũng như các điều kiện thị trường cho phép, tiến hành cắt giảm tần suất khai thác một số đường bay không hiệu quả, ít nhu cầu của hành khách.
Bamboo Airways đã rà soát thực tế nhu cầu hành khách cũng như các điều kiện thị trường cho phép, tiến hành cắt giảm tần suất khai thác một số đường bay không hiệu quả, ít nhu cầu của hành khách.

"Quả ngọt" bước đầu

Mới đây, đại diện hãng hàng không Bamboo Airways cho biết trong thời gian vừa qua, để khôi phục hoạt động giai đoạn hậu khủng hoảng Covid-19 nói chung, cũng như tái định hướng để giải quyết các vấn đề nội tại nói riêng, Hãng duy trì khai thác đảm bảo an toàn, an ninh tuyệt đối và chất lượng dịch vụ tốt, cùng lúc triển khai quyết liệt các giải pháp để tái cấu trúc toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, vị này cho biết đối với công tác điều phối đội tàu bay, Bamboo Airways đã và đang tích cực thảo luận, đàm phán với các đối tác để tái thiết kế cơ cấu và quy mô đội tàu phù hợp với yêu cầu hoạt động mới, ưu tiên tính kinh tế trong vận hành, chuẩn hóa đồng nhất cấu hình tàu bay, tiết giảm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, Bamboo Airways tiếp tục đa dạng hoá mạng lưới đối tác tiềm năng để chuẩn bị cho kế hoạch tăng cường số lượng tàu bay trong trung hạn, làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp Boeing và Airbus để triển khai các thoả thuận mua tàu bay đã được ký kết, nhằm chủ động nguồn lực đội tàu bay giai đoạn 2024 – 2028 và những năm tiếp theo.

Đối với mạng đường bay, Bamboo Airways đã rà soát thực tế nhu cầu hành khách cũng như các điều kiện thị trường cho phép, tiến hành cắt giảm tần suất khai thác một số đường bay không hiệu quả, ít nhu cầu của hành khách nói chung, đồng thời tăng cường khai thác trên các tuyến bay ghi nhận nhu cầu hành khách cao, qua đó gia tăng hiệu quả thương mại nói chung trên toàn mạng, cũng như đáp ứng tối ưu nhất dung lượng thị trường.

Những giải pháp tổng thể đã giúp Bamboo Airways xây dựng hướng đi phù hợp mới cho giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024. Cụ thể, cấu trúc đội tàu dự kiến bao gồm các chủng loại máy bay thân hẹp và phản lực, khai thác các đường bay trục kết nối trung tâm lớn như Hà Nội – TP. Hồ CHí Minh, Hà Nội – Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng; và các đường bay địa phương kết nối Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Quy Nhơn, Phú Quốc, Côn Đảo...

Bamboo Airways cam kết luôn duy trì dịch vụ hàng không tận tâm và hiếu khách để thay lời tri ân tới tình cảm và sự ủng hộ xuyên suốt của khách hàng dành cho Bamboo Airways.

“Trong mọi giai đoạn, trải nghiệm và quyền lợi của khách hàng vẫn luôn được chúng tôi đặt lên ưu tiên hàng đầu. Hãng vẫn không ngừng nỗ lực để đảm bảo chỉ số đúng giờ cao cùng sự an toàn tuyệt đối của các chuyến bay. Đồng thời, Bamboo Airways cam kết luôn duy trì dịch vụ hàng không tận tâm và hiếu khách để thay lời tri ân tới tình cảm và sự ủng hộ xuyên suốt của khách hàng dành cho Bamboo Airways trong suốt thời gian qua”, đại diện Bamboo Airways cho biết.

Khó đơn độc vượt khó

Có thể nói, những sự chuyển mình đổi mới bước đầu này là nền tảng quan trọng, tạo đà cho tiến trình tái cơ cấu dài hạn đang tiếp tục được Bamboo Airways triển khai, nhằm tái thiết bộ máy theo hướng tinh và gọn, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của hãng, thu hút nguồn lực chất lượng và các nhà đầu tư chiến lược.

Những nỗ lực quyết liệt từ nội tại doanh nghiệp là đã rõ. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận là không dễ để một doanh nghiệp hàng không đơn độc vượt khó một cách nguyên vẹn và ít vấp váp. Các chuyên gia nhìn nhận rằng thành công của bất cứ cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp hàng không nào cũng đều rất cần tới sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan chức năng, về giải pháp tháo gỡ các khó khăn liên quan đến tài chính và cơ chế.

Mọi hiệu ứng đến từ tinh giảm bộ máy, điều chỉnh đội tàu hay mạng lưới đường bay… đều chỉ là lối thoát tạm thời để doanh nghiệp cải thiện dòng tiền trước mắt. Còn xét về lâu về dài, môi trường hàng không buộc phải yêu cầu một lực lượng nhân sự đủ về số lượng, và chuẩn mực về chất lượng, để đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ cũng như an toàn, an ninh hàng không. Các tỉnh thành luôn đặt kỳ vọng vào những kết nối đường không có sức ảnh hưởng để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chưa kể, việc tinh giảm nhân lực còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của hàng loạt người lao động, gây mất ổn định an sinh xã hội.

Việc mạnh dạn triển khai những giải pháp trực diện và cần thiết với sự hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan có thể sẽ là cửa thoát hiểm cho Bamboo Airways vượt qua giai đoạn quyết định này. Suy cho cùng, một thị trường có nhiều nhà cung cấp tham gia, là một thị trường có tính cạnh tranh tốt, và bên được hưởng lợi nhiều nhất luôn là người tiêu dùng.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Dù tỷ phú Trần Bá Dương nói "HAGL Agrico chỉ còn xương thôi", cổ phiếu HNG vẫn bất ngờ kịch trần, nhập cuộc đua với HAG

Dù tỷ phú Trần Bá Dương nói "HAGL Agrico chỉ còn xương thôi", cổ phiếu HNG vẫn bất ngờ kịch trần, nhập cuộc đua với HAG

Dù đã tách bạch từ năm 2021, HNG vẫn giữ nguyên thương hiệu HAGL Agrico, điều này cũng được cổ đông đặt vấn đề tại các kỳ họp ĐHĐCĐ nhiều năm trở lại đây.

"Bầu" Đức sợ không ai thâu tóm HAGL, cổ phiếu HAG giảm kịch sàn "trắng bên mua" VN-Index lại mất mốc 1.100 điểm, HAG trở thành cổ phiếu cá biệt
Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở, báo lỗ gần 120 tỷ đồng

Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở, báo lỗ gần 120 tỷ đồng

Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở từ tỉnh Phú Yên ra Hà Nội, báo lỗ gần 120 tỷ đồng trong năm 2023, nợ phải trả gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu.

VNDIRECT dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp lên 18%, VN-Index có thể chạm mốc 1.350 điểm Kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất lung lay, tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ phá sản tăng vọt: Chuyện gì đang xảy ra?
Phối cảnh Khu dân cư Phương Đông được Địa ốc Phương Đông làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu PDCCH2124001.

Công ty thành viên Pi Group chậm thanh toán lãi cho lô trái phiếu 900 tỷ đồng

Công ty thành viên Pi Group chậm thanh toán lãi hơn 53,5 tỷ đồng của lô trái phiếu trị giá 900 tỷ đồng đang lưu hành với lý do diễn biến không thuận lợi của thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn thu.

Hơn 36.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu 'chảy' vào doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 22.746 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được huy động trong tháng 4
Đại gia xăng dầu "lâm nạn", toàn bộ HĐQT từ chối nhận thù lao: Bị cưỡng chế 1.000 tỷ tiền thuế, báo lỗ 2 quý liên tiếp, cổ phiếu vẫn tăng trần 3 phiên

Đại gia xăng dầu "lâm nạn", toàn bộ HĐQT từ chối nhận thù lao: Bị cưỡng chế 1.000 tỷ tiền thuế, báo lỗ 2 quý liên tiếp, cổ phiếu vẫn tăng trần 3 phiên

Năm 2024, công ty xăng dầu này đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gần 700% so với năm trước.

Khối ngoại bán hơn 1.250 tỷ đồng cổ phiếu Vinhomes Ông Đặng Thành Tâm muốn hạ sở hữu tại Saigontel, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân mua 2 triệu cổ phiếu HQC
FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản

Đơn vị xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest (VPI) duy trì ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành do nguồn vốn vay sẽ tiếp tục được sử dụng để tài trợ cho các dự án.

Hơn 36.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu 'chảy' vào doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm Kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì làm khổ doanh nghiệp
Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng tại TP.HCM có nợ phải trả “phình to” lên hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi, lỗ lũy kế 2 năm vừa qua gần 900 tỷ đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ
Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ sở hữu khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi sau thuế năm 2023 đạt hơn 194 tỷ đồng dù nửa đầu năm ghi nhận lỗ sau thuế 370 tỷ đồng. Trước đó, trong hai năm 2022 và 2023 công ty đều lỗ trên 780 triệu đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Loạt doanh nghiệp phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan

Công ty CP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền 6.095 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại hơn 2.882 tỷ đồng, Công ty Hồng Phát nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng, ...

Một loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị xử phạt vì không công bố thông tin về trái phiếu Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ
Du lịch Lạc Hồng hút thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Công ty này vừa huy động thành công 450 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 26/04, đây là trái phiếu phát hành thành công thứ 4 kể từ đầu năm của công ty này, nâng tổng nguồn vốn huy động từ trái phiếu lên 1.200 tỷ đồng.

Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng 92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024
Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Sau khi đi vào vận hành, dự án nhà máy 150 triệu USD của Pandora sẽ giúp tạo ra việc làm cho hơn 7.000 lao động thợ bạc và sản xuất 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm.

Nikkei phân tích lý do Quảng Ninh trở thành điểm đến được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất 4 tháng đầu năm giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 116.000 tỷ đồng
Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, cả nước có 51.551 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hơn 29.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có tới trên 86.400 doanh nghiệp rời thị trường.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn Hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2023
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của FRT trong quý I/2024 đạt 89 tỷ đồng, gấp 43 lần so với cùng kỳ, hoàn thành 71% kế hoạch năm 2024. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, FRT ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.

Dragon Capital bán ròng gần 17,4 triệu cổ phiếu VCG, nâng sở hữu FRT lên hơn 7% Nhóm Dragon Capital tiếp tục gom cổ phiếu FPT Retail (FRT), tỷ lệ sở hữu vượt 11%