Những điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7

Lương công chức, viên chức tăng hơn 32%, nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương, tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025,... là một số điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7 tới đây.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mức lương mới từ ngày 1/7 tới đây sẽ còn tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm từ 2025
Mức lương mới từ ngày 1/7 tới đây sẽ còn tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm từ 2025

Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 của Quốc hội, từ ngày 1/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương trong khu vực công theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc Quốc hội thông qua chính sách cải cách tiền lương lần này vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự, tạo tâm trạng vui tươi, phấn khởi trong xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Lương công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32%

Điểm đáng chú ý nhất của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất khu vực công sẽ bằng lương tối thiểu bình quân vùng của khối doanh nghiệp.

Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.

Đầu tháng 2, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã gửi báo cáo tới Chính phủ về việc xem xét mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 do Hội đồng đề xuất là 6%, tương ứng mức tăng từ 200.000 - 280.000 đồng tùy theo từng vùng. Nếu đề xuất này được thông qua, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng, đồng nghĩa với mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.

Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12. Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.

Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.

Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.

Phụ cấp theo chế độ tiền lương mới sẽ có 9 loại gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập; phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.

Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).

5 nguồn kinh phí để thực hiện cải cách chính sách tiền lương

Theo Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương từ 5 nguồn, gồm:

Thứ nhất, từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang (hằng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương);

Thứ hai, từ nguồn ngân sách Trung ương (ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định nêu trên mà vẫn còn thiếu);

Thứ ba, từ một phần nguồn thu sự nghiệp: Đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương; đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương...

Thứ tư, từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên (thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao);

Thứ năm, từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW.

5 bảng lương theo vị trí việc làm áp dụng cho 9 đối tượng

Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới nhưng bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm 5 bảng lương mới như sau:

Một là, bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

Hai là, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.

Ba là, bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

Bốn là, bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.

Năm là, bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Dự tính 5 bảng lương trên sẽ áp dụng với 9 đối tượng gồm: Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; Công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; Sĩ quan công an; Hạ sĩ quan nghiệp vụ công an; Chuyên môn kỹ thuật công an; Sĩ quan quân đội; Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân quốc phòng; Công nhân công an.

Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025

Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.

Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.

Ngoài ra, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương cũng sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng BHYT…

Theo thitruongtaichinhtiente.vn

Cùng chuyên mục Chính sách

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là một số chính sách có hiệu lực từ tháng 5.

PVOIL đã có thể phát hành hóa đơn điện tử sau sự cố bị tấn công hệ thống Tình trạng thiếu điện sẽ không căng thẳng như năm 2023, triển vọng nhiều doanh nghiệp sẽ tươi sáng hơn
Vietnam Pavilion tại Milan Design Week

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu

Lần đầu tiên góp mặt tại Tuần lễ thiết kế Milan 2024 (Italia) - sân chơi quốc tế của ngành nội thất, nơi hội tụ các thương hiệu lớn và các nhà thiết kế khắp nơi trên thế giới - các sản phẩm gỗ và mỹ nghệ Việt Nam đã tạo được dấu ấn đậm nét.

NOBLE HOUSE của Mỹ phá sản: Là đối tác lớn chiếm 50% doanh thu của một nhà xuất khẩu gỗ Việt với giá trị hàng trăm tỷ đồng
Họp báo HCMC FOODEX 2024

HCMC FOODEX 2024 hướng đến mục tiêu “Kết nối giá trị cùng phát triển” và phải xứng tầm thương hiệu thành phố

Trong khuôn khổ của chương trình Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024 (HCMC FOODEX 2024), B2B là hoạt động không thể thiếu và năm nay không chỉ B2B mà có cả B2C. Do vậy, thời gian triển lãm kéo dài đến 4 ngày thay vì 3 ngày như trước đây để người tiêu dùng có dịp tham gia trải nghiệm các sản phẩm của các doanh nghiệp.

Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối 2 sân bay lớn nhất cả nước

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối 2 sân bay lớn nhất cả nước

Mới đây, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành. Đây là hai sân bay bay có quy mô diện tích và công suất lớn nhất của cả nước.

Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này Thủ tướng chỉ đạo nóng về cao tốc 2 làn xe
Thủ tướng chỉ đạo sớm đưa vốn vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng chỉ đạo sớm đưa vốn vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng

Đến nay vẫn còn 6 bộ, cơ quan trung ương và 12 địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định để trình cấp có thẩm quyền giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 và giao vốn kế hoạch năm 2024 để thực hiện nhiệm vụ, dự án.

VNDirect dự thảo chính sách đền bù cho nhà đầu tư sau sự cố tin tặc tấn công Được Chính phủ ứng tiền mạnh tay, cổ phiếu Đầu tư công vẫn thể hiện sóng "yếu"
10 điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023

10 điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023

Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (Luật Kinh doanh BĐS 2023) là dự án Luật rất quan trọng, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch, bền vững hơn. Tuy nhiên, tác động tích cực này phụ thuộc nhiều vào khâu hướng dẫn và thực tế triển khai thực hiện sau này. Người mua nhà cũng sẽ phải chấp nhận rủi ro nhất định.

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 10 điểm mới của Luật Đất đai và tác động đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế
Chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân

Chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân

Theo Bộ Tài chính, do biến động CPI chưa đến 20% cũng như chờ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân nên hiện chưa đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu chính sách giãn, giảm thuế, phí và lệ phí cho người dân và doanh nghiệp Mỹ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá đối với nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam so với mức thuế sơ bộ kỳ POR19
Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu chính sách giãn, giảm thuế, phí và lệ phí cho người dân và doanh nghiệp

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu chính sách giãn, giảm thuế, phí và lệ phí cho người dân và doanh nghiệp

Năm 2024, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách về thu ngân sách, từ đó có các giải pháp về chính sách thuế phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính nói gì về phản ánh hoàn thuế VAT chậm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp? Đề xuất giảm 2% thuế VAT cho ngân hàng
Chuyên gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Chuyên gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán…

Giá vàng miếng tại hầu hết các đơn vị mất mốc 80 triệu đồng/lượng Giá vàng thế giới tuần này chịu tác động mạnh nhất bởi những yếu tố gì?
Ngân hàng Nhà nước đề xuất cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Ngân hàng Nhà nước đề xuất cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, cần thiết quy định theo hướng không cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động này do sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng với các sản phẩm huy động vốn, ủy thác đầu tư.

Dòng vốn FDI vào mạnh mang đến cơ hội lớn cho ngân hàng nội Năm 2024 sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà kiến nghị bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng. Ảnh: Int

Ngay sau công điện của Thủ tướng, NHNN đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng

Ngày sau Công điện của Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà kiến nghị bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng.

Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới khi FED lần đầu tiên nói về 3 lần hạ lãi suất Giá vàng miếng "giằng co" dưới mốc 82 triệu đồng/lượng
Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề xuất 9 nhóm giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Ảnh minh họa.

Chủ tịch HoREA đề xuất 9 nhóm giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Thông tin với MarketTimes, Hiệp hội bất động sản TP. HCM đề xuất tới các cơ quan chức năng 9 nhóm giải pháp cần sớm được xem xét nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Một loại hình bất động sản mới hình thành không bao giờ lo "ế" Một doanh nghiệp bất động sản vừa hút thành công gần 2.900 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 12%/năm
Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội là vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024

Bộ Tài chính bác đề xuất tăng lương hưu 15% vì vượt ngân sách

Phản hồi đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội lên 15%, Bộ Tài chính cho biết điều này vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội quyết định. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định mức điều chỉnh, đề xuất mức tăng trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.

Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 3/2024 Những điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7