'Làm mưa làm gió' khắp thế giới, xe điện Trung Quốc vẫn gặp khó tại thị trường châu Á này - lý do khiến nhiều người ngỡ ngàng

Dù bán chạy tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng xe điện Trung Quốc lại không bùng nổ tại thị trường này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mới đây, hãng xe điện bán chạy nhất Trung Quốc - BYD đã giới thiệu mẫu xe điện Dolphin của mình tới Nhật Bản. Sự ra mắt mẫu xe hatchback nhỏ gọn tại quốc gia châu Á nằm trong nỗ lực cải thiện doanh số bán hàng tại một thị trường vẫn còn do dự trong việc đón nhận các nhà sản xuất ô tô hoặc xe điện đến từ Trung Quốc.

Dolphin sẽ có giá khởi điểm từ 3,63 triệu Yên (tương đương với 24.560 USD), được công bố tại một sự kiện ra mắt ở Tokyo ngày 19/9. Phiên bản tiêu chuẩn được trang bị pin 70 kWh cho phạm vi hoạt động 400 km. Mẫu xe phiên bản nâng cấp có giá 4 triệu Yên, với pin 150 kWh cho quãng đường đi được 476 km mỗi lần sạc.

Trong khi BYD là nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc và là người đi đầu trong quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang xe điện của ngành công nghiệp toàn cầu, hãng này lại không đạt được nhiều thành tích ở Nhật Bản - nơi người dân chỉ thích mua ô tô từ các hãng xe nội địa như Toyota, Honda và Nissan. Theo nhà phân tích ô tô cấp cao của Bloomberg Intelligence – ông Tatsuo Yoshida, ô tô - chủ yếu là các mẫu xe hạng sang của BMW AG và bộ phận Porsche của Volkswagen AG, chỉ chiếm 6% thị trường.

BYD chỉ giao khoảng 700 chiếc xe thể thao đa dụng chạy điện Atto 3 tại Nhật Bản kể từ khi bắt đầu bán hàng vào tháng 1. Chiếc SUV này có giá từ 4,4 triệu Yên, nhưng đã phải vật lộn để cạnh tranh với chiếc Leaf chạy điện của Nissan có giá khởi điểm khoảng 4,1 triệu Yên. Xe mini Sakura của Nissan có giá chỉ hơn 2,5 triệu Yên, là mẫu xe điện bán chạy nhất Nhật Bản.

c1-2599.png
Quảng cáo

Tại Nhật Bản, xe hybrid vẫn phổ biến hơn nhiều so với xe điện chạy pin thuần túy, trong đó Toyota nổi tiếng là chậm chuyển sang xe điện.

BYD có kế hoạch mở 100 đại lý và phòng trưng bày vào năm 2025 tại Nhật Bản, đồng thời đặt mục tiêu ra mắt mẫu sedan Seal tại nước này vào đầu năm tới.

Đẩy mạnh vào Nhật Bản - thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới cũng mang đến cho BYD cơ hội tăng trưởng mới khi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng ở châu Âu và Mỹ.

Tuần trước, Liên minh châu Âu đã mở một cuộc điều tra về các khoản trợ cấp của Trung Quốc dành cho xe điện trong nỗ lực ngăn chặn hàng nhập khẩu giá rẻ đe dọa đến tương lai của các nhà sản xuất ô tô trong khối. Và mặc dù BYD đã thâm nhập vào Đông Nam Á, Nam Mỹ và Úc, nhưng xe điện Trung Quốc vẫn đứng ngoài nước Mỹ, nơi Đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống Joe Biden cấp các khoản tín dụng thuế lên tới 7.500 USD cho việc mua xe điện của người tiêu dùng (chỉ áp dụng với xe được sản xuất ở Bắc Mỹ).

Takeshi Miyao, nhà phân tích tại công ty tư vấn ô tô Carnorama cho biết: “Đây là cơ hội để BYD tận dụng một thị trường ngách chưa được khai thác. Ông cho rằng Dolphin sẽ bán chạy ở Nhật Bản vì chất lượng xe của BYD ngày càng được cải thiện và khách hàng Nhật Bản không còn thiên vị đối với các sản phẩm của Trung Quốc như trước đây."

Tại Nhật Bản, Dolphin sẽ sử dụng hệ thống sạc CHAdeMO được phát triển vào năm 2010 bởi 5 công ty, trong đó có Toyota và Tokyo Electric Power. Các phương tiện được trang bị bộ sạc này đã trở thành thiểu số, trong đó hệ thống sạc của BYD và Tesla của Elon Musk hiện là nhà sản xuất chính.

Theo Bloomberg

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"