Nguyên nhân Saudi Arabia nhượng bộ để ngăn giá dầu không tăng quá 100USD/thùng

Với phía Saudi Arabia, đó có thể coi như sự thay đổi quan điểm chính sách bước ngoặt bởi cách đây một năm, Saudi Arabia từng từ chối đề nghị tăng sản lượng dầu của chính quyền Tổng thống Biden, mối quan hệ Mỹ - Saudi Arabia vì vậy mà trở nên căng thẳng từ

Saudi Arabia đã nói với Nhà Trắng Mỹ rằng nước này sẵn sàng tăng sản lượng dầu từ đầu năm sau nếu giá dầu duy trì ở ngưỡng cao, động thái này nhắm đến thể hiện thiện chí với Quốc hội Mỹ. Phía Mỹ muốn giành được thỏa thuận để Saudi Arabia sẽ thừa nhận Israel, đổi lại Saudi Arabia có được thỏa thuận về quốc phòng với Washington.

Thông tin trên được quan chức chính phủ Saudi Arabia và quan chức chính phủ Mỹ chia sẻ với báo giới.

Diễn biến mới nhất là kết quả của sự hợp tác và nhượng bộ từ hai bên, trong đó Mỹ sẽ hỗ trợ Saudi Arabia về hạt nhân. Còn với phía Saudi Arabia, đó có thể coi như sự thay đổi quan điểm chính sách bước ngoặt bởi cách đây một năm, Saudi Arabia từng từ chối đề nghị tăng sản lượng dầu của chính quyền Biden, mối quan hệ Mỹ - Saudi Arabia vì vậy mà trở nên căng thẳng từ sau đó.

Tuy nhiên ở hiện tại, theo các nhà đàm phán Saudi Arabia, điều kiện thị trường sẽ quyết định hành động liên quan đến sản xuất sản lượng dầu. Họ cũng khẳng định kết quả các cuộc đối thoại không thể hiện cho thỏa thuận trong dài hạn liên quan đến việc cắt giảm sản lượng.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) và chính phủ Saudi Arabia hiện tại không phản hồi các đề nghị bình luận.

Gần đây, nhiều cuộc đối thoại giữa Mỹ và Saudi Arabia đã tập trung vào việc Saudi Arabia thừa nhận Israel, động thái có thể thay đổi cục diện địa chính trị tại Saudi Arabia nhằm đổi lấy việc Mỹ bán vũ khí, đảm bảo về an ninh và giúp xây dựng chương trình hạt nhân dân sự cho Saudi Arabia. Thỏa thuận này nếu có được chắc chắn sẽ được coi như một chiến thắng về mặt ngoại giao cho Tổng thống Mỹ khi mà ông chuẩn bị bước vào đợt tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2.

Từ khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, Saudi Arabia vẫn chưa thừa nhận nước này. Việc Saudi Arabia thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel sẽ giúp Israel mở rộng mối quan hệ với các nước thuộc thế giới Ả rập .

Vào cuối tháng trước, hai quan chức hàng đầu Nhà Trắng bao gồm ông Brett McGurk và Amos Hochstein đã bay đến làm việc với Saudi Arabia. Họ nhấn mạnh rằng việc giá dầu ở ngưỡng quá cao sẽ khiến cho công chúng Mỹ căng thẳng.

Quảng cáo

Chuyến đi của hai quan chức Nhà Trắng đến Saudi Arabia diễn ra trong bối cảnh giá dầu tăng cao. Giá dầu Brent đã tăng 25% trong quý này và có lúc lên ngưỡng khoảng 95USD/thùng. Giá dầu đã hạ mạnh trở lại trong những ngày gần đây, trong phiên ngày thứ Sáu ở ngưỡng khoảng 84USD/thùng.

Saudi Arabia đã không ngừng áp dụng các biện pháp đẩy giá dầu tăng lên khi mà họ đang đầu tư hàng chục tỷ USD vào nhiều dự án lớn nhằm thay đổi nền kinh tế của vương quốc này.

Nhiều chuyên gia dự báo về khả năng Saudi Arabia sẽ có thể hạ nhiệt thị trường dầu vào năm sau để giữ giá dầu dưới mức 100USD/thùng, đây là ngưỡng giá dầu cao lịch sử từng gây ra lạm phát cao trong quá khứ và khiến cho Washington can thiệp.

Trong cương vị nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Saudi Arabia có vị thế đặc biệt để có thể tạo ra ảnh hưởng lên giá dầu thô, Saudi Arabia có thể hạn chế nguồn cung dầu hoặc bơm mạnh dầu ra thế giới. Saudi Arabia đã không ngừng sử dụng quyền lực này để bình ổn thị trường trong những giai đoạn toàn cầu có nhiều biến động.

Dưới thời Thái tử Mohammed bin Salman, chính sách dầu của Saudi Arabia được biết đến với cái tên “Saudi là số một” với ý nghĩa ưu tiên nhiều nhất cho Saudi Arabia trong quá trình nước này cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế.

Bất kỳ động thái nâng sản lượng nào từ phía Saudi Arabia sẽ có sự tác động từ liên minh sản xuất năng lượng với Nga, bản thân Nga cũng là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Saudi Arabia thường có quan điểm về chính sách sản lượng dầu giống Nga, hai nước này thường hạn chế sản lượng dầu để duy trì giá dầu ở ngưỡng cao.

Saudi Arabia và Nga dẫn đầu nhóm các nước sản xuất dầu vốn được biết đến với cái tên OPEC+. Nhóm OPEC+ này dự kiến sẽ có cuộc họp vào cuối tháng 11/2023 nhằm quyết định về sản lượng dầu.

Cách đây một năm, liên minh 23 nước sản xuất dầu này hạ sản lượng 23 triệu thùng dầu/ngày trong động thái khiến cho chính quyền Biden không hài lòng. Từ đó đến nay, Nga và Saudi Arabia thậm chí còn hạ sản lượng thêm nữa. Hàng loạt các động thái hiện tại dự kiến sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2023.

Theo WSJ

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"